Chia sẻ

Tre Làng

Thủ tướng yêu cầu triển khai nghiêm túc quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Chiều ngày 15-1, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019. 

Các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, Hội Nhà báo Việt Nam tới dự. Về phía TP Hà Nội, dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung. 

Trước khi diễn ra hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các vị đại biểu đã tham quan triển lãm về công nghệ, công nghiệp của các doanh nghiệp trong nước; nghe các doanh nghiệp công nghệ-viễn thông: Viettel, VNPT, FPT, VNG (Zalo), VCCorp... giới thiệu, trình diễn, demo sản phẩm về công nghệ cao.

Doanh thu toàn ngành đạt 2,65 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Bộ TT-TT, năm 2018, ngành TT-TT tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn ngành cao hơn tăng trưởng GDP cả nước, đạt khoảng 2,65 triệu tỷ đồng, ước tăng 112,6% so với năm 2017. 

Cụ thể, lĩnh vực viễn thông đạt tổng doanh thu 350.000 tỷ đồng/năm (khoảng 15 tỷ USD), tăng trưởng hằng năm đạt 6%. Trrong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), với nòng cốt xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia và nền kinh tế số, năm 2018, theo kết quả khảo sát, đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, Việt Nam xếp vị trí thứ 88/193 quốc gia. Lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin-truyền thông (ICT) tiếp tục đạt những kết quả ấn tượng, với tổng doanh thu ước đạt 98,9 tỷ USD (năm 2017 là 91,5 tỷ USD), xuất khẩu ước đạt 94 tỷ USD. Công nghiệp phần mềm có tốc độ tăng trưởng 13,8%, doanh thu ước đạt 4,3 tỷ USD, xuất khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD...

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, Bộ sẽ rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật thuộc ngành TT-TT để loại đi sự chồng chéo, gây cản trở sự phát triển. Bộ cũng đặt mục tiêu tăng thứ hạng công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam. 

Đề cập đến vấn đề quản lý báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với sự xuất hiện của mạng xã hội, hàng chục triệu người có thể đưa tin thì cách làm báo và cách quản lý báo chí phải có sự thay đổi căn bản. Do vậy, việc sử dụng công nghệ trong làm báo và quản lý báo chí là tất yếu. Bộ đã xây dựng Trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia, Trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng và đánh giá được xu thế thông tin theo từng báo, từng diễn đàn, từng phóng viên, từng Facebooker.

Báo chí phải phụng sự cho sự nghiệp phát triển của đất nước

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Bộ TT-TT đạt được trong năm qua. Toàn ngành đã có đóng góp lớn về doanh thu, lợi nhuận cho đất nước; không những tạo công ăn việc cho làm hàng trăm nghìn lao động trong nước mà còn tạo ra những doanh nghiệp thương hiệu lớn, xếp thứ hạng cao khi vươn ra quốc tế, như Viettel, VNPT, FPT... 

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, như vụ AVG là “rất nặng nề và đau lòng”, song Bộ phải coi đây là một bài học đắt giá, rút kinh nghiệm để vươn lên, “vấp” nhưng không được “ngã”; mạng xã hội còn nhiều bất ổn, bất cập chưa quản lý được; lĩnh vực báo chí, bên cạnh những tờ báo giữ vai trò tuyên truyền tốt, thì có không ít tờ báo không đúng tôn chỉ, mục đích, đặc biệt một số nhà báo xa rời trách nhiệm người cầm bút, không giữ được đạo đức người làm báo. Những bất cập này cần được chỉ rõ để toàn xã hội, toàn dân giám sát...

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, với lĩnh vực công nghệ, Thủ tướng “đặt hàng” Bộ TT-TT phải nâng cao thứ hạng ICT Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng đồng ý với các kiến nghị mà Bộ TT-TT đề ra, giao các đơn vị gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, Thủ tướng đồng ý giao Bộ TT-TT trình Chính phủ Nghị định về chia sẻ cơ sở dữ liệu - cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Chính phủ điện tử. Thủ tướng khẳng định, kinh tế số, kinh tế dữ liệu là tương lai của nền kinh tế, tạo ra kỳ vọng đi tắt, đón đầu đối với Việt Nam.

Thủ tướng cũng đồng ý cho sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ, trước mắt có thể cho một doanh nghiệp viễn thông thí điểm. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ TT-TT xử lý triệt để vấn đề sim rác; trong đó gắn với trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp. 

Trong lĩnh vực an toàn thông tin, Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT-TT phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng để Việt Nam trở thành "một cường quốc về an ninh mạng", không được để hệ thống mạng các cơ quan nhà nước bị tấn công thông tin. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động bố trí ngân sách đảm bảo an toàn an ninh mạng. 

Với lĩnh vực tuyên truyền, Thủ tướng mong muốn việc quản lý nhà nước về báo chí phải huy động báo chí góp phần tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội, tăng cường sức mạnh quốc gia. Báo chí phải phụng sự cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng giao Bộ TT-TT xây dựng cơ chế đặt hàng báo chí; giao Bộ Tài chính và Bộ TT-TT xây dựng chính sách ưu đãi thuế cho các đơn vị báo chí tuyên truyền. Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị Bộ TT-TT triển khai nghiêm túc quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đã được phê duyệt, không để kéo dài nhiều năm; xử lý vấn đề tồn tại trong hoạt động của tạp chí, trang tin điện tử. Thủ tướng đồng ý Bộ TT-TT nghiên cứu và đề xuất mô hình trung tâm hay tổ hợp báo chí nhà nước cho phù hợp với quốc tế và khu vực.

Về quản lý các doanh nghiệp cung cấp theo hình thức xuyên biên giới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, với trách nhiệm của Bộ TT-TT với các mạng xã hội nước ngoài, Bộ phải yêu cầu các đơn vị tuân thủ luật pháp Việt Nam; sử dụng đồng bộ biện pháp pháp lý, kỹ thuật, công nghệ để quản lý thông tin trên mạng xã hội. Ngoài ra, Bộ cần tiếp tục xây dựng mạng xã hội Việt Nam để có số người dùng không kém mạng xã hội nước ngoài; có biện pháp quản lý để lành mạnh hóa không gian mạng. 

3 nhận xét:

  1. Trong giai đoạn hiện nay vẫn đề viễn thông đóng góp một vị trí hết sức quan trọng một số tồn tại, như vụ AVG là “rất nặng nề và đau lòng”, song Bộ phải coi đây là một bài học đắt giá, rút kinh nghiệm để vươn lên, “vấp” nhưng không được “ngã” và trong một môi trường mang tính chất nhạy cảm như vậy chúng ta cần phải hết sức thận trọng để bảo vệ mình.

    Trả lờiXóa
  2. Truyền thông,báo chí đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước,giúp nước nhà quảng bá hình ảnh trên trường quốc tế.Tuy nhiên,Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ sự hoạt động của báo chí vì rất nhiều tờ báo lá cải tung tin đồn thất thiệt,không đúng sự thật,rồi các nhà báo viết bài không có tâm,chưa kể những người mang tư tưởng thù hằn chính trị.Trong môi trường nhạy cảm của truyền thông báo chí phải phụng sự cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước,phải có những trạng thái tích cực,luôn đi đầu trong phong trào đổi mới của nước nhà.

    Trả lờiXóa
  3. Ngành truyền thông,báo chí vẫn luôn là một ngành quan trọng trong việc phản ánh sự thật khách quan của mọi sự việc trong xã hội và góp phần trong sự phát triển của đất nước . Thế nhưng thời gian gần đây thì đang tồn tại những sự bất cập trong việc quản lý về lĩnh vực này khiến còn tồn tại những tình trạng như sim rác,báo chí phản ánh sai sự thật ,... khiến bức xúc dư luận và làm mất đi hình ảnh đẹp về nghề báo chí . Chính vì thế cần lắm những sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong việc khắc phục những điểm hạn chế này cũng như ngày càng phát triển hơn hai lĩnh vực quan trọng này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog