Chia sẻ

Tre Làng

Nguy cơ khó lường, Hà Nội cần có giải pháp kiểm soát dịch phù hợp

Theo PGS-Tiến sỹ Trần Đắc Phu, Hà Nội cần xét nghiệm hàng ngày tất cả các trường hợp sốt, ho, khó thở… để phát hiện ổ dịch, khoanh vùng dập dịch kịp thời, đánh giá nguy cơ đúng để có đáp ứng phù hợp.

Nhân viên Bến xe Giáp Bát kiểm tra thân nhiệt tất cả hành khách vào bến. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Kể từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát đến nay, Hà Nội đã trải qua 180 ngày kiên cường, chủ động giữ an toàn cho địa bàn, đồng thời đang tích cực thiết lập trạng thái "bình thường mới."

Tuy nhiên, với đặc điểm dân số đông, lượng người nhập cư lớn, lại là đầu mối giao thông quốc gia, trung tâm giao lưu nên thời gian tới, Hà Nội cần chủ động, linh hoạt hơn nữa, có các giải pháp kiểm soát dịch phù hợp.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), lưu ý đối với Hà Nội, nguy cơ dịch vẫn rất cao, diễn biến phức tạp, khó lường, cần cảnh giác cao độ.

Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu, thời gian tới, Hà Nội cần triển khai một số giải pháp chính như thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, thực hiện thích ứng, linh hoạt, kiểm soát dịch có hiệu quả… để thực hiện "mục tiêu kép;" thường xuyên xét nghiệm các đối tượng nguy cơ, vùng nguy cơ đặc biệt; xét nghiệm hàng ngày tất cả các trường hợp sốt, ho, khó thở… để phát hiện ổ dịch, khoanh vùng dập dịch kịp thời, đồng thời đánh giá nguy cơ đúng để có đáp ứng phù hợp.

Bên cạnh đó, người dân Hà Nội cần đi tiêm đầy đủ mũi hai vaccine phòng COVID-19, đặc biệt là những người cao tuổi, người có bệnh nền.

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu đặc biệt lưu ý khi Hà Nội mở cửa, số lượng người dân nhập cư, học sinh, sinh viên từ các tỉnh đổ về rất lớn. Trong khi đó, tại các tỉnh, số người được tiêm vaccine chưa nhiều nên Hà Nội cần quan tâm, đề phòng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch từ những đối tượng này. Thêm vào đó, Hà Nội cũng cần có kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu nêu ý kiến Hà Nội nên xem xét áp dụng hình thức cách ly tại nhà, thu gọn cách ly tập trung, chuẩn bị cơ sở điều trị để không bị động trong trường hợp dịch bùng phát. Trong thời gian này, Hà Nội cần tập trung huấn luyện, đào tạo cho y tế cơ sở để đáp ứng với nhu cầu nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp; tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, triển khai mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vì chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin mới giải quyết được nhiều ách tắc, vướng mắc, tồn tại như trong thời gian vừa qua. Tiếp đó, Hà Nội cần có phương án thích ứng, linh hoạt trong đáp ứng phù hợp với hoạt động, ngành nghề, địa bàn để vừa phòng, chống dịch tốt và làm kinh tế hiệu quả, có phương án cho học sinh đến trường.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của người dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu, chỉ khi người dân thực hiện tốt thì các biện pháp phòng, chống dịch mới phát huy hiệu quả. Trong đó, người dân cần tiếp tục thực hiện thật tốt thông điệp 5K để cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Đồng thời, thành phố cần quản lý chặt người đi từ vùng dịch về, yêu cầu người dân nâng cao tính tự giác khai báo y tế, nâng cao tính tự quản ở khu dân cư thông qua việc tuyên truyền, động viên, tư vấn, nhắc nhở về ý thức phòng bệnh. Hà Nội cần tiếp tục bảo vệ thành quả phòng dịch ở các “vùng xanh."

Hà Nội luôn là địa bàn có nguy cơ dịch bệnh rất cao vì đặc điểm là đầu mối giao thông quốc gia, trung tâm giao lưu với dân số đông, lượng người nhập cư lớn.

“Đến thời điểm này, dịch không bùng phát ở Hà Nội, kinh tế vẫn tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo, tôi cho đó là thành công lớn. Đạt được kết quả đó là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành y tế, các ngành của thành phố, sự ủng hộ của Trung ương và đặc biệt là sự ủng hộ, trách nhiệm, đồng lòng của người dân Thủ đô," Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu khẳng định.

Đạt được kết quả đó là do Hà Nội đã đánh giá đúng tình hình, có phản ứng sớm, áp dụng biện pháp phù hợp, kịp thời nên luôn trong tư thế chủ động kiểm soát dịch bệnh. Mặc dù đại dịch COVID-19 là vấn đề y tế nhưng các giải pháp xử lý lại là một tổng thể. Nếu chủ quan, lơ là không đáp ứng đúng, phù hợp, kịp thời thì dịch bùng phát lên sẽ gây tổn thất nặng nề tới sức khỏe, tính mạng người dân. Tuy nhiên, nếu không dự báo đúng, lo sợ quá mà đáp ứng thái quá cũng gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội.

Đánh giá về công tác phòng, chống dịch của Hà Nội trong đợt dịch lần thứ tư, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội đã sớm nhận định nguy cơ nên đã kịp thời ban hành Chỉ thị riêng, mạnh dạn tạm dừng một số dịch vụ ăn uống, quán bar, karaoke… Việc áp dụng biện pháp này giúp dịch không bung ra ở Hà Nội. Có thể tại thời điểm đó, nhiều người dân không đồng tình nhưng sau này lại được người dân ủng hộ và chấp nhận hy sinh quyền lợi của một số ngành nghề để đảm bảo phòng, chống dịch.

Ngay cả khi thực hiện giãn cách, Hà Nội cũng linh hoạt giãn cách theo đúng nguy cơ, áp dụng ở diện hẹp nhất có thể để không ảnh hưởng tới kinh tế và an sinh xã hội của người dân. Trong công tác xét nghiệm, Hà Nội đã sớm xét nghiệm tất cả các trường hợp ho, sốt trên địa bàn với mỗi ngày trên hàng ngàn trường hợp. Mặc dù đây là quy định của Bộ Y tế nhưng không phải địa phương nào cũng làm được. Chính việc xét nghiệm này đã giúp Hà Nội phát hiện dịch xảy ra tại tất cả các quận, huyện, từ đó nhận định được sự nguy cơ và có quyết định giãn cách phù hợp, không để dịch bùng ra toàn thành phố.

Một số giải pháp Hà Nội đã thực hiện thành công trong đợt dịch thứ tư cũng được Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu đánh giá cao như xây dựng kế hoạch tiêm chủng bài bản, khoa học, nhanh chóng, tiêm cho cả người dân có hộ khẩu cũng như không có hộ khẩu trên địa bàn, tạo miễn dịch cộng đồng cao; xây dựng các tổ phòng, chống COVID cộng đồng, y tế cơ sở, các lực lượng địa phương mạnh, thực sự là “cánh tay kéo dài” của tuyến trên; hình thành nhiều đội đáp ứng nhanh tại các tuyến đặc biệt, các đội của CDC tuyến tỉnh, nhờ đó công tác truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch của Hà Nội kịp thời; lập nhiều vùng xanh do người dân tự quản…

Công tác truyền thông của Hà Nội trong thời gian qua đã công khai, minh bạch các thông tin về dịch bệnh, nhất là thông tin về các ca bệnh, giúp người dân biết để vừa tự giác phòng, chống cho bản thân vừa giữ gìn cho cộng đồng.

Cửa hàng cắt tóc Mẹ Ớt ở số 36A Trần Quang Diệu (Đống Đa) bị phong tỏa. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Một kinh nghiệm về sự linh hoạt nữa của Hà Nội được Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu tâm đắc là trước khi thực hiện giãn cách, thành phố đều giao cho các ngành xây dựng phương án phù hợp nhất bảo đảm tính khoa học và tính thực tiễn, không ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội. Cũng như vậy, trước khi ban hành quyết định nới lỏng, bỏ giãn cách, thành phố Hà Nội cũng giao cho các ngành xây dựng phương án đảm bảo an toàn. Đến nay, chỉ có vấn đề giấy đi đường là người dân chưa đồng tình lắm. Tuy nhiên, người dân nên chia sẻ với thành phố Hà Nội vì công tác phòng, chống dịch COVID-19 chưa có tiền lệ, nhiều khó khăn, việc đòi hỏi 100% các biện pháp hoàn hảo là rất khó. Hơn nữa, Hà Nội cũng đã linh hoạt điều chỉnh ngay khi phát hiện vấn đề.

Về cách tiếp cận của thành phố Hà Nội trong việc thiết lập trạng thái "bình thường mới," Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu cho biết đây là cách tiếp cận phù hợp, cần thiết. Hà Nội phải hòa nhịp với cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19," nếu hòa nhịp sai sẽ dẫn tới tác động tiêu cực. Đặc biệt, Hà Nội phải lưu ý vấn đề phòng dịch, không phải quyết định nới lỏng là buông xuôi, thả lỏng hết. Nới lỏng để phục hồi và phát triển kinh tế nhưng đồng thời vẫn phải kiểm soát được dịch.

Mấy ngày qua, người dân từ các vùng dịch về Hà Nội được phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2 tương đối nhiều. Trong lúc tỷ lệ tiêm vaccine mũi hai còn thấp, thời gian tới người chưa tiêm từ nơi khác đổ về, miễn dịch cộng đồng cả nước chưa cao…, Hà Nội cần có giải pháp để kiểm soát chặt, không để dịch lại bùng lên.

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh kiểm soát dịch có giải pháp, có phương án chứ không phải là cấm, đưa ra quy định trái với Nghị quyết 128/NQ-CP để ảnh hưởng tới các địa phương khác./.

Nguyễn Cúc (TTXVN/Vietnam+)

30 nhận xét:

  1. Để đạt được những thành quả trong công tác phòng chống dịch bệnh đấy là sự chủ động của Chính quyền Hà Nội khi đã chủ động trong việc đánh giá đúng tình hình, có phản ứng sớm, áp dụng các biện pháp phù hợp, kịp thời cùng với sự đồng lòng, chung sức, đoàn kết của người dân Hà Nội. Mặc dù tình hình dịch bệnh đã kiểm soát được những cũng không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải luôn trong tâm thế chủ động trong mọi tình huống và có chủ trương, kế hoạch phù hợp để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh luôn được thực hiện thường xuyển.

    Trả lờiXóa
  2. Kể từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát đến nay, Hà Nội đã trải qua 180 ngày kiên cường, chủ động giữ an toàn cho địa bàn, đồng thời đang tích cực thiết lập trạng thái "bình thường mới." Tuy nhiên, với đặc điểm dân số đông, lượng người nhập cư lớn, lại là đầu mối giao thông quốc gia, trung tâm giao lưu nên thời gian tới, Hà Nội cần chủ động, linh hoạt hơn nữa, có các giải pháp kiểm soát dịch phù hợp. Với những gì hiện nay vốn có, hy vọng Hà Nội sẽ tiếp tục mạnh mẽ phát huy triển khai những biện pháp phòng dịch hiệu quả để giữ vững thành quả chống dịch hiệu quả nhất

    Trả lờiXóa
  3. Hà Nội không bao giờ được chủ quan trong công tác phòng, chống dịch vì chỉ cần lơ là một chút thôi cũng có thể gây ra lây lan trên diện rộng. Hiện có rất nhiều dòng người đổ về thủ đô để sinh sống, làm việc, do đó nếu ai có triệu chứng gì thì hãy báo với trung tâm y tế gần nhất.

    Trả lờiXóa
  4. Rõ ràng chúng ta cần thực hiện nghiêm các quy định của chính quyền để giữ gìn thành quả công tác chống dịch trước đây. Hà Nội vẫn yên bình nhưng ở nhiều tỉnh lân cận đã xảy ra bùng dịch một lần nữa. Mong rằng chúng ta sẽ bảo vệ Hà Nội được bình yên.

    Trả lờiXóa
  5. chúng ta vẫn phải giữ tinh thần mỗi người dân là một người lính trong trận chiến với Covid - 19. ĐỒng thời, chính quyền cần có các giải pháp kịp thời để kiểm soát tình hình dịch tễ trên địa bàn thủ đô, lượng người ra vào thủ đô. Để giữ vững cuộc sống bình thường mới, chúng ta không bao giờ được lơ là.

    Trả lờiXóa
  6. Dù Hà Nội vừa kết thúc giãn cách xã hội một thời gian chưa lâu, đang thực hiện bình thường mới những kết quả bước đầu khá khả quan tuy nhiên chúng ta tuyệt đối không thể lơ là trước nguy cơ của dịch bệnh mà cần phải có những biện pháp phòng dịch hiệu quả hơn nữa

    Trả lờiXóa
  7. Trong nước tuy đã được kiểm soát tốt, song nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại luôn thường trực, nhất là từ nguồn nhập cảnh, nhập cảnh trái phép hay trốn khai báo; đã có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

    Trả lờiXóa
  8. Bước vào giai đoạn "bình thường mới", thực hiện "mục tiêu kép, Đảng ta cũng như lãnh đạo các cấp chính quyền không lơ là cảnh giác, không để bị động trước tình hình dịch của thủ đô. Với tình hình dịch bệnh vẫn biến đổi như hiện nay, Hà Nội vẫn là khu vự có nguy cơ dịch cao, diễn biến phức tạp, nguy cơ khó lường, nên mỗi chúng ta cần tự nâng cao tinh thần tự giác chống dịch, thực hiện đúng quy định 5K của BYT, cùng chung tay đoàn kết chống dịch, tránh chủ quan, không tự phòng ngừa.

    Trả lờiXóa
  9. Kể từ khi đợt dịch lần thứ tư bùng phát thì TP Hà Nội đã làm rất tốt các biện pháp phòng chống dịch, quyết liệt trong từng khâu khoanh vùng, dập dịch cũng như đẩy mạnh việc tiêm chủng vắc xin cho người dân. Trong tình hình hiện nay, khi mà cả nước đang dần bước sang trạng thái bình thường mới, song song thực hiện "mục tiêu kép" mà Đảng và Chính phủ đề ra để từng bước tiến tới kiểm soát dịch bệnh và phát triển ổn định về kinh tế. Tuy nhiên, thực tế mấy ngày vừa qua cho thấy, nguy cơ tiềm ẩn của một đợt bùng phát dịch mới tại Hà Nội cũng như tại nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn đang hiện hữu và vô cùng khó lường, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hơn nữa tinh thần "phòng bệnh hơn chữa bệnh", không được chủ quan, lơ là và tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo chủ trương chung củ Chính phủ.

    Trả lờiXóa
  10. Hà Nội cũng như hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đang bước sang thời kỳ mới trong công tác phòng chống dịch hiện nay, chúng ta đã tương đối kiểm soát thành công đại dịch và từng bước bình thường hóa cuộc sống cũng như phát triển về kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát nguy hiểm, phức tạp, khó lường, do đó, bên cạnh việc bình thường lại cuộc sống, mỗi người dân cũng cần phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm của mình, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch mà BYT đề ra cũng như chấp hành tốt việc khai báo y tế hàng ngày để có thể nhanh chóng truy vết khi có trường hợp bất trắc xảy ra.

    Trả lờiXóa
  11. nguy cơ dịch bệnh vẫn đã và đang tiềm ẩn trong cộng đồng nên chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. Bên cạnh nỗ lực thiết lập trạng thái bình thường mới theo chỉ thị của chính phủ thì phải đặc biệt quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh, không để tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, khó lường, mất kiểm soát.

    Trả lờiXóa
  12. dịch bệnh mặc dù đã cơ bản được kiểm soát nhưng không có nghĩa là chúng ta được lơ à vì đây là một dịch bệnh nguy hiểm nên mọi quy định được đặt ra cần được thực hiện một cách đúng đắn để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và lây lan gì thì gì, hết giãn cách thì mừng thật đấy, nhưng mà khuyên các anh chị e chớ có bung lụa quá, bung ít ít thôi không đến lúc lại trở tay không kịp, cứ 5k mà áp dụng cho nó an toàn Mong mọi người hãy nhìn vào bài học lớn từ tình hình dich của miền Nam đợt rồi để chọn thái độ ứng phó của mình với dịch. Đừng đùa với con covid



    Trả lờiXóa
  13. Dù Hà Nội đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng khả năng bùng phát dịch lại không phải là không có. Vì virut covid rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường nên mọi người đều phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng chống dịch bệnh

    Trả lờiXóa
  14. Tuy đã xác định sống chung với dịch, đồng thời có những biện pháp linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh điều kiện để người dân có thể hoạt động dihj vụ tuy nhiên không thể lơ là cảnh giác được bởi dịch vẫn ở rất gần và nó co thể chờ thời co thuận lợi bùng lên bất cứ lúc nào.

    Trả lờiXóa
  15. QUan trọng hơn hết ở khoảng thời gian này là sự lãnh chỉ đạo của địa phương, và hơn cả là ý thức của mỗi người dân đảm bảo các yêu cầu về mặt y tế, nâng cao ý thưc cộng đồng ở mọi nơi mọi lúc. Hành động của mỗi người là góp phần ý thức phòng chống dịch cho cả cộng đồng xã hội.

    Trả lờiXóa
  16. Hôm nay Hà Nội lại ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm cộng đồng, đây cũng đang là hồi chuông báo động, là thách thức đối với Hà Nội trong thời gian tới... Khi mà chúng ta đã giãn cách quá lâu, nền kinh tế đã đi xuống quá nhiều,... Cần phải có biện pháp tối ưu nhất ở thời điểm khó khăn này..

    Trả lờiXóa
  17. Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ, qua theo dõi, Hà Nội đã nhanh chóng triển khai các biện pháp thích ứng với hệ thống các giải pháp được cho là sẽ giúp cho đầu não cả nước thực hiện được mục tiêu kép đề ra, bảo vệ và giữ vững thành quà chống dịch đã đạt được trong suốt thời gian qua.

    Trả lờiXóa
  18. Ngoài việc nhanh chóng triển khai kế hoạch thích ứng an toàn với Covid-19 với nhiều giải pháp, nhiệm vụ trước mắt như thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch công tác những tháng cuối năm 2021; phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, Ban Chỉ đạo, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu… thì Hà Nội còn triển khai đồng thời nhiều giải pháp khác.

    Trả lờiXóa
  19. UBND Tp Hà Nội cũng giao Sở thông tin & truyền thông tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng, chống dịch của thành phố tạo sự đồng thuận, chủ động, thống nhất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, khu dân cư, người dân thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch của thành phố.

    Trả lờiXóa
  20. Trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, trên cơ sở tinh thần, nguyên tắc được Chính phủ chỉ đạo và căn cứ tình hình thực tiễn tại Tp, Hà Nội đã có hàng loạt các giải pháp sát đúng, đảm bảo tinh thần thận trọng trong phòng chống dịch theo nguyên tắc mềm, có tính thích ứng cao. Sự chủ động, thận trọng của Hà Nội trong từng hạng mục công tác vì thế đã, đang tạo niềm tin cho cư dân thủ đô về một viễn cảnh mới, trong bối cảnh dịch bệnh được dự báo sẽ còn kéo dài.

    Trả lờiXóa
  21. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 22/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn thành phố. Mong rằng, với sự quyết tâm đang có và sự bài bản đã được thiết lập, Hà Nội sẽ viết tiếp những kỳ tích thực sự trong phòng chống dịch trong giai đoạn mới.

    Trả lờiXóa
  22. Có lẽ bây giờ chúng ta phải dần thích nghi với việc sống chung với dịch thì sẽ tốt hơn. Thời gian giãn cách dài vừa rồi cũng để gây thiệt hại lớn về nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Do đó chúng ta không thể tiếp tục duy trì việc giãn cách nữa mà cần phải nới lỏng đồng thời cần có những biện pháp phòng chống dịch phù hợp nhất.

    Trả lờiXóa
  23. Hà Nội đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, linh hoạt và chủ động ứng phó với mọi tình huống.

    Trả lờiXóa
  24. Về cơ bản Hà Nội đã có nhiều " vùng xanh" chứng tỏ dịch bệnh đã được kiểm soát, tuy nhiên khi mở cửa trở lại sẽ không tránh khỏi nguy cơ xuất hiện các ca bệnh mới. Vì vậy chính lúc này càng phải thắt chặt về mặt quản lý cũng như tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để tránh bùng dịch trở lại.

    Trả lờiXóa
  25. Những ngày qua, TP Hà Nội liên tục ghi nhận những ca mắc mới trong cộng đồng mặc cho tỷ lệ tiêm chủng vắc xin đối với người trên 18 tuổi của thành phố là gần như tuyệt đối. Thực tế đó đã đặt ra vấn đề là dù đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn, phức tạp, khó lường trong việc bùng phát dịch bệnh. Do đó, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình hơn nữa, tuân thủ các biện pháp phòng dịch mà BYT đưa ra để giữ vững thành quả mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua.

    Trả lờiXóa
  26. Kinh nghiệm và kết quả phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố thời gian qua cho thấy, công tác phòng, chống dịch phải chủ động chuẩn bị trước một bước và phải dựa vào người dân. Những thành công bước đầu đã đạt được nhưng vẫn cần phải tiếp tục có sự chung tay của tất cả mọi người

    Trả lờiXóa
  27. Việc thực hiện trạng thái bình thường mới như hiện nay là kết quả nỗ lực của các hệ thống chính trị và người dân để đưa cuộc sống bình thường trở lại sau khi dịch bệnh bùng phát. Do vậy chúng ta cần cảnh giác hơn nữa trước nguy cơ dịch bệnh lây lan chứ không phải lơ là, chủ quan

    Trả lờiXóa
  28. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  29. Chúng ta không nên mất cảnh giác, công tác chống dịch hiện nay đang rất tốt Tuy chúng ta đã hoạt động trở lại, nhưng cx không được chủ quan lơ là. Mong mọi người đều nâng cao ý thức, đề đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Tình hình dịch bệnh hiện nay rất khó lường, nếu không có biện pháp phòng dịch thì nguy cơ bùng phát trở lại là rất cao. Cứ giữ những biện pháp phòng dịch như hiện tại, đừng chủ quan buông lỏng thì sẽ ổn thôi



    Trả lờiXóa
  30. Khi thủ đô trở lại trạng thái "bình thường mới" thì hoạt động kinh tế của người dân được nối lại. Đồng thời là nguy cơ xuất hiện các ổ dịch phức tạp mới. Chính quyền TP cần phải có những biện pháp quyết liệt, tích cực hơn; siết chặt việc tổ chức thực hiện các quy định, quy chế phòng, chống dịch Nếu dịch bệnh bùng phát trở lại thì thiệt hại kinh tế rất lớn, bao nhiêu công sức giãn cách phong tỏa mấy tháng trời đổ sông đổ bể. Diễn dịch đang rất phức tạp. Việt Nam đã trãi qua 4 đợt dịch, cho nên mỗi người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, phải xác định sống an toàn với dịch.


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog