Chia sẻ

Tre Làng

Ukraine đặt điều kiện khôi phục đàm phán với Nga

Ngày 18/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, việc khôi phục đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga chỉ có thể thực hiện nếu quân đội Nga rút khỏi “các vùng lãnh thổ chiếm đóng” của Ukraine.

Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc gặp của ông Zelensky với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại Lvov, Ukraine.

Phái đoàn Nga (trái) và Ukraine trước cuộc họp tại Belarus hôm nay. Ảnh: TASS.

Theo Tổng thống Zelensky, Nga phải “rút quân khỏi các khu vực chiếm đóng của Ukraine, đặc biệt là nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia”, trước khi các cuộc đàm phán để giải quyết xung đột giữa Ukraine và Nga được nối lại.

Tổng thống Erdogan khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng làm trung gian hoà giải cho việc khôi phục đàm phán giữa Nga và Ukraine, kêu gọi cộng đồng quốc tế cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đẩy nhanh tiến trình ngoại giao giải quyết xung đột Nga - Ukraine. Ông Erdogan cho rằng, “chiến tranh cuối cùng sẽ kết thúc trên bàn đàm phán và về cơ bản ông Zelensky và Guterres cũng đồng thuận về vấn đề này”.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết, ông sẽ thảo luận với Tổng thống Nga Putin về kết quả cuộc hội đàm giữa ông với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres và Tổng thống Ukraine Zelensky. Trong khi đó, Văn phòng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng “việc khôi phục các cuộc đàm phán để chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn còn rất xa”.

Trước đó, Indonesia tuyên bố sẵn sàng tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Pu-tin và Tổng thống Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 tại Bali. Các nhà phân tích cho rằng, triển vọng sớm khôi phục đàm phán giải quyết xung đột Nga - Ukraine nhiều khả năng sẽ còn rất khó khăn, do hai bên vẫn giữ lập trường cứng rắn, không chịu nhượng bộ lẫn nhau. Trong khi đó, dư luận hy vọng rằng các nỗ lực ngoại giao sẽ tích cực hơn nữa để sớm đưa các bên liên quan trở lại bàn đàm phán, thúc đẩy đối thoại, giải quyết./.

Đặng Cường/VOV-Moscow

2 nhận xét:

  1. Đàm phán ở đây là có lợi cho Ukraina khi chiến tranh đang diễn ra trên chính đất nước của họ, thế mà lại yêu sách bắt Nga phải rút quân khi chưa đưa ra được một lý do nào cho hợp lý, đàm phán kiểu đấy thì ngoài nhìn vào còn thấy khó ưa chứ đừng nói là người trong cuộc, lên báo đài cứ thích oai thì người dân lại tiếp tục hứng chịu chiến tranh thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Ukraina chắc hẳn vẫn đang nghĩ họ với nước Nga đang ở thế ngang bằng nên mới ra nhiều điều kiện, trong khi quốc lực đang dần cạn kiệt, và sự viện trợ của các quốc gia đang ngày càng giảm đi, kéo dài một thời gian nữa có khi không cần phải đàm phán nữa mà Nga nó đánh tới, thay chính quyền luôn

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog