Chia sẻ

Tre Làng

Hà Nội: Sản xuất kinh doanh đang phục hồi nhanh

Sáng nay, 29/12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, UBND TP Hà Nội giao ban trực tuyến công tác quý IV năm 2021.

Dự hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn; các Phó Chủ tịch UBND TP: Dương Đức Tuấn, Hà Minh Hải, Chử Xuân Dũng; đại diện các sở, ngành TP.

Các chỉ số sản xuất và tiêu dùng tháng 12 đều tăng khá so với cùng kỳ

Báo cáo tại tại hội nghị, Giám đốc Sở KH-ĐT Đỗ Anh Tuấn cho biết: Tổng thu NSNN trên địa bàn lũy kế đến ngày 27/12/2021 là 261.874 tỷ đồng, đạt 111,2% dự toán T.Ư giao (104,2% dự toán TP giao), bằng 104,6% so với cùng kỳ. Ước cả năm 2021 là 263.184 tỷ đồng, đạt 111,7% dự toán T.Ư giao (104,7% dự toán TP giao), bằng 91,5% so với cùng kỳ.

UBND TP Hà Nội giao ban trực tuyến công tác quý IV năm 2021

Thực hiện Kế hoạch số 246 ngày 01/11/2021 của UBND TP về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, sản xuất kinh doanh đang hồi phục khá nhanh, các chỉ số sản xuất và tiêu dùng tháng 12 đều tăng khá so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do quý III giảm sâu nên lũy kế cả năm 2021 một số chỉ tiêu vẫn giảm.

GRDP quý IV tăng 6,69%; cả năm 2021 tăng 2,92%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 ước tăng 4,1% so với tháng 11 và tăng 6,9% so với cùng kỳ; cả năm 2021, ước tăng 4,8% (năm 2020 tăng 4,7%).

Kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 1,43 tỷ USD, tăng 6,4%; cả năm 2021, ước đạt 16 tỷ USD, tăng 0,9% (đã ước là 15 tỷ USD, giảm 1,2%). Kim ngạch nhập khẩu tháng 12 ước đạt 3,55 tỷ USD, tăng 13,6%; cả năm 2021, ước đạt 35 tỷ USD, tăng 20,7% (đã ước là 34,35 tỷ USD, tăng 18,33%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 ước tăng 4,1% so với tháng 11 và tăng 10,9% so với cùng kỳ; cả năm 2021, ước giảm 4,6% (năm 2020 tăng 2,6%). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 giảm 0,21% so với tháng 11 và tăng 2,55% so với cùng kỳ; Bình quân cả năm 2021 tăng 1,77% (năm 2020 tăng 2,67%) thấp nhất trong nhiều năm trờ lại đây.

Về kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, đến ngày 27/12/2021, toàn TP giải ngân được 25.384,8 tỷ đồng đạt 55% kế hoạch vốn TP giao và đạt 60,9% kế hoạch Thủ tướng giao.

Nguồn ngân sách cấp TP giải ngân được 8.607,1 tỷ đồng, tăng thêm so với ngày 30/11/2021 là 1.267,8 tỷ đồng (tương đương 6,6% KH). Các đơn vị đạt tỷ lệ giải ngân tốt gồm các quận, huyện: Hoàng Mai: 100%; Đống Đa: 99,9%; Ba Đình: 99,8%; Đan Phượng: 98,7%; Ban QLDA ĐTXD công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: 89,5%.

Giám đốc Sở KH-ĐT Đỗ Anh Tuấn báo cáo tại Hội nghị

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn các đơn vị chưa giải ngân (0%), cụ thể là Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội và quận Nam Từ Liêm. Các đơn vị giải ngân thấp (dưới 10%): Huyện Thạch Thất: 9,4%; Huyện Mỹ Đức: 7,8%; Thị xã Sơn Tây: 7,5%; Huyện Đông Anh: 5,6%.

Ngoài ra, có 2 Ban QLDA chuyên ngành có kế hoạch vốn được giao lớn (vốn ODA) nhưng tỷ lệ giải ngân còn thấp là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội giải ngân được 1.842,6 tỷ đồng, đạt 31,9% kế hoạch. Ban QLDA ĐTXD công trình cấp, thoát nước và môi trường giải ngân được 343,2 tỷ đồng, đạt 14,2% kế hoạch.

Giám đốc Sở KH-ĐT cũng cho biết, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tiếp tục tăng. Đến nay, các quận, huyện, thị xã đã tiêm được hơn 11,7 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Trong đó, người từ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 2 đạt 95,3%. Trẻ từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm mũi 1 đạt 98,6%; mũi 2 đạt 50,1%.

Tính đến 15/12/2021, TP đã hỗ trợ bằng tiền mặt cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 6.561 tỷ đồng; giảm giá tiền điện cho trên 4,7 triệu lượt khách hàng... Trong năm 2021, đã giải quyết việc làm cho 179,6 nghìn lao động (đã ước 160 nghìn lao động), đạt 110% kế hoạch.

Đảm bảo cho người dân đón tết vui tươi, an toàn

Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, Giám đốc Sở KH-ĐT cho biết TP sẽ tập trung xây dựng Chương trình hành động năm 2022 và tổ chức triển khai nhiệm vụ. Trong đó, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; Thực hiện các tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; Tập trung giải ngân đạt mức cao nhất kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý IV năm 2021

Về chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán 2022, TP sẽ tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; Quan tâm kế hoạch thưởng tết cho công nhân, người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu, cụm công nghiệp…Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, lễ hội phục vụ tết đồng thời đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Kết nối cung cầu, đảm bảo nguồn hàng và tổ chức và bán hành phục vụ Tết. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá; điểm bán hàng tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực xa trung tâm; các chợ hoa, cây cảnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường; chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái; chống buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ; đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Chỉnh trang đô thị, trang trí đường phố, hoa, cây xanh, chiếu sáng... Đảm bảo các dịch vụ đô thị: Vệ sinh môi trường; cung cấp điện, cấp, thoát nước. Tổ chức tốt giao thông và phương tiện vận chuyển đưa đón người về quê ăn tết. Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, lễ hội trên địa bàn. Tăng cường phòng, chống cháy nổ. Đẩy mạnh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đua xe, đốt pháo.

Link nguồn: 
https://kinhtedothi.vn/ha-noi-san-xuat-kinh-doanh-dang-phuc-hoi-nhanh-445026.html

20 nhận xét:

  1. Các doanh nghiệp, nền kinh tế phải bắt đầu một diện mạo mới, một mô hình kinh doanh mới theo hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số theo hướng xanh, phát triển bền vững.

    Trả lờiXóa
  2. Song xác định sống chung với dịch, mở cửa tái khởi động và phục hồi nền kinh tế vẫn là một sự lựa chọn không thể nào khác và hiện Chính phủ kiên định chủ trương này. Quá trình này không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới nhiều nước cũng phải chọn giải pháp sống chung với dịch.

    Trả lờiXóa
  3. Sự phục hồi đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế không phải là việc trở lại trạng thái ở thời kỳ trước khi diễn ra đại dịch. Các doanh nghiệp, nền kinh tế phải bắt đầu một diện mạo mới, một mô hình kinh doanh mới theo hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số theo hướng xanh, phát triển bền vững, đủ khả năng kháng cự và chống chịu trong bối cảnh của dịch bệnh

    Trả lờiXóa
  4. để vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa từng bước phục hồi kinh tế - xã hội, ổn định đời sống người dân đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo của từng địa phương và sự chung tay của người dân.

    Trả lờiXóa
  5. Do dịch bệnh vẫn tiếp tục diến biến phwusc tạp nên phải có biện pháp, bước đi phù hợp để vừa kiểm soát được dịch bệnh vừa khôi phục kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Chỉ khi có giải pháp phù hợp thì mới có thể yên tâm, tự tin chuyển đổi trạng thái, không quá lo lắng, mới tránh được tình trạng “mở cửa” rồi lại “đóng cửa” ngay.

    Trả lờiXóa
  6. Sản xuất kinh doanh đang có dấu hiệu phục hồi sau một thời gain dài chiến đấu với dịch bệnh. Chủ trương của thành phố là an toàn đến đâu mở ra đến đó; vừa mở, vừa thăm dò, đánh giá, không mở ồ ạt; chống dịch để sản xuất và sản xuất để phục vụ chống dịch.

    Trả lờiXóa
  7. sức khỏe của doanh nghiệp là sức khỏe của nền kinh tế, thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Chúng ta cần tăng cường các biện pháp để đảm bảo sản xuất kinh doanh được phát triển và đạt tăng trưởng

    Trả lờiXóa
  8. Khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn, các doanh nghiệp trên cả nước đã nhanh chóng bắt tay triển khai các giải pháp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc chống dịch phải kết hợp với sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế

    Trả lờiXóa
  9. Khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái “bình thường mới” là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển nền kinh tế cả nước. Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm thu hút người lao động để doanh nghiệp vừa duy trì được sản xuất, kinh doanh vừa đảm bảo được sự an toàn trong công tác phòng chống COVID-19.

    Trả lờiXóa
  10. Trong điều kiện cho phép, các doanh nghiệp, cần xây dựng các chiến lược phát triển mới sản phẩm, mở rộng thêm mô hình, tái cấu trúc… nhất là trong dịp cuối năm, sức tiêu thụ của thị trường thường tăng cao, để duy trì được việc làm cho công nhân, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh được phục hồi

    Trả lờiXóa
  11. Tình hình dịch bệnh covid căng thẳng là chuyện không phải ngày một ngày hai, các chủ trương, chính sách phòng chống dịch bệnh đương nhiên luôn được quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế cũng được quan tâm không kém, đây là một chủ trương đugns đắn của Đảng và Nhà nước trong thời điểm hiện tại, vừa chống dịch vừa phát triển đất nước

    Trả lờiXóa
  12. Với những chính sách bình thường mới sau đại dịch, các đơn vị, hộ gia đình kinh doanh đã phần nào khắc phục được hậu quả sau dịch thế nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn. Chúng ta cần phải duy trì thành quả chống dịch đồng thời phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống cho người dân

    Trả lờiXóa
  13. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19, thành phố Hà Nội đã ban hành và triển khai nhiều chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo với nhiều giải pháp hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  14. Thấu hiểu những khó khăn do tác động của dịch COVID-19, chính quyền TP Hà Nội đã và đang nỗ lực hết mình, thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát dịch bệnh sớm nhất và nhanh nhất. Đồng thời tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài vượt qua khó khăn để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.

    Trả lờiXóa
  15. chính quyền TP Hà Nội đã và đang nỗ lực hết mình, thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát dịch bệnh sớm nhất và nhanh nhất. Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài vượt qua khó khăn để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

    Trả lờiXóa
  16. Với tiềm năng, lợi thế và chính sách ưu việt của mình, Thủ đô Hà Nội sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để chào đón và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực đến và đầu tư kinh doanh trên địa bàn Thủ đô. Chính quyền TP Hà Nội cam kết sẽ bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật

    Trả lờiXóa
  17. Trong thời gian tới, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, TP Hà Nội với phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả" sẽ ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19 của TP; Kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, trong các khu, cụm công nghiệp và các địa phương.

    Trả lờiXóa
  18. kết hợp phòng chống dịch bệnh với việc khôi phục và phát triển kinh tế là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện tại của nước ta. Dịch bệnh khoogn thể hết dứt điểm trong ngày một ngày hai được, mà kinh tế cũng không thể cứ mãi trì trệ được. Định hướng này là đúng, hi vọng Việt Nam sẽ vượt qua covid nhanh nhất

    Trả lờiXóa
  19. Đây đúng là tín hiệu khả quan, đáng mừng cho thấy trong tình hình đại dịch, đất nước ta vẫn không ngừng nỗ lực kiên cường vượt qua, chính quyền chăm lo cho đời sống của nhân dân, quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo cho nhân dân có cái tết an lành, trọn vẹn.

    Trả lờiXóa
  20. Chứ covid làm mất điii của VN quá nhiều thứ cả người lẫn các giá trị khác Hy vọng sang năm mới sẽ có sự khởi sắc hơn , đẩy lùi được dịch bệnh Hi vọng chúng ta bật lên được sau 2 năm khó khăn vừa rồi Tín hiệu đáng mừng đối với thủ đô.



    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog