Chia sẻ

Tre Làng

Hà Nội: KHÔNG ĐƯỢC QUAY PHIM, CHỤP ẢNH, GHI ÂM KHI NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN KHÔNG ĐỒNG Ý

Khoai@

Hôm 3/1/2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân TP (tại số 34, Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm và số 20 Hoàng Diệu, quận Hà Đông). Một trong các nội dung đáng chú ý là "Công dân không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân".

Các anh chị giật tít "Hà Nội “cấm” ghi âm, ghi hình tại nơi tiếp dân" như báo Pháp luật Online là sai nếu không muốn nói là xuyên tạc sự thật. Sự mập mờ này có thể làm người dân hiểu sai và các thế lực thù địch có thể lợi dụng để nói xấu chính quyền.

Nội quy chỉ nêu "Công dân không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân". Điều này có nghĩa, "nếu người tiếp công dân đồng ý thì vẫn có thể quay phim, chụp ảnh, ghi âm" được.

Tôi dự là sẽ có nhiều phóng viên khai thác nội dung này theo hướng viết là "cấm" để trong ngoặc đơn.

Bản nội quy này quy định chung về tiếp dân như địa điểm, thời gian, lịch tiếp dân định kỳ…trong đó cũng đưa ra 10 điều yêu cầu các công dân thực hiện khi đến trụ sở tiếp dân, như: phải xuất trình giấy tờ tùy thân; có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ; công dân được tiếp theo thứ tự, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trong trụ sở tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân…

Đáng chú ý, nội quy này cũng ghi rõ công dân: “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Bên cạnh đó, nội quy cũng đưa ra 8 điều yêu cầu người tiếp công dân phải thực hiện khi tiếp công dân như: có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân; giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và những thông tin cá nhân khác của người tố cáo; khi tiếp dân phải chấp hành quy định về trang phục, thẻ công chức…

Bản nội quy cũng quy định các trường hợp từ chối tiếp và lập biên bản yêu cầu xử lý theo quy định đối với công dân trong tình trạng không làm chủ hành vi của mình do dùng chất kích thích, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác hạn chế năng lực hành vi dân sự (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền); những vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ tiếp công dân, người thi hành công vụ; có hành vi cản trở các hoạt động bình thường của trụ sở tiếp công dân, của người thi hành công vụ hoặc vi phạm nội quy tiếp công dân; Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác nhằm gây rối, xuyên tạc, nói xấu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân... cũng bị lập biên bản yêu cầu xử lý.

Đây là bản Nội quy khá chi tiết đáp ứng được yêu cầu trong tình hình tiếp công dân hiện nay.

2 nhận xét:

  1. Luật ananinh mạng đã có,ko cho là đúng,để tự do ghi âm,chụp hình thì thành trò cười cho cộng cộng đồng mạng à

    Trả lờiXóa
  2. Với việc không đồng ý việc không quay phim chụp ảnh khi không được sự cho phép khi tiếp công dân tới một lúc nào đó sẽ cũng phải chấp nhận tuân theo vì đối với việc tiếp công dân việc nhiều đối tượng luôn lợi dụng quay phim chụp ảnh để thu thập thông tin để phục vụ cho mục đích chống phá luôn tiềm ẩn vì vậy có thể quy định này cần phải được nhân rộng ra ở những địa bàn trọng điểm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog