Lâm Trực@
Đà Nẵng, ngày 14/5/2025 - Cơn địa chấn trong ngành y tế vừa nổ ra khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phanh phui vụ án chấn động liên quan đến cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cùng nhiều đồng phạm. Họ bị bắt giữ vì tội nhận hối lộ, một hành vi không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm lung lay niềm tin của người dân vào hệ thống bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vụ việc được đưa ra ánh sáng trong quá trình mở rộng điều tra một đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, gây hậu quả nghiêm trọng, với tâm điểm là Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các tổ chức liên quan.
Từ năm 2016, Nguyễn Năng Mạnh, cùng Đỗ Mạnh Hoàng và Khúc Minh Vũ, đã điều hành một mạng lưới 9 công ty, bao gồm MediPhar, Mediusa, MegaLife, Việt Đức, Mega Pharco, Việt Pháp, Liên doanh USA, PharmaCist và Vita Phar. Nhóm này sản xuất, tiêu thụ lượng lớn thực phẩm chức năng giả, với chủng loại đa dạng, thu lợi bất chính và gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng. Điều đáng phẫn nộ là để 207 hồ sơ công bố sản phẩm được thông qua nhanh chóng, không bị sửa đổi hay từ chối, Nguyễn Năng Mạnh và Đỗ Mạnh Hoàng đã chỉ đạo nhân viên chuyển 2,07 tỷ đồng cho các chuyên viên tại Cục An toàn thực phẩm. Nhờ đó, lãnh đạo và nhân viên Cục này đã “mở đường” cấp phép cho 207 sản phẩm, kể cả những sản phẩm không đạt chuẩn. Chưa dừng lại, 4 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt cũng được cấp trái phép cho Nhà máy MediPhar và Mediusa.
Ngày 13/5/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố, khám xét 5 bị can, gồm Nguyễn Thanh Phong, Đinh Quang Minh, Nguyễn Thị Minh Hải, Lê Thị Hiên và Cao Văn Trung. Trong số này, Nguyễn Thị Minh Hải bị cấm đi khỏi nơi cư trú, còn 4 bị can còn lại bị bắt tạm giam. Một nhánh điều tra khác về vụ án sữa giả càng làm rõ hơn bản chất của vụ việc, khi xác định 9 sản phẩm giả được sản xuất và tiêu thụ, gây bức xúc trong dư luận và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Vụ án này như một nhát dao sắc lạnh, phơi bày những góc khuất trong ngành y tế. Những người như Nguyễn Thanh Phong, từng nắm giữ trọng trách lớn, đáng lẽ phải là chỗ dựa cho niềm tin của nhân dân, lại sa lầy vào cám dỗ của lợi ích cá nhân. Hành vi nhận hối lộ để cấp phép cho sản phẩm không đạt chuẩn không chỉ là tội ác với pháp luật mà còn là sự phản bội với lương tâm nghề nghiệp. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ, mở rộng điều tra để làm rõ sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan, hứa hẹn sẽ xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật. Vụ việc này là hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở rằng chỉ khi có một hệ thống quản lý minh bạch, công bằng, sức khỏe và niềm tin của người dân mới thực sự được bảo vệ.
Cần phải xử lý thật nghiêm khắc với những người lợi dụng chức quyền để tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật đi ngược lại với các chủ trương của Đảng, nhà nước. Đây là những con sâu làm rầu nồi canh, cần phải được thanh lọc khỏi đội ngũ cán bộ, lãnh đạo để công tác quản lý nhà nước được tốt hơn.
Trả lờiXóakhông nói nhiều, tử hình! 207 sản phẩm, mỗi sản phẩm được cấp phép với giá chỉ 10 triệu, lương tâm nghề nhiệp và nhân cách con người của chúng nó rách nát đến mức này đấy. Đầu độc hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam trong hơn 9 năm qua, chết 10 mạng cũng không hết tội!
Trả lờiXóalũ súc vật rẻ rách, do nhân cách chúng nó rẻ mạt hay do pháp luật nước mình lỏng lẻo, cấp phép đến 207 sản phẩm như thế mà chả có bên nào thanh tra ra sai phạm? Quá chán ghét những tình trạng như này rồi, không xử tử là có lỗi với nhân dân!
XóaTham ô tài sản, tiếp tay cho tội phạm rất đáng lên án và phải nghiêm trị để làm gương. Hoan hô chiến công của lực lượng Công an nhân dân trong xử lý nghiêm minh các đối tượng tiếp tay cho thực phẩm giả, gây hại cho nhân dân. Chắc chắn trong thời gian tới sẽ tiếp tục làm mạnh tay vơi vấn đề này
Trả lờiXóa