Chia sẻ

Tre Làng

Đừng vu khống lãnh đạo Hà Nội về chương trình sữa học đươngg

Ong Bắp Cày

Mấy hôm rồi thấy anh Giáo dục "đập" lãnh đạo Hà nội về vụ sữa học đường kinh quá. Đồng ý sai thì phải "đập", nhưng đọc 40 bài báo thấy các anh "đập" bừa bãi, chả có tí cơ sở khoa học nào. Vẫn là cả vú lấp miệng em, vẫn xảo ngôn, sử dụng con chữ đánh lận đỏ đen để dẫn dắt dư luận.

Tôi không tin là các anh viết với tinh thần xây dựng, vì nếu có tâm, vì sự tử tế không ai lại giật tít kiểu: “Đừng lấy sức khỏe trẻ em Hà Nội tham gia Sữa học đường ra đánh cược cho Vinamilk”! hay “Ai chủ mưu việc pha thêm 14 vi chất...” hoặc “Cả triệu học sinh đang uống thực phẩm chức năng mà cứ ngỡ sữa học đường...”, và “Ai tiếp tay để Vinamilk đổi sữa bột pha lại thành sữa dinh dưỡng học đường?”...

Viết như thế khác nào nói lãnh đạo TP Hà Nội, Sở Giáo dục Hà Nội “vì kém hiểu biết”, “vì lợi ích nhóm” mà đem sức khoẻ của hàng triệu học sinh Thủ đô ra làm “chuột bạch” thí nghiệm?

Viết như thế khác nào nói Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng “thiếu trách nhiệm”, “thờ ơ với sức khoẻ của học sinh Thủ đô” trong vụ việc này?

Báo gì mà thay quan tòa "tuyên án" lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội "tiếp tay" cho "vi phạm" và rồi kết luận là "đồng phạm"...

Nói thật, báo chí mà viết thế này thì chết, nhất là khi lại khoác lên mình cái mác Giáo dục. Tôi thì không dám nói, nhưng nhiều bạn đọc coi những bài viết trên là sự vu khống lãnh đạo Hà Nội.

Ở trên tôi đã nói, anh chị đả phá chương trình sữa học đường của Hà Nội mà không có lấy một cơ sở khoa học nào. Viết đầy cảm tính, suy luận cực thôi sơ. Tiện đây xin cung cấp một số nội dung cơ bản về chương trình Sữa học đường này.

Ngày 08/7/2016 TT Chính phủ ký Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Thực hiện Quyết định nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đã có công văn về việc triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường tới các địa phương.

Căn cứ vào tình hình thực tế của Hà Nội và xem xét cơ sở khoa học, ý nghĩa nhân văn của Chương trình này, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4019/QĐ-UBND ngày 06/8/2018, phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018 - 2020.

Mục tiêu lớn nhất của Hà Nội là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học và nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp.

Theo chương trình đối tượng thụ hưởng là trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội được phụ huynh tự nguyện tham gia. Thời gian thụ hưởng sẽ bắt đầu từ năm học 2018 - 2019 đến hết năm 2020. Dự kiến, mỗi cháu sẽ được uống sữa tươi 05 lần/tuần trong 9 tháng đi học (mỗi ngày uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml.

Để thực hiện chương trình, ngân sách hỗ trợ là 30% (đối với 10 quận tự cân đối ngân sách: Ngân sách quận đảm bảo kinh phí hỗ trợ; đối với 20 quận, huyện, thị xã còn lại: Ngân sách Thành phố bổ sung kinh phí để thực hiện hỗ trợ), doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ ít nhất 20%, phụ huynh học sinh đóng góp không quá 50%. Riêng các cháu thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, là người dân tộc thiểu số hay thuộc diện chính sách được uống sữa miễn phí (Doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 50%; Ngân sách Thành phố hỗ trợ 50%).

Cũng theo đề án được duyệt, đơn giá 01 hộp sữa tạm tính là 6.875 đồng/hộp = 180ml (có thuế giá trị gia tăng), sẽ không tăng trong suốt thời gian thực hiện Đề án (nếu giá 01 hộp sữa trên thị trường giảm thì đơn vị cung cấp sữa sẽ giảm giá). 

Nói thêm, sữa được dùng trong chương trình Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có đường hoặc không đường, đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Cần nói cho rõ, việc tham gia Chương trình này là tự nguyện, không bắt buộc. Với những phụ huynh không có nhu cầu cho con tham gia thì hoàn toàn không cần phải đăng ký và không ai có thể bắt buộc. Nếu đã đăng ký tham gia, nhưng thấy không phù hợp thì có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào. Không có chuyện thi đua trong việc uống sữa nhiều.

Sở cam kết chất lượng, thành phần sữa được đảm. Sữa học đường khác với các loại khác là được bổ sung thêm một số vi lượng và khoáng chất để tăng chiều cao. Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để kiểm định, giám sát chất lượng. Phụ huynh cũng có thể tham gia việc test chất lượng sữa.

Thiết nghĩ, với những thông tin cơ bản về Chương trình sữa học đường của Hà Nội, hẳn nhà báo sẽ có cái nhìn khách quan và có bài viết chuẩn mực hơn.

5 nhận xét:

  1. Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt và là một chương trình có ý nghĩa thiết thực. Vậy mà có một số nhà báo lại hiểu sai về chương trình này có những bài viết mang tính thiếu xây dựng, đúng là thật không thể nào chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  2. Trong những ngày hiện nay thì chương trình sữa học đường của Hà Nội luôn nhận nào là“Đừng lấy sức khỏe trẻ em Hà Nội tham gia Sữa học đường ra đánh cược cho Vinamilk”! hay “Ai chủ mưu việc pha thêm 14 vi chất...” hoặc “Cả triệu học sinh đang uống thực phẩm chức năng mà cứ ngỡ sữa học đường...”.Đây là một chương trình lớn nó mang tầm quốc gia, cho nên không thể có những phán quyết thiếu khoa học như thế được, các nhà báo cần phải có cái nhìn khái quát và chuẩn mực hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Cái gì cũng phải từ từ và có căn cứ chính xác rồi mới có thể kết luận được chứ,Chưa có thông tin chính xác mà dám xử lý như vậy à, không nói gì về vụ này nhưng hiện nay việc mà các thầy giáo cô giáo một bộ phận nhỏ mà có những hành động dâm ô với học sinh thì không thể nào mà chấp nhận được ý chứ, chúng ta cần tuyên truyền nâng cao ý thức lên nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Các nhà báo đã đi quá xa trong vụ này rồi, trước khi phán xét một việc gì đó thì phải có căn cứ. mà trong vụ việc này nhà báo lấy đâu ra thông tin là sữa trong việc triển khai học đường không đảm bảo chất lượng. một dự án lớn thế này mà lại có những phán xét như vaaytj có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người.nhà báo quan trọng nhất là cái tâm mà,

    Trả lờiXóa
  5. Các báo bây giờ đều giật những tít hấp dẫn để câu người đọc; mặc dù tít đó không hợp lý và dễ dẫn đến hiểu lầm; mỗi báo một kiểu dẫn dắt dư luận khác nhau; người đọc chẳng biết đường nào mà lần; các báo hình như đang đóng vai quan tòa thì hợp hơn; vậy nên viết gì thì viết nhưng không để bọn rác rưởi dựa vào đó để vu khống lãnh đạo các cấp.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog