Chia sẻ

Tre Làng

Thiếu giáo viên trầm trọng

Năm học mới đến rồi mà câu chuyện thiếu giáo viên vẫn không được cải thiện. Tình trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long nói: Trong năm học 2022-2023, Nghệ An vẫn thiếu trên dưới 6.000 giáo viên. Với tình trạng này, việc triển khai và bảo đảm chất lượng Giáo dục phổ thông rất khó.

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương Nguyễn Thị Nhật Hằng cho biết, từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022 đã có 527 giáo viên nghỉ việc, phần lớn vì thu nhập chưa bảo đảm cuộc sống. Năm học 2022-2023 Bình Dương đưa vào sử dụng thêm 11 trường, trong đó một THCS và 10 mầm non ngoài công lập. Số học sinh dự kiến tăng 29.000, tập trung tại các địa bàn có nhiều khu công nghiệp. Để theo kịp mức tăng của sĩ số học sinh, Bình Dương cần tuyển bổ sung hơn 3.000 giáo viên, trong đó tiểu học cần 1.200 người, THCS 1.300, THPT 118 và mầm non 465 người.

Nhiều địa phương tại Quảng Bình thiếu giáo viên trầm trọng, nhất là cấp mầm non Ảnh: HOÀNG PHÚC

Năm học 2022-2023, Thanh Hóa thiếu 10.276 giáo viên các cấp học (tỉ lệ thiếu 19%) theo quy định của Bộ GD-ĐT. 

Tại Cà Mau, năm học 2022 - 2023 khi tiếng Anh, tin học trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3, tỉnh thiếu khoảng 100 giáo viên dạy tin học nhưng lại không thể tuyển vì không có biên chế. Trước mắt, tỉnh phải liên kết với các trường dạy nghề để hợp đồng có thời hạn giáo viên dạy bộ môn này.

Trong báo cáo tổng kết năm học 2021-2022 mới đây, Bộ GD-ĐT thừa nhận tỉ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đáng chú ý là thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học (ở cấp tiểu học) và thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật (bậc THPT). Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng, chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn. Một số nơi còn phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên làm việc kiêm nhiệm công tác phòng dịch dẫn tới lao động giáo viên chịu nhiều áp lực.

TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết tại Quyết định 72 của Bộ Chính trị, ngành giáo dục các địa phương được giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022-2026. Riêng năm học 2022 - 2023 được giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Ông Đức cho hay, do năm học mới đã cận kề, để bảo đảm đủ giáo viên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương về việc tổ chức tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định 72-QĐ/TW, bổ sung cho năm học 2022-2023.

Việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên cần thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho cơ sở giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Cùng với việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên, các địa phương cần chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Các tỉnh, thành phố cần xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ với giải pháp khác.

Không đủ nguồn tuyển

Để giải bài toán thiếu giáo viên, ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho rằng trước mắt tỉnh sẽ điều động, luân chuyển giáo viên từng khu vực để đáp ứng cơ bản việc dạy và học, không để thiếu đến mức không có giáo viên giảng dạy. Sở cũng sẽ tiếp tục cho các trường sử dụng giáo viên hợp đồng để lấp vào chỗ trống.

Giải pháp lâu dài là phải tuyển dụng và hiện sở đang trình UBND tỉnh kế hoạch tuyển dụng gần 1.700 chỉ tiêu đang còn thiếu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu giáo viên sẽ còn tiếp diễn 5-6 năm nữa vì thực tế nguồn tuyển dụng không đủ. Trong năm học 2021-2022, Quảng Nam có hơn 2.000 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển dụng được hơn 1.000 giáo viên.

10 nhận xét:

  1. cần phải có những đãi ngộ và những chính sách lương thưởng mới hợp lí với nhu cầu của giáo viên bây giờ, ngành nghề cao quý quyết định tương lai đất nước sau này cần phải có những quyền lợi hợp lí và xứng đáng thì mới giữ được chân người theo nghề

    Trả lờiXóa
  2. Để khắc phục những khó khăn trên, giải pháp được nhiều địa phương đưa ra là luân chuyển GV môn đặc thù giữa các cấp học. Sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND cấp huyện để bố trí điều động GV giữa các trường, cấp học để bảo đảm đủ GV các môn học.

    Trả lờiXóa
  3. Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh, thành chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng theo hướng dẫn về việc chuẩn bị đội ngũ nhằm bảo đảm đủ số lượng GV dạy học theo lộ trình.

    Trả lờiXóa
  4. Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn về việc tổ chức dạy học môn tiếng Anh và tin học cấp tiểu học, cho phép điều động, biệt phái GV dạy liên trường, liên cấp từ năm học tới.

    Trả lờiXóa
  5. Thực hiện điều động GV dạy liên trường trong cùng cấp học; biệt phái, điều động GV tiếng Anh, tin học cấp THCS theo thẩm quyền quản lý tham gia giảng dạy tại các trường tiểu học sau khi đã được tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, chương trình, sách giáo khoa môn học.

    Trả lờiXóa
  6. Bộ GD-ĐT cũng cho phép các cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong bố trí GV, xây dựng kế hoạch thực hiện môn học linh hoạt, phù hợp, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để thực hiện phương án GV dạy liên trường, dạy tại nhiều điểm trường.

    Trả lờiXóa
  7. Thực tế khiến ngành giáo dục gặp khó khăn là tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và việc tăng nhanh số lượng học sinh nhưng vẫn phải thực hiện tinh giản giáo viên.

    Trả lờiXóa
  8. Cùng với việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên, các địa phương cần chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Các tỉnh, thành phố cần xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ với giải pháp khác.

    Trả lờiXóa
  9. Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng, chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn. Một số nơi còn phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên làm việc kiêm nhiệm công tác phòng dịch dẫn tới lao động giáo viên chịu nhiều áp lực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác là công tác tuyển dụng đang gặp nhiều khó khăn, hằng năm nhiều sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường nhưng lại không tìm được việc làm trong khi số lượng giáo viên thì lại thiếu hụt trầm trọng, trong thời gian tới cần có cơ chế mở trong việc tuyển dụng như vậy sẽ đáp ứng được sự thiếu hụt

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog