Chia sẻ

Tre Làng

Về quyền hạn của CSGT qua vụ CSGT Cà Mau truy đuổi gây chết người?

Khoai@

Mới đây, đoạn clip về hiện trường vụ tai nạn giao thông chết người ở khu vực miền Tây được cư dân mạng truyền tay nhau một cách chóng mặt. Nhiều lời bình luận được cho là do CSGT Cà Mau truy đuổi gây tai nạn chết người ở Bạc Liêu và ám chỉ CSGT Cà Mau phải chịu trách nhiệm về cái chết của hai người này.

Từ vụ việc này, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm thuộc về ai trong trường hợp CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến chết người?

Qua tham khảo ý kiến của các luật sư có thể thấy, nếu như hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu hình sự thì việc truy đuổi của CSGT, CSCĐ, CSHS hay người dân là hoàn toàn bình thường, thậm chí là cần thiết.

Và nếu phát hiện người điều khiển phương tiện giao thông đó có hành vi phạm tội quả tang như trộm cắp, cướp giật... thì bất cứ ai cũng được truy đuổi, bắt giữ.

Nhưng nếu, vi phạm giao thông là vi phạm hành chính thì có nên truy đuổi hoặc được phép truy đuổi hay không?

Pháp luật hiện hành không quy định rõ lực lượng CSGT, CSCĐ... có được phép truy đuổi hay không và cũng không có quy định nào cấm lực lượng này truy đuổi người vi phạm quy định về an toàn giao thông. Nhưng pháp luật hiện hành lại có quy định cho phép cảnh sát giao thông được quyền dừng xe của người vi phạm lại một cách an toàn để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo quy định. 

Làm thế nào để dừng xe 
của người vi phạm lại một cách an toàn để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo quy định thì đó là nghiệp vụ của cảnh sát giao thông. Ở đây CSGT có thể được ra tín hiệu, ra lệnh dừng phương tiện, hoặc cưỡng chế người điều khiển phải dừng phương tiện. Điều kiện ở đây là phải an toàn. Đương nhiên khái niệm an toàn là một khái niệm mở, khá mơ hồ và còn nhiều tranh cãi trong điều kiện giao thông ở Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật số: 15/2012/QH13, ngày 20/6/2012) thì về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, và phải bị xử lý nghiêm minh. 

Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2016 (Số: 01/2016/TT-BCA, ngày 04/01/2016) cũng khẳng định cảnh sát giao thông được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định của 
Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2016 thì cảnh sát giao thông có được áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp này được hiểu là có thể truy đuổi, song phải đảm bảo an toàn. Nhưng đó là quy định của pháp luật.

Trên thực tế, những năm trước đây có một số vụ cảnh sát truy đuổi dẫn tới xảy ra tai nạn giao thông, có vụ việc chết người. Chính vì vậy, một số địa phương có những quy định trong ngành, nội bộ CSGT không nên truy đuổi người vi phạm giao thông. Tại các địa phương, đơn vị đã có quy định như vậy, nếu cán bộ CSGT không chấp hành thì tuỳ vào tính chất có thể bị kỷ luật theo quy định ngành.

Giả thuyết đặt ra, khi CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, người tham gia giao thông chấp hành thì sẽ không có chuyện truy đuổi, không có chuyện xảy ra tai nạn giao thông.

Vì vậy, pháp luật hiện hành quy định, khi tai nạn giao thông xảy ra thì lỗi chính vẫn là ở người vi phạm, đã không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát lại gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm.

Hơn nữa, việc CSGT có truy đổi hay không pháp luật cũng không cấm trong tình huống hành chính. Vì vậy, người lái xe với tốc độ cao gây tai nạn phải chịu trách nhiệm về hậu quả mình gây ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog