Chia sẻ

Tre Làng

THANH LONG MIÊN TÂY RỚT GIÁ THẢM THƯƠNG BỞI TÁC ĐỘNG CỦA nCOV

Đây mới chỉ là 1 tác động nhỏ xíu nếu "đóng cửa biên giới" theo "khuyến nghị" của nhiều nhân sĩ và chuyên gia chống dịch online ở Việt Nam. 

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra đang hoành hành ở Trung Quốc khiến tình hình tiêu thụ nông sản từ Việt Nam cũng đang vấp phải nhiều trở ngại lớn. Những ngày đầu năm, người trồng thanh long vùng Châu Thành (Long An) và Chợ Gạo (Tiền Giang) đang đứng ngồi không yên khi mức giá thương lái đưa ra thay đổi từng giờ.

"Nín thở" chờ thông tin xuất khẩu

Sáng mùng 6 tết, ngày khai trương đầu năm nhưng nhiều vựa thanh long trên tuyến đường từ huyện Châu Thành sang Chợ Gạo vẫn gần như "đứng hình".

Nhiều kho thu mua thanh long vẫn đang đóng cửa, hoặc chỉ bày biện đồ cúng đầu năm. Một số chủ vựa cho biết họ dời ngày khai trương sang mùng 9 với hy vọng diễn biến sẽ khác.

Trước đó từ ngày mồng 3 Tết Nguyên đán, khi thông tin về virus corona đang gây hoang mang chưa có dấu hiệu dừng lại, thì một số nhà kho đã ra thông báo dừng thu mua.

Giá thanh long từng được thương lái đặt cọc trước tết cao lên đến 37.000 đồng/kg loại 1, khi vừa bước sang năm mới đã được thương lái thông báo chỉ còn có thể thu mua với giá… 5.000 đồng/kg. Một số thương lái đã đặt cọc trước đó giờ "mất biệt" khiến người trồng thanh long càng thêm thấp thỏm.

Ông Võ Trọng Nghĩa, nông dân trồng thanh long xã Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo - cho biết đợt này 3 công thanh long của ông ước thu hoạch từ 4-5 tấn.

Trước tết, thương lái đã vô tận vườn đặt cọc 60 triệu đồng (tương đương 2 tấn thanh long) với giá thỏa thuận là 30.000đ/kg, dự kiến đến rằm tháng giêng sẽ thu hoạch và trả nốt phần tiền còn lại.

Tuy nhiên, mới đây, thương lái đã đến vườn xin chỉ trả thêm 20 triệu tức tổng cộng 80 triệu (thay vì phải 120 triệu trở lên) để mua thu hoạch thanh long với lý do thị trường Trung Quốc bị đóng băng bởi tác động của virus corona, chưa tìm được đầu ra tiêu thụ.

"Về nguyên tắc nếu vi phạm hợp đồng thì mất tiền cọc. Nhưng đây là tình hình chung ngoài ý muốn, và thương lái cũng là mối mua xưa nay nên tui cũng nhận lời, xem như chia sẽ cùng nhau trong lúc khó khăn" - ông Nghĩa bộc bạch.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Sinh, nông dân ngụ xã Tân Bình Thạnh (Chợ Gạo) nói như mếu: "Tui vừa xông đèn xong hơn 5 công thanh long khoảng 3 tuần. Dự kiến 5 tuần nữa sẽ đến kỳ thu hoạch, mấy ngày nay chạy giáp các vựa thanh long trong vùng tìm người mua nhưng ai cũng lắc đầu. Giờ bỏ thì tiếc, còn đeo theo chăm sóc thì hổng biết có bán được không. Giờ không biết đường đâu mà lần".

Tương tự như ông Sinh, nhiều người dân trồng thanh long tại huyện Châu Thành, Long An đang dự kiến thu hoạch khoảng từ giữa đến cuối tháng giêng cũng đang lâm vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" với vườn thanh long.

Một số chủ vườn gọi điện thì thương lái chấp nhận bỏ cọc, một số chủ vườn khác quen với việc tới kỳ thu hoạch thì tìm thương lái, nay không gọi được ai.

"Tui đang dự tính bỏ luôn đợt thu hoạch này, giờ đang hóng tin từ phía nhà nước xem thử tình hình xuất khẩu như thế nào. Nếu biên giới đóng cửa thì phải bỏ chăm sóc luôn, chờ đợt sau. Chứ chăm sóc rồi không bán được thì càng tốn kém", ông Nguyễn An, một chủ vườn chia sẽ khi đang đứng giữa vườn thanh long trái đang chuẩn bị chín, ngả màu từ xanh sang đỏ.

Khẩn trương tìm nhiều đường tiêu thụ khác

Tình cảnh của các chủ vựa mua thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc cũng không khả quan hơn. Ông N.V.H. - chủ một vựa thanh long lớn ở xã Quơn Long (Chợ Gạo) - cho hay mấy chục xe thanh long của ông còn đang nằm chờ ngoài cửa khẩu chưa thể thông quan. Để bảo quản, tài xế phải chạy máy lạnh 24/24. Vừa tốn xăng, vừa tốn thời gian mà không biết ngày nào được quay về.

"Hàng tới cửa khẩu mình phải đợi bán, thanh long đã đặt cọc với nông dân sắp thu hoạch, họ đang đợi mình mua. Mua thì được như biết bán đi đâu vì lâu nay mình chỉ bán mỗi thị trường Trung Quốc. Không bán được thì sao mua, mà không mua cũng không được vì đã hứa. Giờ hổng biết làm sao luôn" - ông N.V.H nói.

***

6 nhận xét:

  1. Đấy mới chỉ là dịch bệnh khiến cho các nhà buôn họ từ chối nhập thôi, chứ chưa đến cái tầm đóng cửa khẩu như một số kẻ thiếu não đang đòi hỏi từ phía nhà nước. Một tí thay đổi đã khiến nhân dân rơi vào tình trạng khốn đốn không tìm ra được đầu ra cho sản phẩm rồi thế mà có anh chị còn đòi đóng hẳn cửa khẩu đấy

    Trả lờiXóa
  2. Mong rằng chính quyền sẽ nhanh chóng có những chỉ đạo, chính sách hỗ trợ và tìm đầu ra mới cho thanh long chứ để tình trạng như vậy thì nhân dân thực sự bị thiệt hại quá. Một dịch bệnh đã kéo theo ảnh hưởng bao nhiêu vấn đề khác, vậy àm có những kẻ đã không giúp được gì còn đổ tham dầu vào lửa, nghĩ ra toàn những "sáng kiến" chẳng giống ai như là đóng cửa khẩu

    Trả lờiXóa
  3. Dịch bệnh khiến cho phía thương lái cũng khó xử mà chủ vườn cũng khó xử. Ai ôm hết thì người đó cũng thiệt hại mà thôi nên vì thương nhau nên người ta cùng chia sẻ với nhau coi như là cùng nhau vượt qua tình trạng khó khăn. Mong rằng sẽ có những giải pháp nhanh chóng để khắc phục tình trạng này để nhân dân tiếp tục an tâm trong trọt chăn nuôi

    Trả lờiXóa
  4. Mong bài báo này sẽ được đưa tận tay các con giời những người đang ngày đêm tha thiết mong muốn rằng sẽ đóng cửa khẩu với Trung để ngăn ngừa dịch, để họ có thể hiểu rằng cái việc ta mở cửa khẩu với trung nó rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến miếng cơm manh áo của rất nhiều nông dân Việt Nam vì vậy không nên đóng cửa khẩu một chút nào

    Trả lờiXóa
  5. Vấn đề này không thể trách lái buôn hay nông dân được. Một bên trồng không thể bán, một bán nhập nhưng cũng chẳng biết bán cho ai nên họ đành cùng nhau chia sẻ cái khó khăn tại thời điểm này thôi. Mong rằng dịch bênh giảm bớt để cửa khẩu bớt thắt chặt, việc lưu thông xe hàng sẽ nhanh hơn để nhân dân tiêu thụ được sản phẩm của mình

    Trả lờiXóa
  6. Dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế; mà cụ thể nhiều mặt hàng rớt giá; trong đó có Thanh long. Chính quyền các cấp cần có biện pháp thiết thực để giải cứu cho người dân trồng Thanh long.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog