Chia sẻ

Tre Làng

Phát biểu láo toét của Lý Hiển Long và câu chuyện huynh đệ tương tàn

Khoai@

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới có một phát biểu láo toét về Việt Nam trên diễn đàn Shangri-la 2019 và trên trang cá nhân. Lý Hiển Long trơ tráo viết rằng Việt Nam xâm lược Campuchia, trong khi thực chất là đáp lời kêu cứu khẩn cấp của nhân dân Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp đất nước này thoát khỏi họa diệt chủng. Ảnh bên là 3 anh em nhà Lý Hiển Long. 

Thật "tình cờ", cùng lúc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore, hôm 2/6 đã tuyên bố: “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”.

Hai phát biểu trên có vẻ như có mối liên hệ nào đó trong bối cảnh chính trị hiện nay. Điểm chung nhất của 2 phát biểu này là giả dối tới mức trơ trẽn. Khác nhau duy nhất một điểm đó là một kẻ thì đang tìm cách dẫn dắt, điều tiết cuộc chơi, còn kẻ kia, cũng giống như cha hắn luôn thể hiện thói cơ hội để trục lợi. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin nói về phát biểu của Lý Hiển Long.

Có lẽ không gì thiết thực hơn là phản ứng của người Campuchia với phát biểu của Lý Hiển Long.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh vào tối 3/6/2019 đã phản đối gay gắt nhận xét của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về Khmer Đỏ và về quân tình nguyện Việt Nam và ông đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen thông báo với Thủ tướng Lý Hiển Long là phải cải chính bình luận của mình.

Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh nói: “Nhận xét của ông ấy là không đúng và không phản ánh đúng lịch sử. Thật không đúng chút nào khi ông ấy nói rằng quân Việt Nam xâm lược Campuchia. Chúng tôi muốn ông ấy phải cải chính” và “Chúng tôi không thể chấp nhận những gì ông ấy nói. Chúng tôi đã làm rõ rằng quân tình nguyện Việt Nam đến đây là để giải phóng dân tộc chúng tôi. Chúng tôi vẫn coi họ đến đây là để cứu mạng sống của người dân chúng tôi. Điều này có ý nghĩa cực lớn đối với chúng tôi”.

Ông Hun Many, nghị sĩ Campuchia đồng thời là con trai Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho hay ông “rất ngạc nhiên” khi Lý Hiển Long viết về việc Việt Nam hiện diện quân sự ở Campuchia sau khi chế độ Pol Pot-Khmer Đỏ bị lật đổ vào năm 1979. Ông Many nói: Thế giới không nên quên bao nhiêu người Campuchia đã phải hứng chịu đau thương. Gần 3 triệu nạn nhân vô tội đã chết dưới bàn tay Khmer Đỏ trong 3 năm, 8 tháng, 20 ngày do thế giới khi đó nhắm mắt làm ngơ với Campuchia. Trong khi các nước đều chơi trò chính trị, người dân Campuchia cầu cứu giúp đỡ. Chúng tôi muốn được cứu thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, không quan trọng sự giúp đỡ đó đến từ ai và từ đâu”. Và "sự giúp đỡ đó đã đến từ Đảng Nhân dân Campuchia với sự trợ giúp của nước Việt Nam láng giềng của chúng tôi".

Thiết nghĩ, những gì mà nhân dân Campuchia phản ứng đã đủ nói lên sự thật lịch sử và đã đủ lột trần bộ mặt cơ hội của Lý Hiển Long.


***

Giống như trên chính trường, cách ứng xử của Lý Hiển Long với anh em ruột của mình cũng luôn thể hiện tính cơ hội, mà nói cho thơm mồm là "mềm dẻo". Ngay sau khi ông Lý Quang Diệu từ trần hôm 23/3/2015 thì Lý Hiển Long đã bộ lộ bản chất cơ hội ngay với em trai mình là Lý Hiển Dương và em gái là Lý Vĩ Linh. Mâu thuẫn phát sinh từ việc Lý Hiển Long cho rằng bản di chúc về ngôi nhà của ông Lý Quang Diệu đã bị tác động từ em trai và em gái, theo đó Lý Hiển Long sẽ chiu bất lợi, thiệt thòi. Từ đây cuộc nội chiến huynh đệ tương tan bắt đầu. 

Trong bức tâm thư dài 6 trang có tựa "Chuyện gì xảy ra với những giá trị của ông Lý Quang Diệu?" đăng trên mạng xã hội Facebook hôm 14/6/2017, hai người em của Lý Hiển Long là Lý Hiển Dương và Lý Vĩ Linh đã phải nói rằng, họ không còn tin tưởng anh trai, lo ngại cho sự an toàn của mình và tương lai đất nước. Thậm chí, hai người trên cho biết sự quấy rầy nhằm vào họ nghiêm trọng đến nỗi ông Lý Hiển Dương cảm thấy mình "có thể buộc phải rời khỏi Singapore".

Hai em Thủ tướng Singapore công khai chỉ trích anh trai lạm dụng chức vụ và họ cảm thấy bị đe doạ khi cố thực hiện nguyện ước của cha. Theo thông cáo được đăng trên tài khoản Facebook, ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vỹ Linh cho biết họ cảm thấy bị "đe doạ vì ông Hiển Long lạm dụng chức vụ và sức ảnh hưởng đối với chính phủ Singapore cùng các cơ quan để thực hiện chương trình cá nhân", theo SCMP. Hai chị em cảm thấy bị theo dõi chặt chẽ và lo ngại các cơ quan nhà nước quấy rối họ cùng người thân. Họ cho biết tình hình nghiêm trọng đến mức ông Lý Hiển Dương cảm thấy cần rời khỏi Singapore. "Tôi đau lòng khi sẽ phải rời Singapore trong tương lai gần... Tôi không muốn rời đi. Hiển Long là lý do duy nhất cho việc ra đi của tôi", ông Lý Hiển Dương cho biết. 

Theo Straits Times, đáp lại thông cáo của 2 em, Lý Hiển Long lên FB viết: "Tôi đau buồn sâu sắc trước những cáo buộc không may mà họ đã đưa ra. Hà Tinh và tôi bác bỏ những cáo buộc này, đặc biệt là tuyên bố kỳ quặc rằng tôi có tham vọng chính trị cho con trai".

Reuters đưa tin, hai người em của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 6/7/2017 đã đưa ra một bản kháng biện dài 7 trang để đáp lại tuyên bố của ông trước quốc hội hồi đầu tuần, trong đó nhắc lại những cáo buộc về việc Thủ tướng lạm dụng quyền lực trong vụ tranh chấp về ngôi nhà của người cha - cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Cho đến nay, nội chiến huynh đệ trong gia đình Lý Hiển Long vẫn chưa chấm dứt. Dưới góc độ đạo đức, không phải tự nhiên mà 2 em của Lý Hiển Long cảm giác mình mất an toàn và bị buộc phải rời bỏ Singapore.

5 nhận xét:

  1. Giờ chúng ta mới biết được bản chất trơ tráo của ông Lý HIển LOng. NHững phát biểu hoàn toàn sai sự thật đến mức trơ trẽn, lật lọng của một người giữ cương vị cao nhất của nhà nước. Phải chăng ông LOng đang cố gắng trình bày ra sự ngu dốt của mình để người dân các nước khác cười chê hay sao. Đúng là đáng thương cho dân tộc Sin khi chịu sự lãnh đạo của một kẻ bịp bợm, lật lọng như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. NHìn từ đây chúng ta thấy được một cách rõ ràng sự phức tạp về nội bộ gia đình ông Lý, sự gian dối, tệ bạc của ông đối với chính anh em ruột thịt. Vậy nên không khó hiểu khi một người như thế dám xuyên tạc lịch sử, chia rẽ khối ASEAN bằng những phát ngôn hết sức trơ trẽn. Một người như thế làm sao có thể lãnh đạo một đất nước đi lên được. THật buồn cười.

    Trả lờiXóa
  3. Không chỉ người dân Việt Nam mà cả nhân dân campuchia cũng vô cùng phẫn nooj trước những phát ngôn xuyên tạc, bịa đặt lịch sử của ông Lý Hiển LOng. Phải chăng chỉ vì muốn lấy lòng ai đó nên ông sẵn sàng xuyên tạc lịch sử, chà đạp lên xương máu quân đội Việt Nam, dẫm đạp lên công lao của Việt Nam giúp campu chia thoát khỏi họa diệt chúng khơ me đỏ.

    Trả lờiXóa
  4. Đến anh em mà Long đối xử còn như vậy thì với những nước không phục vụ lợi ích gì cho cá nhân Long thì câu chuyện dựng chuyện, xuyên tạc, bịa đặt là hoàn toàn xảy ra; Tẩy chay viên Thủ tướng hồ đồ, xuyên tạc sự thật và tiếp tay cho bọn đồ tể Khơ me Đỏ đã tàn sát hơn 2 triệu người Cam pu chia và hàng vạn người Việt Nam này đi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog