Chia sẻ

Tre Làng

Xét xử vụ gian lận thi cử: Cựu trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ kêu oan

Ngày 12/5, TAND tỉnh Hòa Bình tiếp tục phiên xét xử vụ gian lận điểm thi kỳ thi THPT ở Hòa Bình. Đáng chú ý, tại tòa, bị cáo Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) liên tục kêu oan và cho rằng bị cáo bị vu khống.

Sáng 12/5, phiên xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT tại tỉnh Hòa Bình tiếp tục diễn ra với phần thẩm vấn đối với bị cáo Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình). Theo Cơ quan tố tụng, đầu tháng 5/2018, khi tham gia họp tại Sở GD&ĐT để chuẩn bị cho kỳ thi, ông Khương Ngọc Chất gặp Đỗ Mạnh Tuấn (cựu Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy) nhờ nâng điểm cho một số thí sinh là con em cán bộ Công an tỉnh Hòa Bình. Ông Tuấn đồng ý và đề nghị ông Chất tạo điều kiện bố trí nhân sự bảo vệ làm sao để việc nâng điểm được dễ dàng. Ngày 29/6/2018, ông Chất tới địa điểm chấm thi trắc nghiệm, đưa danh sách 10 thí sinh cho ông Tuấn. Kết quả, cả 10 người đều được nâng điểm. Lời khai của ông Tuấn còn cho thấy ông Chất đưa 500 triệu đồng của gia đình hai thí sinh để cảm ơn.

Khai tại phiên tòa ngày 12/5, ông Chất phủ nhận toàn bộ nội dung cáo trạng, khẳng định mình oan.

Ông Chất thừa nhận có gặp ông Tuấn, nhưng chỉ chào nhau vài câu và không hề trao đổi gì như lời ông Tuấn khai. “Bản thân gia đình bị cáo không có ai là con em họ hàng tham dự kỳ thi, cũng không có bất cứ ai nhờ vả tác động điểm thi” - ông Chất khai.

Dù vậy, ông Chất thừa nhận có gọi điện cho Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng, Sở GDĐT) và nhờ xem điểm giúp 5 trường hợp là con em của cán bộ Công an tỉnh. Khi ông Vinh nói không xem được, ông Chất tiếp tục nhờ ông Tuấn nhưng cũng không hứa trước.

Trước câu hỏi về việc nhận thông tin của 5 thí sinh như thế nào, ông Chất nói được “anh em thân thiết” nhờ tại các hội nghị của công an tỉnh, ở khuôn viên công an tỉnh hoặc khi đi ăn sáng.

HĐXX tiếp tục truy vấn tại sao bị cáo biết việc xem điểm trước là sai quy chế nhưng vẫn làm thì ông Chất nói do nể nang, đây cũng là tâm lý chung của phụ huynh có con em đi thi.

Về lời khai của ông Tuấn liên quan đến việc đưa, nhận tiền, ông Chất phủ nhận. Theo ông Chất, ngày 20/6 có họp giao ban tại Công an tỉnh, lúc 7h sáng đến cơ quan chuẩn bị tài liệu, 7 giờ 15 thì vào hội trường để họp... nên không thể gặp ông Tuấn đưa tiền.

Mặt khác, ông Tuấn có một lời khai rằng sau khi làm việc với Công an tỉnh thì đến nhà mẹ vợ ông Chất. Tại đây, ông Chất nói ông Tuấn là cứ bình tĩnh, nếu công an có hỏi về các cuộc gọi giữa hai người thì chỉ được nói là “trao đổi về hoa lan”.

Tuy nhiên, ông Chất khẳng định ngày 29/7 ở nhà mẹ ruột cả đêm rồi sau đó đưa đi bệnh viện cấp cứu, không hề gặp hay bàn bạc gì với ông Tuấn.

Trước sự mâu thuẫn về lời khai của hai bị cáo Tuấn và Chất, đại diện VKS đề nghị HĐXX cho bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn lên đối chất. Bị cáo này vẫn khẳng định giữ nguyên các lời khai của mình như trong hồ sơ vụ án và tại tòa ngày 11/5.

Ngược lại, ông Chất cho rằng ông Tuấn đang vu khống mình.

Các giám khảo khai bị ép nâng điểm

Phiên xét xử chiều 12/5, TAND tỉnh Hòa Bình tiến hành xét hỏi các giáo viên là bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi. Những giáo viên này bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trong số này, các bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan (giáo viên Trường THPT Lạc Long Quân), Nguyễn Thị Hồng Chung (giáo viên Trường THPT Ngô Quyền), Bùi Thanh Trà (giáo viên Trường PTTH Lương Sơn) cùng khai, họ là tổ trưởng chấm thi và đã nhận chỉ đạo từ bị cáo Diệp Thị Hồng Liên - nguyên Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng Sở GD&ĐT về việc nâng điểm môn Ngữ Văn.

Cụ thể, bà Liên đưa cho các bị cáo là tổ trưởng chấm thi các mảnh giấy chứa thông tin bài thi cần nâng điểm ở túi chứa bài thi nào, số phách bao nhiêu, số điểm cần nâng và quan hệ của thí sinh. Nhóm bị cáo là tổ trưởng sẽ yêu cầu giám khảo chấm theo điểm yêu cầu.

Tuy vậy, nhóm giáo viên trên cho rằng, họ chỉ chuyển giúp thông tin từ bị cáo Liên tới giám khảo, họ không ép buộc, tác động tới các giám khảo. Trong đó, Bùi Thanh Trà khai, nếu giám khảo không đồng ý, bị cáo không thể can thiệp.

Trái ngược với lời khai của bị cáo Trà, các giám khảo khẳng định Trà đã tác động, ép buộc họ. Giám khảo Bùi Thị Thu Hiền cho biết, Trà có tác động để chấm khác đi. Buổi sáng, Trà yêu cầu Hiền chấm lên 7,5 điểm. Hiền không chấm và buổi chiều, Trà quát, bảo Hiền ký khống vào phiếu chấm số 1.

“Trà yêu cầu, tôi bảo thẳng bài không thể được 8 điểm. Chị ấy quay xuống bảo không được 8 phải được 7,5 điểm... Chị ấy nói bài này của sếp”- bị cáo Lê Thị Hạnh trình bày tại tòa.

13 nhận xét:

  1. Tâm lý chung của các bị cáo có hành vi lạm dụng chức quyền khi đứng trước toàn luôn phải chối tội nên có nhiều sự mâu thuẫn trong lời khai của các bị cáo. Mong rằng phiên toàn sẽ sớm làm sáng tỏ hành vi của các bị cáo, xử lí đúng người, đúng tội

    Trả lờiXóa
  2. Giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia, nếu nền giáo dục có gian lận thi cử như vậy thì sau này làm sao tạo ra được những nhân tài làm trụ cột cho đất nước được chứ. Hành vi nâng điểm của các bị cáo thật không thể chấp nhận được và tất nhiên pháp luật cũng không dung tha, sẽ có hình phạt thật nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  3. Gian lận thi cử tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 được đánh giá là vụ án gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay bị phát hiện. Niềm tin của người dân và cả xã hội nói chung vào ngành Giáo dục bị giảm sút. Do vậy cần xử lý vụ việc trên một cách thích đáng, để mọi người có niềm tin trở lại vào ngành giáo dục nước mình.

    Trả lờiXóa
  4. Mong rằng giải quyết sự việc này nhanh nhanh, thực sự việc gian lận điểm thi như vậy rất làm ảnh hưởng đến nhiều học sinh thực sự cố gắng mà lại tuột mất cơ hội vì những em mà cha mẹ chạy điểm cho, rồi còn sẽ tạo những tâm lý hiệu ứng không tốt cho các em học sinh, ảnh hưởng đế niềm tin vào nền giáo dục và động cơ học tập của các em. Chắc chắn những kẻ có liên quan đều phải chịu những mức án của pháp luật

    Trả lờiXóa
  5. Dù có là bị ép hay không thì đã biết sai vẫn làm vẫn là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm luật pháp xã hội mà không nghĩ đến hậu quả những việc mình gây ra có thể ảnh hưởng đến thế nào đối với những thế hệ tương lai đất nước. Giúp đỡ những em học sinh thiếu sự cố gắng để ngang nhiên vượt qua những em thực sự cố gắng học tập là một điều hết sức thiếu công bằng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tốt nhất là nên trung thực; đã mắc sai phạm rồi thì dũng cảm nhận tội

      Xóa
  6. Vụ việc này khi đó đã gây sự bức xúc không hề nhỏ đối với dư luận, đặc biệt là các em học sinh và các bậc phụ huynh có con em tham gia vào kì thi này. Chắc chắn phải xử lý tận gốc những trường hợp chạy điểm sao cho không còn tồn đọng những thành phần làm sai mà lại không phải chịu sự xử lí của pháp luật, có như vậy mới không còn chuyện gian lận được

    Trả lờiXóa
  7. Nếu thực sự bị ép thì tại sao không trình báo cơ quan chức năng ngay lúc đó? Làm gì có ai một tay che được cả bầu trời mà sợ sệt. Hay vì chính bản thân họ cũng cả nể, cũng vì cái sự ham muốn vật chất nên nhắm mắt nhắm mũi làm , đánh đổi cơ hội đến những môi trường tốt của biết bao em học sinh khác? Đừng có muốn dùng một lời nói bị oan, bị ép mà mong rằng tội của mình sẽ nhẹ bớt đi

    Trả lờiXóa
  8. Oan hay không thì vẫn sai, thế nhưng chắc chắn không bao giờ nói mình bị oan cho đến khi sự việc bị vỡ lở ra. Có mà lúc làm việc thì làm cùng nhau theo một đường ray rồi cuối cùng giờ lại kêu oan, lại bán đứng vì lợi ích của bản thân thôi. Chắc chắn nếu như không có sự hợp tác thì sẽ không thể có sự việc chạy điểm như thế diễn ra một cách êm xuôi mà mãi sau mới bị phát giác được

    Trả lờiXóa
  9. Oan hay không oan thì cứ để tòa ra phán quyết, tôi nghĩ rằng sự việc gian lận thi cử này phải được giải quyết nhanh chóng để tránh gây tâm lí hoang mang, dao động cho các em học sinh chuẩn bị có kì thi sắp tới. Dù có bị ép hay như thế nào đi chăng nữa thì vẫn là sai, đạo đức nghề nghiệp không còn thì oan ở đâu!

    Trả lờiXóa
  10. trong bộ máy nhà nước cấp trên có quyền nói cấp dưới phải nghe, chính vì vậy khi tuyển chọn bầu cử những người lên lãnh đạo cần chọn người vừa có tài vừa có đức, không thể qua loa đại khía tuyển những người không có tâm lên làm lãnh đạo được như vậy thì hậu quả sẽ khôn lường

    Trả lờiXóa
  11. Có tội thì nên nhận tội, chớ nên quanh co chối tội, đường nào chân lý cũng thuộc về sự thật

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog