Chia sẻ

Tre Làng

Cấm vận dầu mỏ Nga - Vỏ quýt dày có móng tay nhọn?

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Australia và EU đã nhất trí về mức trần giá dầu xuất khẩu của Nga là 60 USD/thùng. Để làm việc này, EU đang muốn nhắm vào việc vận chuyển tàu biển và các dịch vụ cần thiết như bảo hiểm. Theo các quan chức Brussels, các công ty vận tải châu Âu vận hành hơn một nửa số tàu biển chở dầu trên thế giới.

Nguyên tắc đó là: Cấm vận chuyển dầu của Nga tới các nước thứ ba - trừ khi giá của lô hàng không cao hơn mức trần. Nói cách khác, nếu giới hạn giá được tuân thủ, các công ty vận tải phương Tây có thể tiếp tục đưa dầu của Nga đến Ấn Độ, Trung Quốc hoặc các nước khác bằng tàu của họ. Quy định tương tự nên áp dụng cho các dịch vụ như bảo hiểm, hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ tài chính và môi giới.

Nhưng Nga đâu chịu bó tay, như tạp chí Spiegel (Tấm Gương) của Đức ngày 03.12.2022 đăng bài "Nga rõ ràng đang xây dựng một "hạm đội ngầm" từ các tàu chở dầu cũ", trong đó có đoạn:

Theo một báo cáo phương tiện truyền thông, Moscow đã mua hơn một trăm tàu chở dầu đã qua sử dụng để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu mỏ của Nga. Các con tàu này rõ ràng là nhằm vận chuyển nguyên liệu thô đến các khu vực khác trên thế giới.

Theo báo cáo của tờ "Financial Times", trích dẫn dữ liệu từ nhà môi giới tàu biển Braemar và công ty tư vấn năng lượng Rystad, Moscow đã xây dựng một "hạm đội ngầm" với hơn một trăm tàu chở dầu đã qua sử dụng trong suốt cả năm nay: với mục đích rõ ràng là muốn bán dầu thường xuyên hơn so với quá khứ bằng cách tự vận chuyển đến các khu vực khác trên thế giới.

Sau khi Nga tấn công Ukraine, các quốc gia thành viên EU đã công bố lệnh cấm vận đối với dầu của Nga được chở bằng tàu biển, sẽ có hiệu lực vào ngày thứ Hai. Vì mục tiêu này, giờ đây họ muốn áp đặt trần giá đối với dầu của Nga - và cùng với các đối tác quốc tế, buộc Nga phải bán dầu cho người mua ở các quốc gia khác với giá tối đa là 60 đô la Mỹ (khoảng 57 euro) mỗi thùng (159 lít).

Người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết mức giá trần sẽ không được Nga chấp nhận - và đã chuẩn bị cho kịch bản này. "Hạm đội ngầm" có thể đóng một vai trò quan trọng ở đây. Theo Financial Times, một số tàu chở dầu đến từ các quốc gia có liên quan như Iran hay Venezuela, những quốc gia cũng đang bị phương Tây trừng phạt.

Một chuyên gia tại công ty môi giới Braemar nói với tờ báo rằng hầu hết các con tàu đều có tuổi đời từ 12 đến 15 năm và lẽ ra bị loại bỏ trong những năm tới. Các điểm đến có thể là các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ. Chính phủ của họ vẫn chưa công khai bày tỏ quan điểm về giá trần cho dầu của Nga.

Ảnh: Tàu chở dầu gần Vladivostok. Nga rõ ràng đã mua hơn một trăm tàu cũ. Bản quyền ảnh: TATIANA MEEL / REUTERS

Đường link của bài báo trên ảnh.

***
bài chép từ Fb Hồ Ngọc Thắng .

2 nhận xét:

  1. Hoa Co May19:39 4/12/22

    Áp giá trần xong Nga nó mua tàu cũ về chở dầu đi bán cho các nước khác, dầu mỏ thì ai mà không cần, kiểu gì cũng bán được hàng, tiền vẫn thu về đều đều mà lệnh trừng phạt lại không có hiệu lực, EU nhiều cái đầu thế mà vẫn không lại ông Putin, quá buồn cho tri thức của châu Âu.

    Trả lờiXóa
  2. Cấm là một chuyện nhưng các quốc gia trên thế giới có nghe theo hay không lại là một chuyện, nên nhớ rằng các quốc gia dầu mỏ không phải ai cũng nghe theo phương tây, thế nên khi sản lượng không thêm thì thế giới lại quay lại với dầu của Nga mà thôi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog