Chia sẻ

Tre Làng

Nên khởi tố các vụ cố tình làm lây lan bệnh dịch cho người khác

Khoai@

Mình phát hoảng với nhiều anh chị thuộc dạng F0, F1 bất hợp tác với các cơ quan chức năng trong phòng chống Covid-19. Thậm chí có anh chị còn trốn khỏi khu cách ly để về quê ăn tết. Ý thức bảo vệ cộng đồng và bảo vệ bản thân như thế thì chỉ có chế tài hình sự mới có thể chặn đứng được các hành vi này.

Đã đến lúc phải cứng rắn để bảo vệ cộng đồng

Vận động rồi, thuyết phục chán chê mê mỏi rồi, cưỡng chế có rồi, xử lý hành chính mãi rồi... mà tình trạng này vẫn không giảm, thì đó là lúc cần có biện pháp cứng rắn. Đó là vận dụng luật hình sự để xử lý.

Ảnh: Một cô gái livestream khoe trốn cách ly khai báo y tế với cơ quan chức năng

Hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người đang là  vấn nạn của xã hội, đòi hỏi phải có những chế tài xử lý nghiêm khắc. 

Covid-19 đã được Bộ Y tế bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đây là các bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao… Vì vậy, các hành vi "trốn khai báo" hoặc "trốn cách ly"… gây lây truyền bệnh có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" theo điều 240 Bộ luật hình sự 2015.

Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm gồm: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo Điều 10 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm …; Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm...; Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Với hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác thì người vi phạm còn có thể bị xử lý về hình sự. Cụ thể, tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Điều 240 về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, quy định:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; Làm chết người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Làm chết 02 người trở lên và người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo như báo cáo của Bộ Y tế, có đến hơn 90% các F0, F1 bất hợp tác, nhiều người bỏ trốn khỏi khu cách ly, nhiều người cố tình đưa người từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam bất hợp pháp... Thực tế ấy tạo ra những nguy cơ lây lan bệnh dịch và có thể dẫn đến mất kiểm soát. Do đó, cần phải mạnh tay xử lý bằng chế tài hình sự để bảo vệ công dân.

Đối phó với bệnh dịch, rất nhiều nước đưa ra hình phạt nặng, gồm cả phạt tiền và bỏ tù cho hành vi che giấu lịch sử đi lại trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến bất thường hiện nay.

Cộng hòa Czech yêu cầu tất cả công dân từ Ý và một số nước khác có vùng dịch COVID-19 về nước sau ngày 7-3 phải liên hệ với bác sĩ và tự cách ly trong 14 ngày. Bất kỳ ai vi phạm có thể bị phạt 3 triệu koruna (hơn 3 tỉ đồng).

Tại Singapore, bất kỳ ai vi phạm đạo luật về các bệnh truyền nhiễm của nước này cũng có thể bị phạt lên tới 10.000 đôla Singapore hoặc 6 tháng tù dù là lần đầu vi phạm. Bộ Y tế Singapore nhắc nhở công chúng rằng dưới đạo luật này, bất kỳ ai che giấu hoặc cung cấp thông tin không chính xác về lịch sử đi lại đều phạm tội.

Còn tại Israel, những người trở về từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau, Singapore và Thái Lan... được yêu cầu tự cách ly trong 14 ngày. Ai cố ý vi phạm lệnh cách ly có thể bị phạt 7 năm tù. Riêng những trường hợp vi phạm vì vô ý có thể bị phạt 3 năm tù.

2 nhận xét:

  1. Sợ thật, mấy anh chị làm ăn thế này thì ẩu quá, chưa nói đến sự nguy hiểm mà chỉ bàn về sự ý thức thì quá kém rồi. Vừa rồi Bộ y tế đề xuất là xóa nhà mạng vĩnh viễn cho ai cố tình không khai báo y tế, trốn cách ly. Mẹ nó chứ, vì sức khỏe của cộng đồng và xã hội, mà mấy anh chị F1, F2 không chịu khai báo y tế thì làm ảnh hưởng đến cục bộ thì toang quá. thử hỏi xã hội thì làm sao mà kiểm soát được đây. Nên có biện pháp xử lý mạnh tay hơn nữa đối với trường hợp này.

    Trả lờiXóa
  2. Mấy anh chị này thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm với cộng đồng quá. Trong khi các lực lượng tuyến đầu ngày đêm nỗ lực chông dịch còn không được về ăn Tết mà các anh chị làm thế có khác nào giẫm đạp lên nỗ lực của họ không. Cứ phải xử phạt thật nặng những trường hợp như thế

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog