Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN CẤP PHÉP KINH DOANH VỈA HÈ: TỪ HÀ NỘI RA THẾ GIỚI

Cuteo@

Hôm nay, 7/1/2019, Báo Giao Thông đăng bài: "Hà Nội: Thí điểm cấp phép kinh doanh vỉa hè phố cổ", theo đó, Ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch UNBND quận Hoàn Kiếm cho biết: "trong năm 2019, quận Hoàn Kiếm sẽ nghiên cứu, thí điểm cấp phép 1-2 tuyến phố cổ có mặt cắt rộng hơn 5m được tổ chức kinh doanh trên hè trước khi nhân rộng". Phải thí điểm để quản vì hiện nay, nạn bán hàng rong và lấn chiếm vỉa hè đang rất phức tạp, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất vệ sinh ATTP cũng như ANTT.

Một số anh chị bình rằng, lấn chiếm vỉa hè chỉ có ở Hà Nội và chỉ có ở chế độ cộng sản. Có đúng như vậy không?

Thực tế chuyện lấn chiếm vỉa hè có từ rất lâu ở nhiều nước trên thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam và ngay cả ở các nước tư bản hay láng giềng. 

Ngay sau đây là một loạt bức ảnh do các nhiếp ảnh gia Mỹ và các nước khác chụp và tôi chụp lại từ báo Kiến Thức, phản ánh nạn lấn chiếm vỉa hè Sài Gòn trước 1975. 




Xem thêm link sau:

Đó là Việt Nam, còn các quốc gia mà các anh chị dân chủ rởm hay so sánh thì sao?

Ngay dưới đây là phần tổng hợp thông tin, tư liệu từ các báo trong và ngoài nước về chuyện cấp phép thu phí vỉa hè. Trên thế giới người ta chọn cách quản lý, cấp phép kinh doanh thay vì buông lỏng cho người dân lấn chiếm:

Mỹ là một trong số những quốc gia trên thế giới có quy định chặt chẽ về kinh doanh trên vỉa hè. 

New York đã thu được khoảng 60 triệu USD/năm bằng việc thu lệ phí cho phép dựng biển hiệu, cột đèn trang trí, đồng hồ, ghế đá, thùng rác cố định và nhiều thứ khác trên hơn 19 km vỉa hè của thành phố.

Nhà hàng tầng lửng ở khách sạn Grand Hyatt New York nằm ở phía đông đường 42 ở New York, Mỹ nổi bật với cấu trúc độc đáo nhô ra khỏi vỉa hè. Để được phép kinh doanh như vậy, khách sạn phải trả 300.000 USD/năm cho thành phố. 

Đồng hồ của công ty Electric Time đặt ở vỉa hè bên ngoài tháp Trump cũng phải trả phí 300 USD hàng năm.

Để được đặt con số này (hình bên) trên vỉa hè phía Tây đường 57 ở Manhattan, người chủ phải trả cho thành phố 12.000 USD. Ảnh: NYTimes.

Tổng lệ phí thu được từ việc sử dụng vỉa hè ở New York đã tăng khoảng 50% trong thập kỷ qua, phần lớn đến từ các công ty tiện ích như lắp đặt đường ống và máy biến áp dưới mặt đất. Tuy nhiên, chi phí thu từ các chủ nhà và chủ sở hữu tài sản khác cũng tăng gần 2 lần, lên hơn 2,1 triệu USD/năm.

Trong thập kỷ qua, tiền phí thu từ các nhà hàng có chỗ ngồi ngoài trời đã tăng hơn 2 lần, lên tới khoảng 14 triệu USD (số lượng nhà hàng là hơn 1.300). New York cũng thu khoảng 400.000 USD tiền phí từ những người bán trái cây, rau và hoa trên vỉa hè.

Có sự khác biệt trong lệ phí hàng năm đối với những người kinh doanh vỉa hè tùy theo giá trị của bất động sản gần đó. Những nơi là địa điểm có dấu ấn, lịch sử của địa phương được ưu tiên trả phí ít hơn. Đó là lý do tại sao Jerry I. Speyer - công ty quản lý trung tâm Rockefeller - địa điểm ẩm thực và mua sắm nổi tiếng của New York chỉ phải trả 25 USD/năm cho bậc tam cấp ở dãy nhà phía đông Đại lộ số 5 của mình, trong khi 14 hộ dân ở Brooklyn phải bỏ ra 1.300 USD cho bậc tam cấp của họ.

ĐH Columbia phải trả cho thành phố 80.967 USD vì cây cầu vượt dành cho người đi bộ băng qua đại lộ Amsterdam gần đường 116. Xem Ảnh: NYTimes.

Từ những năm 1980, thành phố New York chỉ cấp giấy phép cho 3.000 người bán rong. Do vậy, nhiều người phải mua giấy phép ở chợ đen (giấy phép có giá 200 USD có thể bị bán lại với giá 20.000 USD) hoặc đơn giản là bán hàng không có giấy phép.

Trên vỉa hè ở đường phố New York có rất nhiều xe đẩy bán hàng. Thành phố có quy định chặt chẽ về hoạt động của xe đẩy bán hàng nhằm đảm bảo không làm cản trở người đi bộ. Theo đó, người bán hàng không được đặt xe đẩy cách quá 45 cm từ mép vỉa hè giáp với lòng đường cũng như không được bán trong vòng 6m quanh cổng ra vào của các tòa nhà.

Đó là Mỹ, giờ đến Singapore.

Con phố ẩm thực tại Singapore. Ảnh: Alamy.

Tại Singapore, những khu vực bán hàng rong được quy hoạch thành các phố ẩm thực, quen thuộc và tiện lợi với người dân địa phương cũng như du khách.

Những phố ẩm thực hoạt động tại các tuyến đường trong khung giờ cố định. Vào giờ giới nghiêm, đây trở thành khu vực dành riêng cho người đi bộ, cấm hoàn toàn xe cộ lưu thông. Người bán hàng đặt quầy dọc vỉa hè 2 bên đường, thực khách ngồi thưởng thức ngay dưới lòng đường.

Singapore cũng là một trong những quốc gia trên thế giới cấp phép hoạt động cho người bán hàng rong. Ngoài việc tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, họ cần đảm bảo môi trường cảnh quan xung quanh và không làm ảnh hưởng tới người đi bộ. Họ quy hoạch hoạt động buôn bán vỉa hè bài bản, vừa thắt chặt, gìn giữ trật tự đô thị, cảnh quan, người kinh doanh vẫn giữ được kế sinh nhai.

Còn đây là Thái Lan.

Mua bán từ hàng quán bán rong trên vỉa hè từ lâu đã là một nét văn hóa đi sâu vào đời sống người dân Thái Lan và nét hấp dẫn đối với khách nước ngoài tới du lịch. Tuy nhiên, việc các điểm hàng rong ở Bangkok chiếm quá nhiều diện tích vốn dành cho người đi bộ và thậm chí gây ra tình trạng lộn xộn. 

Năm 2015, chính phủ Thái Lan đã tiến hành hàng loạt chiến dịch nhằm lấy lại hình ảnh sạch đẹp của Thái Lan, một trong số đó là dẹp bỏ hoạt động bán hàng rong trên đường phố. Chiến dịch hạn chế bán hàng vào giờ cao điểm và di dời hơn 3.000 quầy buôn bán trên vỉa hè tới những khu phố dành riêng cho hoạt động này, theo AFP. Nhiều tuyến đường bị cấm bán hàng rong trong giờ cao điểm như Ratchadamri, Tha Phrachan. Theo đó, các xe bán hàng rong không được phép hoạt động từ 15h-17h để nhường đường cho người đi bộ. Ảnh: SBS

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, để được phép bán hàng trên phố, người dân cần có giấy phép hoạt động và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hoạt động kinh doanh trong các khu vực dành riêng cho hoạt động buôn bán hàng rong thường diễn ra có trật tự, người đi bộ vẫn hoàn toàn thoải mái di chuyển trên đường phố. Ảnh: Trazy.com

Còn tại Philippines, với quyết tâm giành lại lối cho người đi bộ, tháng 5/2016 giới chức phát triển đô thị tại Manila (MMDA) tuyên bố khoảng 1.000 người bán hàng rong không được phép buôn bán trên các vỉa hè và lối dành cho người đi bộ trong thành phố. Dù cam kết xử lý mạnh tay, giới chức nước này chỉ tạm thời tịch thu những món đồ của người bán hàng rong bởi đó là "miếng cơm manh áo" của họ. Chính quyền khuyến khích người bán hàng rong thuê các gian hàng ở chợ đêm với giá cả phải chăng thay vì bán hàng tràn lan trên đường phố. Ảnh: news.mb.com.ph

Tại nhiều quốc gia châu Âu, quy định về bán hàng rong trên phố hay mở nhà hàng, quán cà phê trên lề đường được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan. Một trong những quốc gia nổi tiếng với văn hóa cà phê vỉa hè là Pháp. Giới chức nước này cho phép các hộ kinh doanh quán cà phê được kê bàn ghế bên ngoài lề đường nhưng phải tuân theo quy định bàn ghế nằm gọn trong mái hiên khoảng 3-6m. Người dân và du khách vẫn vừa có thể nhâm nhi tách cà phê, ngắm đường phố. Có lẽ những quán cà phê ven đường lẽ đã trở thành một nét đẹp văn hóa tinh túy của người Paris. Ảnh: Foodandthefabulous.com

Tại Brussels của Bỉ, để được phép kinh doanh trên phố hay không gian công cộng (hay còn gọi kinh doanh lưu động), những người bán hàng phải nộp đơn xin giấy phép kinh doanh lên Liên đoàn Thương mại của thành phố Brussels trực tiếp hoặc gửi thư đăng ký. Ngoài các thông tin chung về chủ kinh doanh, mặt hàng buôn bán, đơn xin giấy phép hoạt động cũng phải nêu rõ đề xuất diện tích mặt bằng kinh doanh. Nếu Liên đoàn Thương mại thành phố chấp thuận, họ mới được phép buôn bán mặt hàng theo đúng thông tin nêu trong đơn.

Dạo qua một vòng thế giới hàng rong, vỉa hè như thế để thấy việc Hà Nội thí điểm cấp phép kinh doanh vỉa hè phố cổ là khả thi và nên làm. Nhưng sẽ rất khó thực hiện thành công nếu các anh chị lại lôi người nghèo để biện minh cho việc phản đối kế hoạch này của Hà Nội.

4 nhận xét:

  1. Quốc gia nào chẳng có kinh doanh trên vỉa hè, không cứ gì Việt Nam và chế độ cộng sản hay chế độ nào nhé, Mỹ Singapore đầy rẫy kia kìa sao mấy thằng nói không dẫn chứng ra đi, chính nhờ kinh doanh vỉa hè mà đã tạo nên ngành ẩm thực đường phố số một thế giới đấy các con giời ạ, việc UBND quận Hoàn Kiếm cho kinh doanh vỉa hè thí điểm tại một hai khu phố là vô cùng chính xác rồi

    Trả lờiXóa
  2. Để kinh doanh " bất hợp pháp" vỉa hè tại Việt Nam bắt buộc phải được các ông phường cấp phép. ..ko tin thử ngồi uống trà đá vỉa hè xem . Giờ hợp pháp hóa để thu tiền chứ thí đéo jề.

    Trả lờiXóa
  3. Làm gì có chuyện chỉ có cộng sản mới có kinh doanh vỉa hè.Trên thế giới hầu như ở đâu cũng có tình trạng lợi dụng vỉa hè để kinh doanh. Nếu như việc kinh doanh ở vỉa hè mà được sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền thì hoàn toàn có thể đây là địa bàn đầy tiềm năng và có cơ hội để phát triển kinh tế. Tôi hoàn toàn đồng ý với việc đưa thí điểm việc kinh doanh vỉa hè.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Văn21:43 7/1/19

    Kinh doanh vỉa hè hay không không quan trọng bằng việc cấp phép rồi thì quản lý thế nào? Ý thức của người bán hàng + các biện pháp của cơ quan chức năng đưa ra để vẫn đảm bảo giao thông an toàn mới là chuyện cần tính đến trước...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog