Chia sẻ

Tre Làng

Số ca chết vì COVID-19 ở Ấn Độ cao chưa từng thấy

Ấn Độ tiếp tục xô đổ kỷ lục số người chết vì virus SARS-CoV-2 trong ngày khi ghi nhận 4.525 ca tử vong mới 24 giờ qua.

Hôm 19/5, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 4.525 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19. Đây là ngày chết chóc nhất được ghi nhận ở nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Qua đó, nâng tổng số người chết vì virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ lên 283.276.

Cũng trong 24 giờ qua, nước này có thêm 267.174 ca mắc COVID-19 mới. Đến nay, tổng số ca nhiễm nCoV tại Ấn Độ là 25.495.144 người. Ấn Độ hiện là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ.

Đại dịch COVID-19 đang càn quét khu vực nông thôn Ấn Độ. (Ảnh: Business Standard)

Đây là ngày thứ ba liên tiếp nước này có số ca mắc mới dưới 300.000 người. Ca mắc COVID-19 theo báo cáo của Ấn Độ giảm mạnh trong những ngày qua, song các chuyên gia cho rằng, dữ liệu này không đáng tin cậy do thiếu xét nghiệm ở các vùng nông thôn.

Nhiều người cho rằng, quy mô khủng hoảng đại dịch tại Ấn Độ lớn hơn đáng kể so với con số chính thức, trong bối cảnh nhiều dân làng bị ốm nhưng sợ rời khỏi nhà, trong khi con số người chết vì COVID-19 không được ghi nhận đầy đủ.

Sau khi hoành hành và gây hậu quả nghiêm trọng ở thành phố lớn tại Ấn Độ, dịch COVID-19 đã càn quét khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn được xem là nơi thiếu thốn trang thiết bị y tế, dụng cụ xét nghiệm nên các ca mắc COVID-19 không được phát hiện, báo cáo sớm và có biện pháp cách ly.

Tại nhiều làng quê ở Ấn Độ, nhiều người dân bị mắc COVID-19 không triệu chứng và bản thân họ cũng không biết mình mang bệnh. Bên cạnh đó, tại các địa phương không cung cấp các dịch vụ y tế khẩn cấp, nhiều dân làng mắc bệnh phải lên thành phố, thậm chí là sang bang khác, để xin được chữa trị.

Theo chuyên gia sức khỏe cộng đồng Bharti Sharma, người dân nông thôn Ấn Độ mắc COVID-19 dễ gặp rủi ro hơn vì họ không thể nhanh chóng được chăm sóc sức khỏe.

Theo Ngân hàng Thế giới, có tới hơn 65% người dân Ấn Độ sống ở các quận nông thôn. Tuy nhiên, chỉ có 37% số giường bệnh tại các bệnh viện công ở khu vực này, nghĩa là cứ 10.000 người dân ở nông thôn thì mới có 3,2 giường bệnh.

KÔNG ANH (Nguồn: Business Standard.)

14 nhận xét:

  1. Căn bản là dân số họ cũng đông quá nên việc kiểm soát thực sự là khó khăn, nhất là việc đi vào tận những nơi vào sâu xa để lấy những mẫu xét nghiệm. vì có thể chính người dân của họ cũng không thực sự hợp tác, không lâu đâu mà chỉ mới đầu năm nay dân họ vẫn còn coi thường đại dịch này lắm, biểu hiện là hình ảnh cảnh sát ấn áp dụng để loại biện pháp để họ hợp tác đeo khẩu trang mà họ vẫn không chịu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân họ cũng không sợ dịch rồi nhưng được cả chính quyền cũng đầu năm vừa tuyên bố thắng dịch ấy bác, nên dân nó càng không sợ! Việt Nam cũng chỉ tuyên bố là vượt qua các đợt dịch chứ có dám tuyên bố khống chế thành công hay chiến thắng đâu vì dịch nó theo từng đợt mà, tránh sao được

      Xóa
    2. Người dân Ấn Độ đã quá chủ quan, nên dịch bệnh mới lây lan mạnh như vậy

      Xóa
  2. Dân đông thế còn vô ý thức nữa thì dịch bệnh sẽ lan nhanh lắm. Chính quyền bên Ân cũng phản ứng quá chậm, làm công tác chống dịch không triệt để. Khi mà dịch bệnh đang căng thẳng, số ca mỗi ngày đang không ngừng tăng thế mà vẫn đồng ý cho một đoàn khoảng 600 nghìn người đi tập trung cầu nguyện hết dịch.. đến chịu..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì dân họ tín mà bạn ạ. Có cấm thì họ vẫn đi thôi, có bao nhiêu cảnh sát cũng khó mà giải tán được bằng đó đám đông lắm. Người Việt Nam mình hiểu biết hơn còn vẫn tồn tại thành phần không có ý thức huống hồ họ là những người hoàn toàn tin vào thần thasnhd đặc biệt là tin vào chuyện cầu nguyện sẽ hết bênh ạ

      Xóa
    2. Ấn Độ cần có các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn dịch bệnh

      Xóa
  3. Số ca nhiễm tăng đến mức độ này chính là sự chủ quan từ chính quyền, nói thế cho vuông! Chẳng làm căng thì dân nó có mà sợ, lại còn dân đông, tôn giáo thì phức tạp. Nói chung là họ quá tín, họ vẫn nghĩ cầu nguyện giúp họ khỏi bệnh. Có thể người thân họ chết đến nơi rồi nhưng họ vẫn cầu nguyện mà đéo đau khẩu trang

    Trả lờiXóa
  4. Vì là quốc gia có mối quan hệ gắn bó nên dĩ nhiên cũng chỉ mong rằng họ sẽ sớm vượt qua đợt bùng phát dịch này ạ! Chứ dân họ đã nghèo và khó khăn, dân trí thì thấp, nhìn hình ảnh họ nằm la liệt vỉa hè vì bệnh viện không đủ chỗ, rồi phải tự thuê bình ô xi để kéo dài tính mạng cho người thân thấy thương tâm thực sự

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công nhận là thương ạ. Ở Việt Nam cũng có những sự hỗ trợ đến nước bạn rồi ạ! Như diễn viên mc Đại Nghĩa đợt vừa rồi cũng quyên góp mà sang đó cứu trợ, nghe bảo là có nhiều người họ đứng nhận sự giúp đỡ lắm. Dĩ nhiên tình hình trong nước cũng căng thẳng nhưng có lẽ ta vẫn còn may mắn và kiểm soát tốt hơn nước bạn

      Xóa
    2. Ấn Độ đang rất cần sự giúp đỡ của các nước

      Xóa
  5. Số ca nhiễm ở đất nước tỷ dân này càng càng càng tăng lên và dường như chưa có dấu hiệu giảm. Hệ quả này là xuất hát từ các biện pháp chống dịch không triệt để, quyết liệt và ý thức của người dân chưa cao trong phòng bệnh

    Trả lờiXóa
  6. Trước tình trạng số ca nhiễm Covid-19 mới còn ở mức cao, Ấn Độ sẽ không thể khôi phục việc xuất khẩu số lượng lớn vắc xin Covid-19 cho đến ít nhất tháng 10, theo Reuters hôm qua 18.5 dẫn 3 nguồn thạo tin. Việc trì hoãn xuất khẩu vắc xin Covid-19 lâu hơn dự kiến này sẽ làm trầm trọng tình trạng thiếu hụt nguồn cung vắc xin cho dự án vắc xin Covid-19 toàn cầu (COVAX)

    Trả lờiXóa
  7. Ấn Độ hồi tháng 3 đã quyết định ngừng xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19 để tập trung cho chương trình tiêm phòng trong nước, sau khi làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát mạnh tại nước này.Đây là một điều đáng lo ngại đặt ra cho Ấn Độ cũng như cả thế giới

    Trả lờiXóa
  8. Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog