Chia sẻ

Tre Làng

"TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP" CỦA BỘ TRƯỞNG Y TẾ NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

Khoai@: Luôn chậm chễ, phản ứng chậm và bị động là đặc trưng của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Đây là bài "Tình huống khẩn cấp của Bộ trưởng Tiến"

Phải một ngày sau khi Phó thủ tướng thị sát vùng tâm dịch sởi, bà Tiến mới tới nơi. Quãng đường từ Bộ Y tế đến viện Nhi chắc chỉ trên dưới 2km.

Lời cám ơn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi thị sát tới bệnh viện Nhi Trung ương - nơi có hơn trăm sinh linh phải lìa đời vì sởi và hậu sởi – đã khiến hàng triệu người lặng đi.

Ông Đam đã cảm ơn một bác sĩ vì nhờ những dòng viết trên facebook của bác sĩ ấy, ông mới biết có quá nhiều trẻ bị tử vong, để tiến hành thị sát nắm tình hình ngay lập tức.

Cả một lực lượng y tế hùng hậu giúp việc cho lãnh đạo Bộ Y tế, dường như đã “thua trắng” vài dòng chữ trên mạng xã hội của một bác sĩ.

Bà Bộ trưởng Y tế vừa mấy hôm trước còn hùng hồn hứa với các đoàn ĐB Quốc hội sẽ nỗ lực giảm thiểu trì trệ, tiêu cực ngành y, thì hôm nay lại đang chứng minh rằng: Chính cái ghế của bà mới là vị trí cần “cải tổ trì trệ” trước tiên.

Phải một ngày sau khi Phó thủ tướng thị sát vùng tâm dịch sởi, bà Tiến mới tới nơi. Quãng đường từ Bộ Y tế (Giảng Võ) đến viện Nhi (Đê La Thành) chắc chỉ trên dưới 2km, nhưng nó có vẻ quá xa với tư lệnh ngành, đặc biệt là trong lúc nước sôi lửa bỏng.

Nhưng không chỉ có hành trình hơn 2km đó bà Tiến mới đi chậm.

Vụ 3 trẻ tử vong vì tiêm vắc xin ở Quảng Trị, dù đang công tác chính nơi địa bàn đó, nhưng bà đã không bao giờ khởi hành đến với gia đình bị hại vì…kẹt họp.

Vụ Cát Tường, dù nước mắt ngắn dài trước mặt báo giới, nhưng cũng phải đến hơn chục ngày sau, bà mới “vi hành” đến nhà nạn nhân Huyền để động viên, chia sẻ sau khi đã được tham mưu để lấy lại phần nào hình ảnh.

Vụ Cát Tường, khi một nạn nhân tử vong, đã có tờ báo đề nghị bà từ chức. Lúc ấy, vẫn thấy một bộ phận dư luận thông cảm cho việc ngồi ghế nóng của bà. Không thể bắt Bộ trưởng chịu hết lỗi của ai đó trong số hàng trăm ngàn cán bộ y tế.

Đến vụ sởi, số người tử vong đã gấp hàng chục lần vụ Cát Tường, mạng xã hội lại tiếp tục đề nghị bà từ chức.

Dưới góc độ thầy thuốc, không ai nghi ngờ cái tâm muốn cứu người của bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhưng dưới góc độ quản lý, người ta có quyền nghi ngờ năng lực điều hành, sự quyết liệt, quyết đoán nhanh của một tư lệnh ngành.

Đáng buồn là, ở cương vị quản lý ngành trị bệnh cứu người, sự thiếu quyết đoán, quyết liệt, đôi khi lại mang đến những hậu quả đáng tiếc về sinh mạng.

TS Lương Hoài Nam, chủ của nhiều nhận xét sắc sảo đã có những chia sẻ ngắn gọn trên facebook: “Chán chị Tiến”. Những dòng chia sẻ này được nhiều người like và comment ngay sau khi đăng tải.

Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã có lời nhắn gửi sâu sắc: “Theo tôi, điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Bộ Y tế nên đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng và họ cần phải nỗ lực hết sức để kiểm soát được tình trạng này.”

Ông Takeshi Kasai cho biết: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cần 3 ca bệnh thôi là chúng tôi đã có thể công bố được thành dịch”. GS Nguyễn Văn Tuấn, một người công tác trong ngành y lâu năm tại Úc cũng có quan điểm tương tự: “Ở các nước Tây phương, chỉ cần vài ca trẻ em mắc bệnh sởi mà tử vong thì chắc chắn cả hệ thống y tế rúng động.”

Dù chưa công bố dịch và có thể hệ thống y tế Việt Nam "chưa rúng động", nhưng rõ ràng tình trạng sởi ở Việt Nam, thực tế đã ở trong tình huống khẩn cấp.

Và chiếc ghế của Bộ trưởng Tiến cũng có thể đang trong “tình huống khẩn cấp” nếu bà vẫn khởi hành chậm trong những hành trình “cứu người như cứu hỏa”.

14 nhận xét:

  1. Trong chuyện công bố dịch sởi thì bà Tiến làm không sai, nhưng máy móc quá. Quyền công bố dịch là của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố (nếu công bố trên toàn tỉnh). Công bố có dịch sởi thì cũng đã mấy tỉnh phía Bắc công bố rồi, chẳng qua có Hà Nội thì bị nhiều nhất, chết nhiều nhất, nhưng lại không công bố thôi.

    Hà Nội không chịu công bố có dịch thì bà Tiến cũng chịu, vì lãnh đạo cao nhất của HN là Ủy viên BCT, bà Tiến cũng không dám trái ý. Nói chung, bộ trưởng tuy to, nhưng trừ kiểu bộ rất quan trọng như quốc phòng, công an, tài chính ra thì các bộ trưởng khác cũng chưa chắc đã làm gì được bí thư, chủ tịch các tỉnh. Như anh Thăng trong vụ sập cầu Chu Va ở Lai Châu đấy, Bộ giao thông có kết luận sai phạm rồi đấy, nhưng Lai Châu nó vẫn cứ bao che, không khởi tố vụ án, bị can thì anh Thăng cũng có ăn được đâu.

    Có điều, dù Hà Nội không công bố dịch thì với quyền của mình, bà Tiến vẫn có thể điều động lực lượng trong nội bộ ngành để dập dịch (nếu là một bộ trưởng có trách nhiệm). Nhưng em không thấy lắm cách hành xử có trách nhiệm trên cương vị bộ trưởng với "ca bệnh" này

    Trả lờiXóa
  2. hiêm sởi đơn thì từ 9 tháng được tiêm, còn mũi MMR (Sởi - Quai bị - Rubella) từ 12 tháng tuổi mới được tiêm. Nhưng đợt này đang cao điểm dịch, theo em thì không nên đi tiêm phòng bất cứ loại vaccine nào vì nó sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của các bé, tăng khả năng nhiễm bệnh hơn. Chờ khi nào trời nắng ráo, hết dịch thì đi tiêm. Con em 2 tuổi lẽ ra phải tiêm mũi 6 in 1 nhưng em cũng đang hoãn lại chờ hết dịch mới tiêm.
    Trẻ con chẳng may mà bị ốm đợt này các bác nên cho đi khám ở Việt Pháp hay Vinmec, con em toàn khám ở 2 nơi này, ít nhất thì đỡ đông hơn ở các chỗ khác, khả năng bị lây chéo thấp hơn. Ngoài ra ở đây các bác sĩ ít kê kháng sinh, nếu có phải kê thì cũng kê loại nhẹ, đỡ hại cho các con hơn. Đọc trên FB của 1 chị kể con chị ấy bị mất đợt dịch sởi này, thấy đi khám ngoài bác sĩ cho rất nhiều kháng sinh và các loại như Mekocetin, Medrol... là những thuốc rất có hại cho các bé, ví dụ cái Medrol ảnh hưởng đến sụn và xương (hồi xưa lúc em đang cho con bú phải tiêm cái này nên em có đọc), Mekocetin thì làm giảm khả năng tự miễn dịch của cơ thể.
    Con em hồi 10 tháng bị viêm tiểu phế quản và viêm tai giữa cũng chỉ uống đến Augmentin thôi. Sau đấy thì bác sĩ có kê thuốc dự phòng hen Singulair và uống 3 đợt Broncho-Vaxom để tăng miễn dịch. Có thể là bé nhà em hợp thuốc, nhưng em nghĩ là nên hạn chế kháng sinh nhiều nhất có thể.

    Trả lờiXóa
  3. Trong việc này, thiết nghĩ bà bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nên xem xét lại cách làm việc của mình, xem xét lại thái độ và năng lực bản thân. Đặc thù của ngành y tế là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác, vậy nên sự chậm trễ của bà Tiến trong công việc có lẽ là một việc làm cần lên án và cần phải được xem xét lại!

    Trả lờiXóa
  4. Thật đáng thất vọng với cách làm việc của bà Bộ Trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến! Thực sự có nhiều vấn đề không phải cứ chậm chân là đều có thể chấp nhận được. Phong cách làm việc của một người lãnh đạo không cho phép trì trệ như vậy, phải biết linh động, đối đầu với mọi tình huống một cách chủ động nhất,c ó như vậy mới có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác được!

    Trả lờiXóa
  5. Các bác cứ chê chị Tiến. Em nói thật là các bác rất không công bằng. Ở cái xứ ta, trăm dâu đổ đầu y tế. Các bác chỉ thấy sự chậm chân của chị ấy ở những việc không nói lên bản chất mà quy kết chị ấy không làm được việc là đếch được. Em thật.

    Trả lờiXóa
  6. dù sao đi nữa ,trách nhiệm của bộ y tế trong sự việc để cho ngần đó sinh linh trẻ em ra đi như vậy thì không thể bỏ qua , quả thực không ai dám nói mạnh được điều gì , nhưng cũng không thể đứng nhìn tình hình đi xuống đến như lúc này đk , sự lãnh đạo , quản lí của các tư lệnh ngành sẽ được minh chứng rõ nhất ở đây

    Trả lờiXóa
  7. hùng dũng23:12 22/4/14

    dể leo chèo dược tới chức bộ trưởng bộ y tế chị tiến chắc phải dánh dổi nhiều thứ'
    nhưng chị phải hoc thuyết nhà phật ''' vô thường'' cát bui lại về với cát bụi . hổ chết dể da ,nguwoosif chết dêt tiếng .mai kia chị chêt chị dể cái gì ;

    Trả lờiXóa
  8. Thật không hiểu công bố bệnh dịch là quyết định khó khăn đến thế nào mà khi dịch bùng phát đến như vậy, bà bộ trưởng vẫn cứ bàng quang như không vậy nhỉ. Trong khi đã quá nhiều trẻ em và cả người lớn mắc bệnh, số ca tử vong cũng không nhỏ, cần phải công bố dịch bệnh để nhân dân còn phòng tránh chứ. Cứ kiểu công bố dịch bệnh thì bà Tiến sẽ bị giảm uy tín và thành tích không bằng ấy.

    Trả lờiXóa
  9. Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã nói:"Theo Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cần 3 ca bệnh thôi là chúng tôi đã có thể công bố được thành dịch" điều đó cho thấy dịch sởi ở nước ta đã bùng phát từ khá lâu rồi nhưng Bộ Y tế thì cứ khăng khăng chó rằng chưa có dịch bùng phát vì sợ phải làm nhiều việc hơn, có thể nói đó là một điều không thể chấp nhận được đặc biệt là đối với bộ Y tế tính nghề nghiệp đặc thù có liên quan trực tiếp đến tính mạng của nhân dân, và hậu quả là có khá nhiều trẻ em đã thiệt mạng bởi làm ăn tác trách của Bộ Y tế

    Trả lờiXóa
  10. Xem lần này táo y tế lên chầu trời báo cáo ngọc hoàng như thế nào !. Mình thì mình không có ý xem thường phụ nữ vì có rất nhiều người phụ nữ rất tài ba và sắc sảo, nhưng dường như ở họ có sự thiếu quyết đoán hơn đàn ông khi họ đứng trước một tình huống mà yêu cầu cần phải giải quyết ngay thì phải

    Trả lờiXóa
  11. Nói thật với cái chú BBC chứ , văn vẻ của chú sạc mùi pr cho bọn tư bản!

    Trả lờiXóa
  12. nguyen tien15:20 24/4/14

    Ba Tien la ai con nguoi khong ten tuoi, tieng tam gi bong nhien len lam Bo truong, khong biet dieu hanh cong viec, chuyen mon thi qua thap, cho nghi luon di con de con lam bo truong con lam kho dan

    Trả lờiXóa
  13. mụ này mút buồi là giỏi thôi

    Trả lờiXóa
  14. hùng dũng22:04 28/4/14

    mụ này mút buồi là giỏi thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog