Chia sẻ

Tre Làng

Nga quyết cho châu Âu nếm trải khổ sở như thời Thế chiến thứ 2

Time vừa có một bài phân tích quyết tâm dữ dội của Nga để khuất phục châu Âu bằng việc cho lục địa già nếm trải mùa đông tồi tệ như thời thế chiến đệ nhị.

Cho đến khi tình trạng mất điện bắt đầu hoặc giá nhiên liệu tăng đến mức tài xế khóc thét, hầu hết mọi người thường không nghĩ đến năng lượng nhiều hơn là tình hình xung quanh. Vì lý do này, người Mỹ hầu hết được che chở khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra khẩn cấp và nguy kịch ở một số nơi. Ở nhiều nơi khác, đặc biệt là châu Âu, tình hình leo thang là không thể tránh khỏi và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Rõ ràng là cuộc khủng hoảng năng lượng đã xuất hiện ở đây và Nga bị coi là tác nhân chính. Theo đo lường của thị trường TTF Hà Lan, giá khí đốt tự nhiên đạt mức 3.100 USD / 1.000 mét khối vào giữa tháng 8, tăng 610% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này, nhiều trạm phát điện không đủ khả năng hoạt động ổn định. Do chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao, giá điện chuẩn ở châu Âu đã tăng gần 300% vào năm 2022, phá vỡ mọi kỷ lục. Tổng hợp lại, giá năng lượng cao gấp 10 lần so với mức trung bình trong vòng 5 năm.

Với chi phí như vậy, không chỉ các hộ gia đình trung bình phải vật lộn để trả tiền điện và sưởi ấm, mà các chính phủ cũng đang thiếu hụt. Các chính phủ châu Âu gần đây đã phân bổ 279 tỉ USD để giúp đỡ người dân nhưng con số đó rõ ràng không đủ. 8,5 triệu người Anh sẽ phải đối mặt với tình trạng khốn khó năng lượng trong mùa đông này. Kosovo đang phải chịu cảnh mất điện liên tục, cứ sau 6 giờ thì cúp hai giờ. Màu nâu (mức độ cảnh báo khá cao) và mất điện cũng sớm tới ở các nước châu Âu khác.

Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 28.8 đã đe dọa rằng giá khí đốt sẽ đạt 5.000 USD / 1.000m3 vào cuối năm 2022. Châu lục này còn lâu mới sẵn sàng với tình huống đó.

Trong thời tiết ấm áp, thiết bị làm mát tiêu thụ điện, có thể được tạo ra bởi khí tự nhiên, gió hoặc năng lượng mặt trời, than đá, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học hoặc hạt nhân. Ngược lại, trong thời tiết lạnh - “mùa sưởi ấm” - lượng tiêu thụ chủ yếu đến từ nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt tự nhiên và dầu, vì hầu hết các hệ thống sưởi ấm vẫn sử dụng nhiên liệu từ dầu mỏ. Giống như mọi năm, nhu cầu về khí đốt tự nhiên sẽ tăng đột biến vào mùa đông. Với việc châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu của Nga với hơn 40% nhu cầu khí đốt, 46% than và 27% dầu, Tổng thống Putin có rất nhiều đòn bẩy. Và năm nay, ông ấy không còn chơi theo luật của châu Âu nữa.

Gazprom, công ty khí đốt tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước của Nga, đã dần dần hạn chế xuất khẩu khí đốt sang châu Âu kể từ năm 2021, một nỗ lực nhằm vũ khí hóa năng lượng chống lại các nước thù địch, bao gồm cả Ukraine. Những khó khăn tiếp theo sau đó đã được Nga sử dụng để kích động sự rạn nứt trong NATO, các liên minh và lòng trung thành khác tại phương Tây. Đây không phải là một chiến thuật mới, nhưng ông ta đang sử dụng nó với sự dữ dội chưa từng thấy.

Mối đe dọa bây giờ là Gazprom cắt hoàn toàn khí đốt đến châu Âu để trả đũa châu lục này vì các lệnh trừng phạt được áp đặt nhằm đáp trả cuộc tấn công Ukraine. Hy vọng rằng sự phụ thuộc của Nga vào thị trường năng lượng châu Âu — doanh thu hơn 120 tỉ USD/năm trong mười năm qua — sẽ ngăn Tổng thống Putin khỏi một bước đi quyết liệt như vậy rõ ràng đã đặt sai chỗ. Rõ ràng là Kremlin sẵn sàng hy sinh nền kinh tế để khuất phục châu Âu. Nhiều chuyên gia, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hiện coi việc ngừng xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu là một kịch bản hợp lý.

Rõ ràng, khi nhìn lại, để chuẩn bị cho việc tấn công Ukraine, Nga đã bắt đầu dọn sạch các kho khí đốt của Đức vào năm 2021 trong khi sản xuất khí đốt của nước này chậm lại. Kể từ tháng 3.2022, Gazprom đã viện nhiều lý do để từ từ tắt các vòi năng lượng. Đầu tiên, Nga yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp trong nỗ lực chống lại trừng phạt tài chính của EU (trước đó, EU chơi Nga bằng việc phong tỏa các khoản thanh toán bằng USD hay euro cho Nga nên Nga chơi lại bằng việc dùng đồng rúp để đảm bảo "tiền trao, cháo múc"). Gazprom đã cắt đứt hoàn toàn 6 nước từ chối thanh toán bằng đồng rúp, bao gồm các công ty ở Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Hà Lan, cũng như Ba Lan và Bulgaria.

Trong suốt tháng 6, Gazprom đã giảm lưu lượng khí đốt xuống dưới 40% thông qua đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 1 có công suất. Nga lý giải điều này là do các vấn đề bảo trì với các tuabin máy nén khí do Siemens sản xuất, sau đó được gửi đến Canada để sửa chữa. Dưới áp lực của Nga, Canada đã cho phép miễn trừ các lệnh trừng phạt để các tuabin có thể được đưa trở lại Nord Stream 1, một quyết định gây tranh cãi. Ngay sau khi các tuabin được đưa trở lại, Gazprom ngay lập tức đóng cửa hoàn toàn Nord Stream 1 trong mười ngày để "bảo trì". Tiếp theo là một lá thư ngày 14 .7 gửi cho các khách hàng với lý do bất khả kháng đã ngăn cản Gazprom đảm bảo tiếp tục nguồn cung cấp khí đốt. Dòng chảy hoạt động trở lại vào ngày 21.7, nhưng đến ngày 27.7, lưu lượng chỉ còn ở mức khoảng 20% ​​công suất do chỉ có một trong sáu máy nén hoạt động. Gazprom tuyên bố có vấn đề với việc sửa chữa và thủ tục giấy tờ của tuabin máy nén Siemens. Việc ngừng hoạt động thêm ba ngày nữa từ ngày 31.8 đến 2.9, đã được thông báo.

Trong khi đường ống sang châu Âu trục trặc Gazprom cũng đang chuyển hướng nhiều khí đốt hơn sang Trung Quốc một cách êm xuôi. Xuất khẩu thông qua đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Power of Siberia, chạy từ Siberia đến miền đông Trung Quốc, tăng 61% so với năm 2021 và kể từ tháng 7, khối lượng hàng ngày đã phá kỷ lục 300% so với mức Nga cần cung cấp theo hợp đồng ban đầu. Gazprom cho rằng châu Âu là tác nhân chính trong chuyện này.

Từ ngày 21.7 đến ngày 10.8, Gazprom ngừng cung cấp cho Latvia, cáo buộc quốc gia Baltic “vi phạm các điều kiện cho phép rút khí đốt” mà không giải thích gì thêm.

Như thể cần thêm bằng chứng rằng Nga đang sử dụng năng lượng để đánh bại châu Âu, Gazprom hiện đang đốt khí đốt tự nhiên thay vì xuất khẩu sang châu Âu. Lửa đốt bằng khí tại trạm nén Portovaya của Gazprom được nhìn thấy từ Phần Lan hàng ngày kể từ ngày 17.6.

Nếu Nga cắt khí đốt – vấn đề giờ chỉ còn là khi nào - hậu quả cho châu Âu sẽ rất lớn và hậu quả kinh tế toàn cầu có thể là bi thảm. IMF đã tính toán vào giữa tháng 7 rằng đối với Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czxech, việc cắt hoàn toàn khí đốt tự nhiên từ Nga có thể làm giảm GDP tới 6%. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 2,6% vào năm 2022 và 2% nữa vào năm 2023. Ở cấp độ người dân, một số người sẽ không có máy sưởi, những người khác sẽ phải lựa chọn giữa hơi ấm và thức ăn. The Economist đã lưu ý trước đây là “mùa đông của sự bất mãn” do “thảm họa khí đốt” đang rình rập. Theo chuyên gia năng lượng Llewellyn King, cuối năm nay đối với châu Âu có thể là “mùa đông tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến 2, từ năm 1944 đến năm 1945”.

Ngoài thắt lưng buộc bụng, không có giải pháp ngắn hạn nào. Nhiều dự án năng lượng tái tạo đã được công bố trong nỗ lực thay thế nhiên liệu của Nga, cũng như xây dựng nhà xử lý khí đốt hóa lỏng (LNG) mới để cho phép nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ. Các quốc gia đang tranh giành để lắp đặt công suất hạt nhân mới. Liên minh châu Âu. đã và đang làm việc để tìm các nguồn nhiên liệu thay thế, chủ yếu là LNG của Mỹ và cả từ Azerbaijan. Một số đường ống mới đang được xây dựng. Tuy nhiên, ngay cả với những nỗ lực này và các nỗ lực khác đang được tiến hành một cách nghiêm túc, thì việc thay thế năng lượng của Nga sẽ mất đáng kể thời gian. Các dự án mới này yêu cầu tối thiểu sáu tháng đối với năng lượng sinh học, tối đa là mười năm đối với hạt nhân. Sẽ không có sản phẩm nào sẵn sàng cho mùa đông này, khiến việc giảm tiêu thụ trở thành công cụ duy nhất mà châu Âu sẵn có.

Và mặc dù sẽ có ý chí chính trị, việc thoát khỏi mạng lưới năng lượng của Nga là điều khó. Ngay cả khi động lực gia tăng đối với các lựa chọn thay thế, nhập khẩu dầu diesel của Nga của châu Âu đã tăng 22% kể từ đầu tháng 7, một thực tế cho thấy việc thay thế nhiên liệu của Nga trong ngắn hạn khó khăn như thế nào. Liên minh châu Âu đã trả 85 tỉ euro tiền mua nhiên liệu cho Nga ngay sau cuộc tấn công Ukraine ngày 24.2. Tiền chi cho Nga tăng 6,6 tỉ euro mỗi tháng so với năm ngoái, mặc dù khối lượng nhập khẩu năng lượng Nga giảm 15%. Các tài liệu nội bộ của chính phủ Nga cho thấy doanh thu từ xuất khẩu năng lượng dự kiến ​​tăng 38% so với năm 2021, lên tới 337,5 tỉ USD, bởi vì mặc dù xuất khẩu khí đốt sẽ giảm từ 205,6 tỉ mét khối xuống 170,4, nhưng giá khí đốt vẫn đang ở mức dội nóc mà xuất khẩu dầu lại đang tăng.

Khả năng duy nhất để giúp ích cho mùa đông này là những nỗ lực giảm tiêu thụ. Ủy ban Châu Âu đang thực hiện REPowerEU để giảm nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga xuống 100 tỉ mét khối vào cuối năm 2022. Nhìn chung Châu Âu đang hướng tới mục tiêu giảm tiêu thụ khí đốt 15% vào tháng 3.2023. Các quốc gia Châu Âu riêng lẻ có kế hoạch phân bổ riêng và rất có khả năng phải kích hoạt chúng. Kế hoạch tổng thể được kỳ vọng sẽ hoạt động và trong kịch bản tốt nhất thì phải chờ tới mùa đông năm 2023, châu Âu mới được đảm bảo năng lượng.

Riêng mùa đông năm 2022 sẽ rất đau đớn.

***
Nguồn: Anh Tú
Một Thế giới

1 nhận xét:

  1. Nghe đâu người dân EU đang dần hướng về các cánh rừng để kiếm củi sưởi ấm cho mùa đông năm nay, báo chí cho hay giá củi khô tại thị trường chợ đen đang lên giá một cách chóng mặt, nhiều nhà chính trị gia thân Mỹ còn lên kế hoạch cho việc ủ ỗ để vài nghìn năm sau trở thành dầu cung cấp cho toàn EU tránh tình trạng lệ thuộc vào Nga ngố để được một lòng phụ tá Mẽo mà không lo người dân phản đối.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog