Cuteo@
Kết luận điều tra nói rõ, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình, trong thời gian công tác tại Vinaconex, đã cùng các thành viên Hội đồng quản trị, đã vi phạm các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng dự án đường ống cấp nước Sông Đà.
Ảnh: Minh họa
Ngày 15/7/2016, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất bản Kết luận điều tra bổ sung, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 9 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án xây dựng đường ống nước Sông Đà - Hà Nội" theo yêu cầu của Tòa an nhân dân TP. Hà Nội.
Theo cáo trạng, Dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội có có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư, được khởi công từ năm 2004 và hoàn tất vào năm 2009. Công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2015, tuyến đường ống này liên tục bị vỡ 14, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của 177.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội, khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỷ đồng để khắc phục sự cố. Nhưng hậu quả khủng khiếp hơn là làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống chính trị của đất nước, gây mất niềm tin của người dân đối với các doanh nghiệp nhà nước và bộ mặt của chính quyền Thủ đô.
Bộ Xây dựng đã có kết quả giám định, nguyên nhân gây ra sự cố là do chất lượng ống cốt sợi thuỷ tinh không đảm bảo, độ bền không đạt 50 năm như yêu cầu của dự án. Theo đó, đã xác định được 9 bị can đã vi phạm các quy định, quy trình sản xuất ống, thi công lắp đặt và giám sát nghiệm thu dự án.
Ngày 31/5/2016, TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số nội dung, trong đó có việc xem xét diện truy tố các đối tượng trong vụ án có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Qua điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, năm 2004, HĐQT Tổng công ty Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình (Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Văn Tuân (Tổng giám đốc) và 3 ủy viên khi thực hiện vai trò, nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà - Hà Nội đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình.
Các ông có tên nêu trên đã (1) quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng; (2) lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, kinh nghiệm để cung cấp sản phẩm composite không đảm bảo chất lượng khiến công trình xây dựng liên tục xảy ra sự cố gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan CSĐT xác định, việc làm của các thành viên HĐQT Tổng công ty Vinaconex có dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, những người này đã hợp tác tích cực với cơ quan điều tra, khai báo thành khẩn để làm rõ bản chất vụ án. Những người này cũng có nhân thân tốt, không vụ lợi khi đưa ra các quyết định trái pháp luật nêu trên, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác, người chịu trách nhiệm chính trong các quyết định trái pháp luật của HĐQT Tổng công ty Vinaconex là nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuân hiện mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu. Do vậy, liên ngành tư pháp Trung ương xét thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên HĐQT Tổng Công ty Vinaconex.
Với kết quả điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án nhân dân TP.Hà Nội, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố 9 bị can như viện dẫn tại bản kết luận điều tra trước đó.
Kết quả điều tra bổ sung của cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, năm 2004, HĐQT công ty Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình - Chủ tịch, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình…Việc làm của các thành viên HĐQT Vinaconex có dấu hiệu phạm tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 Bộ luật Hình sự.
Trả lờiXóaTheo như kết quả giám định của Bộ Xây dựng, nguyên nhân gây ra sự cố do chất lượng ống cốt sợi thuỷ tinh không đảm bảo yêu cầu thiết kế, độ bền không đạt 50 năm như yêu cầu của dự án. Để xảy ra sự cố nêu trên, 9 bị can phải chịu trách nhiệm vì đã vi phạm các quy định, quy trình sản xuất ống, thi công lắp đặt và giám sát nghiệm thu dự án.cần xử phạt đúng theo pháp luật và yêu cầu khắc phục hậu quả.
Trả lờiXóaTrong quá trình vận hành khai thác tuyến ống liên tục xảy sự cố. Từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2015 đã bị vỡ 14 lần với số lượng 18 cây ống composite cốt sợi thuỷ tinh bị phá huỷ khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục sự cố. cứ sai phạm như vậy thì lấy kinh phí đâu ra mà bù đắp.
Trả lờiXóaDự án đầu tư đường ống cấp nước sông Đà từ ngày đưa vào vận hành khai thác liên tục xảy ra sự cố. Từ tháng 2/2012 tới tháng 9/2015, tuyến ống này đã bị vỡ tơi 14 lần, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho cuộc sống của người dân, hậu quả khủng khiếp hơn là làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống chính trị của đất nước, gây mất niềm tin của người dân đối với các doanh nghiệp nhà nước và bộ mặt của chính quyền Thủ đô.
Trả lờiXóaTheo như kết quả giám định của Bộ Xây dựng, nguyên nhân gây ra sự cố do chất lượng ống cốt sợi thuỷ tinh không đảm bảo yêu cầu thiết kế, độ bền không đạt 50 năm như yêu cầu của dự án. Để xảy ra sự cố trên, trách nhiệm của các cá nhân liên quan là không thể tránh khỏi. Cần điều tra rõ ràng để xác định những cá nhân sai phạm, xử lý đúng người đúng tội
Trả lờiXóaLS Trần Quốc Thuận:
Trả lờiXóaRủi ro có thể là 1 lần nhưng rút kinh nghiệm đến 18 lần thì sao có thể rút được, việc không xử lý trách nhiệm sẽ khiến người dân không đồng tình", ông Trần Quốc Thuận nói.
Không xử lý trách nhiệm sẽ khiến người dân không đồng tình
Xung quanh việc không xem xét trách nhiệm hình sự 5 lãnh đạo Vinaconex (trong đó có ông Phí Thái Bình - nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên PCT TP Hà Nội) với lý do phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu, khai báo thành khẩn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ông Thuận cho rằng, theo kết luận từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2015, tuyến ống nước sạch Sông Đà bị vỡ 14 lần, khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỷ đồng để khắc phục sự cố... như vậy hành vi vi phạm rõ ràng nghiêm trọng.
"Việc thiếu trách nhiệm gây hậu quả vỡ đường ống nước tới nay là 18 lần, thiệt hại rất nhiều như vậy thì không ai có thể bỏ qua được.
Rủi ro có thể là 1 lần nhưng rút kinh nghiệm đến 18 lần thì sao có thể rút được, việc không xử lý trách nhiệm sẽ khiến người dân không đồng tình, do đó, theo tôi, phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", luật sư Thuận nói.
Ông Thuận cũng nêu thêm, lý do không xem xét trách nhiệm hình sự được đưa ra là ông Phí Thái Bình cùng 4 thành viên khác của Vinaconex khai báo thành khẩn, vi phạm lần đầu, sức khỏe yếu... nhưng, cần phải xem rõ là vi phạm lần đầu hay là lần thứ 18.
"Cần phải phân tích thật rõ là vi phạm lần đầu hay là lần thứ 18, bởi ống nước sông Đà đã vỡ đến nay là 18 lần. Còn trách nhiệm quản lý mà lại không bị xử lý thì dễ dẫn đến mất niềm tin trong nhân dân. Cứ xong rồi phủi tay thế thì làm sao đây...?
Thêm vào đó, cứ xem xét nhân thân nhưng nhân thân tốt rồi muốn làm gì cũng được hay sao? Dư luận, nhân dân yêu cầu là mọi thứ phải rõ ràng và phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật", ông Thuận bày tỏ.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng chia sẻ, Vinaconex là doanh nghiệp của Nhà nước, nguồn tiền sử dụng làm đường ống đó là tiền thuế của nhân dân nên những người làm sai, gây thất thoát, hậu quả nghiêm trọng thì phải bị xử lý.
"Vi phạm như thế, số tiền mà đơn vị khai thác phải bỏ ra lớn như thế để xử lý hậu quả sai phạm gây ra, rồi việc này gây ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn hộ dân, khiến họ phải chịu cảnh thiếu nước như vậy... thì phải xử lý và trách nhiệm bồi hoàn cũng cần phải làm rõ.
Nếu ở đây, những người làm sai mà dùng tiền của mình để bồi thường với hậu quả từ các hành vi mình gây ra ở trên thì có thể xem xét nếu không dư luận, nhân dân khó chấp nhận", ông Thuận nhấn mạnh.
Phải xử lý dù ở cương vị nào
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đề nghị, hiện Đảng, Nhà nước ta đã có đầy đủ các Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định rõ về việc xử lý đối với các hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
"Do vậy, tôi đề nghị các cơ quan tố tụng pháp luật, nếu phát hiện sai phạm cần phải xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm ở đây, dù người đó ở cương vị nào", ông Thuận nêu quan điểm.
Cùng trao đổi với PV, luật sư Trần Đình Triển (Hà Nội) cũng cho hay, các sai phạm của các cá nhân ở Vinaconex đã dẫn đến đường ống liên tục bị vỡ, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, gây bức xúc cho công luận.
"Việc lãnh đạo Vinaconex được xác định là làm sai dự án, thi công, kỹ thuật,…và trái pháp luật nhưng lại không bị xử lý hình sự với một trong các lý do là "nhân thân tốt", theo tôi là không phù hợp.
Bởi, theo quy định của pháp luật thì nhân thân tốt chỉ là một tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình; nếu đây trở thành án lệ thì mọi tội phạm mà có nhân thân tốt thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hay sao?
Không thể vì dư luận, để trấn an dư luận mà đưa một số người làm tốt thí, còn kẻ phạm tội chính thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật...", luật sư Triển nêu rõ.
liên tục vỡ đường ống như vậy tất nhiên là liên tục có sai phạm rồi, và điều chúng ta đang làm là lần ra những sai phạm đó để làm trong sạch bộ máy nhà nước. và người cầm đầu có lẽ là phó chủ tịch Hà Nội Phí Thái Bình. người cán bộ mà không làm tròn chức trách, luôn luôn nghĩ đến việc tham nhũng thì dân chúng sao được yên ổn chứ. những con người như ông Bình cần phải trả giá cho những sai phạm của mình, pháp luật không bao che cho một ai cả và tất cả phải bị xử lí
Trả lờiXóaĐây là vụ việc vi phạm nghiêm trọng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nước nhà. Vinaconex là doanh nghiệp Nhà nước, nguồn tiền sử dụng làm đường ống đó là tiền thuế của nhân dân đóng góp vào, chúng ta phải có trách nhiệm để đồng tiền đó được sử dụng đúng mục đích, do đó những người làm sai, gây thất thoát, hậu quả nghiêm trọng thì phải bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, lấy lại lòng tin trong nhân dân
Trả lờiXóaViệc đường ống nước sông Đà vỡ 1,2 lần còn có thể châm chước được, chứ việc để xảy ra vỡ đường ống đến 18 lần, hậu quả gây ra là vô cùng nghiêm trọng, sao có thể tha được, chẳng lẽ cứ nhân thân tốt, khai báo thành khẩn thì được miễn tội sao. Mong rằng các cấp vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm trong vụ việc trên
Trả lờiXóaViệc vỡ đường ống sông Đà tận 18 lần, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, thiệt hại nghiêm về kinh tế cho nhà nước. Do đó, các cơ quan chức năng cần xem xét xử lý nghiêm các cá nhân mắc sai phạm, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật
Trả lờiXóaVụ việc vỡ đường ống nước sông Đà hàng chục lần là sai phạm nghiêm trọng và gây bức xúc trong dư luận xa hội. Giờ đây cần phải phân tích thật rõ là vi phạm lần đầu hay là lần thứ 18, bởi đường ống nước sông Đà đã vỡ đến nay là 18 lần. Còn trách nhiệm quản lý mà vô trách nhiệm, để xảy ra sự cố nghiêm trọng mà lại không bị xử lý thì dễ dẫn đến mất niềm tin trong nhân dân. Cứ xong rồi phủi tay thế thì làm sao đây...?
Trả lờiXóaCần phải quy trách nhiệm những bên liên đới thì công việc và các sự cố mới được giải quyết. Đường ống nước cứ hỏng, cứ vỡ như cơm bữa vậy mà không ai có trách nhiệm ở đây là không đúng
Trả lờiXóaNếu trong vụ án này không xử lý kiên quyết triệt để các cá nhân vi phạm, để xảy ra vỡ đường ống sông Đà thì cần phải phân tích thật rõ là vi phạm lần đầu hay là lần thứ 18 thì sẽ không lấy được lòng tin trong dân. "Vi phạm như thế, số tiền mà đơn vị khai thác phải bỏ ra lớn như thế để xử lý hậu quả sai phạm gây ra, rồi việc này gây ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn hộ dân, khiến họ phải chịu cảnh thiếu nước như vậy... thì phải xử lý và trách nhiệm bồi hoàn là điều tất yếu
Trả lờiXóaliên quan là điều chắc chắn rồi, vì đâu có cái ống nào lại vỡ mấy chục lần trong 1 năm bao giờ đâu, có khi vi phạm từ khi đấu thầu, khởi công xây dựng cũng nên. phó chủ tịch thành phố Hà Nội mà không liên quan thì không biết là ai đỡ đầu vụ việc này nữa. vụ việc này cần phải điều tra rõ ràng , cụ thể để lật tẩy hết bộ mặt những người vi phạm, làm trong sạch bộ máy nhà nước
Trả lờiXóaThiết nghĩ thân nhân tốt, mắc bệnh hiểm nghèo hay có đóng góp cho ngành chỉ là những tình tiết để xem xét giảm nhẹ tội thôi, chứ không phải vì những điều ấy mà bỏ lọt tội phạm được. Một dự án quan trọng cấp nước cho Thủ đô, giá trị đầu tư ban đầu cũng hơn 1000 tỷ vậy mà hết lần này đến lần khác vỡ đường ống, ai chắc trong tương lai không còn nhiều lần vỡ nữa, vậy nên chi phí còn đội lên nhiều.Thiết nghĩ thân nhân tốt, mắc bệnh hiểm nghèo hay có đóng góp cho ngành chỉ là những tình tiết để xem xét giảm nhẹ tội thôi, chứ không phải vì những điều ấy mà bỏ lọt tội phạm được. Một dự án quan trọng cấp nước cho Thủ đô, giá trị đầu tư ban đầu cũng hơn 1000 tỷ vậy mà hết lần này đến lần khác vỡ đường ống, ai chắc trong tương lai không còn nhiều lần vỡ nữa, vậy nên chi phí còn đội lên nhiều. Ai sẽ là người chi trả cho các khoản này, không phải là người dân ư? Giờ thì mới hiểu cái từ " Hạ cánh an toàn" nó là thế nào. Cứ làm vài phốt to, ăn đủ, xong về hưu, thế là hết tội.
Trả lờiXóaNgười xưa có câu: Quân pháp bất vị thân, và công lý cần thực thi nghiêm chỉnh. Nếu đã vi phạm, không kể ở vị trí chức vụ nào, đều phải phân xử rõ ràng. Quá trình luận tội, tuy có xem xét các yếu tố giảm nhẹ, nhưng cũng chỉ phần nào, không thể giảm về 0 được. Do đó, nên cứ đưa các vị ấy ra tòa xử công minh, rồi nếu xét kỹ, có thể tha bổng trước tòa, như vậy mới đạt lòng tin của công luận. Vụ này làm ảnh hưởng rất lớn, đến hàng chục vạn người, vi phạm rất rõ ràng. Cứ nói nhân tốt tốt mà không xử lý hình sự thì người dân đất nước này chả có ai phải xử lý hình sự cả.
Trả lờiXóaCứ thế này bảo sao lòng tin đang dần trở nên xa xỉ. Tôi cực kỳ phẫn uất khi thấy quan chức không bị truy tố trách nhiệm vì "thân nhân tốt". Lúc nào cũng ra rả "chống tham nhũng" nhưng vẫn có vùng cấm cho các quan chức (hoặc cựu quan chức) thế này thì chống cái gì? Lại còn có câu "Có công với ngành xây dựng". Mới đọc cứ ngỡ là có công trong 2 cuộc kháng chiến, ai ngờ có công đối với ngành xây dựng, chuyện cứ như đùa? Nhìn cái công trình các ông ấy xây thì đã biết là nó có công thế nào rồi?
Trả lờiXóaTham ô từ các công trình ngầm quen rồi không lường được nước nó phá ra thế này. Bây giờ xử phạt cho qua vì sức ép dư luận quá lớn. Chứ đúng ra thì phải yêu cầu bồi thường giá trị công trình làm hỏng. Không bồi thường được thì vào tù hay nặng hơn là tử hình vì làm thất thoát ngân sách nhà nước. Bản thân phiên toà không làm rõ số tiền những vị quan kia kiếm được từ công trình là bao nhiêu thì xử chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Các vụ trọng án liên quan đến giới quan chức của Việt Nam mình giờ gắn liền với mấy cái mỹ từ kiểu "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và luôn có cách xử đi kèm là " nghiêm túc kiểm điểm" vụ này lại kèm thêm " Có nhân thân tốt" thì bảo sao đất nước muôn đời lẹt đẹt.
Trả lờiXóaSai phạm khiến công trình nước sạch ngốn hàng ngàn tỷ, ảnh huởng hàng trăm ngàn hộ dân, Cần đưa thêm vào bộ luật, ''người nào giữ chức vụ trọng trách cố ý làm trái quy định của pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng, sau khi xảy ra sự việc mà bị lâm bệnh hiểm nghèo thì người thân phải chịu hậu quả thay'' . Có như vậy thì may ra họ mới không dám làm trái quy định pháp luật.
Trả lờiXóaĐã vi phạm thì phải xử hết chứ cứ có nhân thân tốt, mắc bệnh hiểm nghèo (ko biết đúng là bệnh thật không), thành thật khai báo là hạ cánh an toàn. Vậy mà Dương Chí Dũng và Dương Tự Trong nhân thân tốt thế mà cũng có thoát tội đâu, hay cũng tuỳ từng người, tùy từng ô. Vậy thì còn đâu nghiêm minh của pháp luật? Chuyện này thì phải thực sự đúng với cái câu công lý cũng chỉ là một diễn viên hài.
Trả lờiXóaTừ tháng 2/2012 đến tháng 9/2015, tuyến ống nước sạch Sông Đà bị vỡ 14 lần, cho đến nay đã vỡ 18 lần. KHông phải là chỉ một, hai lần mà là 18 lần. Các cụ bảo quá tam ba bận, đến ba lần đã là quá đáng lắm rồi, chứ còn lên tới 18 lần thì không thể gọi là sự cố được.Đây là dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội có có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ, đồng. ường ống này liên tục bị vỡ 14, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của 177.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội, khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỷ đồng để khắc phục sự cố. Nhưng hậu quả khủng khiếp hơn là làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống chính trị của đất nước, gây mất niềm tin của người dân đối với các doanh nghiệp nhà nước và bộ mặt của chính quyền Thủ đô. Một vụ nghiêm trọng như thế này thì cần phải xem xét thật kĩ lưỡng, suy tính trước sau để hợp lí hợp tình. Không thể chỉ vì tình mà quên lí. Nếu không làm nghiêm vụ việc này sẽ làm mất lòng dân, mất đi sự tin tưởng của người dân vào tính nghiêm minh của pháp luật
Trả lờiXóaBộ Xây dựng đã có kết quả giám định, nguyên nhân gây ra sự cố là do chất lượng ống cốt sợi thuỷ tinh không đảm bảo, độ bền không đạt 50 năm như yêu cầu của dự án. Vi phạm pháp luật rõ ràng như vậy thì phải xử lí nghiêm những đối tượng liên quan.
Trả lờiXóaHệ thống đường ống dẫn nước Sông Đà do Vinaconex thi công từ khi đưa vào sử dụng đã vỡ đến 18 lần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của 177.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội, còn chưa tính đến số tiền để khắc phục sự cố. Đường ống độ bền sử dụng trong 50 năm mà lại vỡ liên tục đã được bộ xây dựng xác nhận là không đạt chuẩn. Vụ việc này nếu không xử lí mạnh tay thì làm sao mang lại được niềm tin nơi người dân.
Trả lờiXóaviệc đường ống nước Sông Đà liên tục bị vỡ đẩy người ta đến nhiều lo ngại và nghi ngờ về công trình ống nước này có vấn đề gì không. và quả thực khi lần ra thì có hàng tỉ sai phạm. và tất nhiên là phải có người cầm đầu và người phải chịu trách nhiệm về vụ việc. sai phạm bên nhà thầu cũng có và bên chính quyền cũng có. ông phó chủ tịch Hà Nội có liên quan thì sẽ phải bãi miễn và xử lí một cách nghiêm minh và đủ sức răn đe cho những người khác không có ý vi phạm nữa
Trả lờiXóaLại là một vụ việc sai phạm nữa liên quan đến một vị phó chủ tịch tỉnh/thành phố được đưa ra. Xem ra lần này trung ương đã có quyết tâm xử lý những vi phạm từ chính các lãnh đạo cấp trên rồi đây. Nếu thật vậy thì thật đáng mừng
Trả lờiXóaĐường ống nước sạch đã bị vỡ rất nhiều lần và đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân vì vậy cơ quan chức năng cần làm rõ nguyên nhân của vụ việc này và xử lý nghiêm tất cả những vi phạm.
Trả lờiXóa