Chia sẻ

Tre Làng

CHỈ THỊ 31 VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ

Cuteo@

Trước tình hình đại dịch COVID-19 đang tiếp tục có diễn biến phức tạp, đang lan rộng trên toàn cầu, tác động sâu sắc toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này. 

Hưởng ứng lời kêu gọi của TBT Nguyễn Phú Trọng, ngày 3/4/2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ký ban hành Chỉ thị số 31 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo dõi khá sát các hoạt động chống dịch của các bộ, ngành và địa phương trên khắp cả nước, có lẽ Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành một Chỉ thị. Điều này cho thấy tính nghiêm túc, trách nhiệm và sự quyết liệt của Thành uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo và sát cánh cùng người dân Thủ đô trong phòng, chống dịch bệnh.

Ý thức được Hà Nội là địa bàn nóng, có số ca mắc Covid-19 đang tăng nhanh từng ngày, đã có những ca lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế và trong cộng đồng. Thậm chí là một trong các bệnh viện lớn đã trở thành ổ dịch nguy hiểm khó lường, đã có hàng trăm cán bộ y tế - nhân tố quan trọng nhất trong phòng chống dịch - đã phải đi cách ly. Dựa trên những số liệu khoa học và tình hình thực tế, Hà Nội dự báo dịch còn diễn biến phức tạp, có khả năng lây lan trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân và tác động tiêu cực tới kinh tế xã hội của Thủ đô. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thủ đô, việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác chống dịch Covid-19 là hết sức cần thiết.

Yêu cầu không thỏa mãn với những gì đã đạt được trong thời gian qua, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố và nhân dân Thủ đô thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ trọng tâm:

1. Toàn hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, các tổ chức… trên địa bàn, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô quyết tâm thực hiện tốt Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; bám sát sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả; tập trung cao độ, ưu tiên nguồn lực, thời gian và công sức tiếp tục chủ động ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân.

2. Vận động người dân thực hiện nghiêm túc việc giãn cách toàn xã hội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16. Người dân cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, thực hiện đúng quy định của pháp luật, khai báo y tế tự nguyện, thông báo kịp thời với cơ sở y tế về tình hình sức khỏe nếu có yếu tố, biểu hiện nghi nhiễm Covid-19 và thực hiện theo đúng quy định.

3. Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn phụ trách với phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Phân công lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ứng trực để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh; Lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch, đồng thời chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; tăng cường họp trực tuyến; chủ động bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại nhà, trừ những trường hợp cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ mới đến làm việc tại công sở.

5. Thành ủy cũng yêu cầu:

- Ban cán sự đảng UBND thành phố cập nhật phương án, kịch bản phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng, sẵn sàng ứng phó trong tình huống phong tỏa diện rộng trên địa bàn khi cần thiết.

- Thành phố rà soát, theo dõi chặt chẽ, khoanh vùng, cách ly kịp thời những người đã tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh, không để lây lan dịch bệnh; vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

- Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an và các đơn vị liên quan cương quyết dồn mọi nguồn lực, bằng mọi giải pháp xử lý triệt để tình hình dịch tại bệnh viện Bạch Mai, tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh, người qua lại khu vực bệnh viện Bạch Mai; công khai, minh bạch thông tin theo quy định.

- Chỉ đạo các ngành chức năng đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, nhân lực, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch của toàn Thành phố; cung cấp đầy đủ điện, nước phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân; xử lý nghiêm việc đầu cơ tăng giá vật tư y tế và lương thực thực phẩm.

6. Thành phố chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ "kép" vừa phòng, chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kêu gọi các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước có cổ phần chi phối thuộc Thành phố thực hiện tiết giảm chi tiêu, chi phí hoạt động để dành kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

7. Rà soát, hỗ trợ những trường hợp người lao động khó khăn, mất việc làm, chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (bao gồm cả người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, cơ sở giáo dục ngoài công lập…); đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù (ngoài các quy định của Chính phủ) đối với các trường hợp trên, chỉ đạo triển khai đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội để "không ai bị bỏ lại phía sau" trong cuộc chiến chống dịch bệnh và giám sát việc thực hiện đúng các quy định hiện hành.

8. Thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch khôi phục, phát triển kinh tế ngay sau khi hết dịch bệnh.Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, đấu tranh quyết liệt phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân.

9. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp của thành phố tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh; vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan thuộc thành phố ủng hộ tối thiểu mỗi người một ngày lương; vận động các tổ chức, nhân dân và các nhà hảo tâm, kiều bào ta ở nước ngoài tích cực ủng hộ sáng kiến, kinh phí, hàng hóa, phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội chung sức, đồng lòng, chia sẻ, giúp đỡ cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh, ổn định cuộc sống.

8 nhận xét:

  1. Trước lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trước những Chỉ thị chỉ đạo sát sao công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong phạm vi cả nước, chiều ngày 3.4, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 31-CT/TU về “Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô”. Đây là một văn bản quan trọng kịp thời của Thành ủy Hà Nội, thể hiện sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, sát sao đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi chúng ta đang bước vào khoảng thời gian vàng khống chế dịch.

    Trả lờiXóa
  2. Để bước vào cuộc chiến với tâm thế chủ động, Chỉ thị 31 sẽ được quán triệt đến từng chi bộ, đến từng đảng viên trên địa bàn TP Hà Nội nhằm xác định quyết tâm chính trị của toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố. Trong đó, Chỉ thị đặc biệt coi trọng vai trò lãnh đạo của cấp ủy, người đứng đầu các tổ chức đảng và vấn đề nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên. Hãy là những người công dân yêu nước, hãy làm cho trái tim của Việt Nam hết dịch, hãy cùng đồng lòng nhé mọi người. Cố lên Hà Nội, cố lên VN ơi!

    Trả lờiXóa
  3. Tôi tin tưởng rằng, trận chiến chống Covid-19 tại Hà Nội sẽ là trận chiến quyết định và COVID-19 SẼ THUA TẠI VIỆT NAM KHI NÓ THUA SẤP MẶT TRÊN ĐẤT HÀ NỘI. Hà Nội một lần nữa sẽ lại rực đỏ cờ hoa mừng chiến thắng! Vì một thủ đô tươi đẹp, vì 1 Việt Nam không còn dịch bệnh, hãy nâng cao ý thức của chính mình, ở yên khi Tổ quốc cần bạn ngồi yên!

    Trả lờiXóa
  4. Chỉ thi số 31 là một lời kêu gọi đối với nhân dân Thủ đô chung tay cùng cả hệ thống chính trị quyết tâm đánh bại đại dịch Covid-19 trong thời gian tới. Qua Chỉ thị 31 lần này, Thành ủy Hà Nội đã tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình trong phòng, chống dịch Covid-19. Chúng ta mong rằng, với những sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy Hà Nội, TP Hà Nội của chúng ta sẽ sớm đối phó có hiệu quả với đại dịch Covid-19 lần này.

    Trả lờiXóa
  5. Với tinh thần như vậy, VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH SẼ CHIẾN THẮNG BỆNH DỊCH, không gì có thể làm quật được ý chí của toàn dân, toàn quân ta

    Trả lờiXóa
  6. Hà Nội là địa bàn nóng với số dân hơn 10 triệu người trong đó người dân ở các tỉnh đến rất nhiều, khách du lịch, khách vãng lai rất đông chính vì vậy công tác quản lý hết sức khó khăn, đồng thời công tác phòng dịch cũng khó khăn không kém. Bí thư thành ủy Hà Nội đã ban bố chỉ thị 31 để tăng cường các biện pháp phòng chống cho Hà Nội, đây là bước đi hết sức đúng đắn và kịp thời

    Trả lờiXóa
  7. Thời điểm này cần phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog