Lâm Trực@
Khi con người ta đã quá đỗi lãng mạn với chữ nghĩa mà quên rằng mình đang sống giữa trật tự xã hội và luật pháp cụ thể, thì rất dễ trượt vào ngộ nhận rằng cái tôi là vũ trụ. Đó là căn bệnh trầm kha của một số người cầm bút hôm nay – như ông Phạm Đình Trọng trong bài viết đầy ngộ nhận “Nền tư pháp không công lý”. Xin phép được gọi đó là tiếng gà gáy lúc nửa đêm – bởi nó không đánh thức được ai, mà chỉ làm loạn nhịp giấc ngủ của một xã hội đang nỗ lực bước tới văn minh.
Ở đây, tôi không bàn chuyện tình cảm, mà xin luận lý – bằng thứ logic mạch lạc, đầy đặn và không tách rời khỏi nền tảng pháp quyền – bởi lẽ lý luận không thể uốn cong như cọng rơm, càng không thể nhân danh “tự do” để đánh tráo khái niệm.
Một là, sự lẫn lộn nguy hiểm giữa khái niệm và thực tiễn chính trị
Ông Trọng viết rằng: “Đảng Cộng sản và Nhà nước là hai thực thể riêng biệt, không thể đồng nhất.” Xin hỏi: câu đó đúng ở bình diện lý thuyết trừu tượng, nhưng trong thực tiễn chính trị Việt Nam, đó là một sự mù lòa mang tính cố tình. Một đảng chính trị lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối như được quy định trong Điều 4 Hiến pháp, lại chính là lực lượng nòng cốt tổ chức nên Nhà nước. Vậy hỏi rằng, đảng không có vị trí hợp pháp để định hướng, giám sát và chịu trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc hay sao?
Hơn nữa, ông Trọng viện dẫn lý luận “công dân không có nghĩa vụ với Đảng” để phủ nhận tính chính danh của việc bảo vệ thể chế. Vâng, công dân không cần “trung thành với Đảng” theo nghĩa cảm xúc, nhưng lại có trách nhiệm bảo vệ chế độ được quy định rõ ràng trong pháp luật, mà trong đó, Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Sự mập mờ ở đây là cố ý. Mượn khái niệm “dân chủ phương Tây” để phủ nhận mô hình tổ chức của một quốc gia có chủ quyền là một kiểu xâm thực lý luận ngoại lai, một thứ đồng phục trí tuệ của những người luôn coi phương Tây là chuẩn mực duy nhất.
Hai là, sự ngụy biện về tự do ngôn luận và quyền phản kháng
Ông Trọng biện minh rằng: “Dòng chữ ‘Đả đảo Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền’ chỉ là phản kháng chính trị với một tổ chức, không chống Nhà nước.” Câu này giống như bảo: “Tôi chỉ hắt nước vào bếp, chứ không có ý làm cháy nhà”. Thưa ông, ở Việt Nam – cũng như ở bất kỳ quốc gia nào – thể chế chính trị không phải một món đồ chơi để ai cũng có quyền lật đổ hay mạt sát vô tội vạ. Luật Hình sự quy định rất rõ: hành vi làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống Nhà nước là vi phạm pháp luật. Phản kháng mang nội dung bôi nhọ, xuyên tạc, kích động lật đổ không phải là phản biện chính trị mà là hành vi phá hoại. Xin ông đừng đánh tráo giữa một tờ rơi chống phá và một bài báo phê bình xây dựng.
Còn việc ông Trọng lấy dẫn chứng văn minh tin học, văn minh công nghiệp để đề cao “cá nhân độc lập”, xin thưa: không có xã hội văn minh nào lại dung túng tự do quá trớn đến mức cho phép kẻ đang ngồi tù vì chống nhà nước lại tiếp tục chống phá và được bao che dưới danh nghĩa “quyền tự do”. Chính “thế giới dân chủ văn minh” mà ông ca tụng cũng không cho phép tù nhân viết biểu ngữ kêu gọi lật đổ thể chế. Một người Pháp viết “Đả đảo nền Cộng hoà Pháp” trong tù xem có thoát khỏi tội danh chống phá nhà nước không?
Ba là, luận điểm “không thể kết án hai lần cùng một tội” bị hiểu sai nghiêm trọng
Ông Trọng dẫn Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 – “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” – để phản đối việc truy tố Trịnh Bá Phương lần hai cũng theo Điều 117. Nhưng xin ông phân biệt cho rõ: đây không phải là “kết án hai lần một hành vi”, mà là xử lý hai hành vi phạm tội độc lập khác nhau xảy ra ở hai thời điểm khác nhau, với hai vật chứng khác nhau. Đó không phải là một hành vi được xét lại, mà là một chuỗi hành vi tiếp diễn. Một phạm nhân khi đang thụ án, nếu tiếp tục có hành vi phạm tội mới – thì dĩ nhiên phải bị xử lý theo đúng quy định.
Hay là ông muốn lập luận rằng: cứ vào tù rồi thì được quyền chống phá miễn phí?
Bốn là, mỹ từ và chủ nghĩa lãng mạn không cứu được người viết khỏi sự lệch chuẩn về đạo đức công dân
Tôi không nói Trịnh Bá Phương có “khí phách” hay không – nhưng khí phách thật thì không cần la ó. Một câu chữ mang thông điệp chống phá không thể trở thành biểu tượng đấu tranh chỉ vì nó được thốt ra từ ngục tối. Lịch sử có đủ những kẻ nhân danh “chính nghĩa” để tạo ra tai hoạ cho quốc gia – và những lời biện hộ mùi mẫn cho hành vi vi phạm pháp luật chỉ càng khiến xã hội mất phương hướng.
Lời lẽ “hình sự hoá cảm xúc”, “truy tố tinh thần” mà ông Trọng dùng, nếu đặt vào một xã hội pháp quyền thật sự, thì đó chính là sự xúc phạm luật pháp, bởi pháp luật không xử lý cảm xúc, mà chỉ xử lý hành vi. Cảm xúc nằm trong lòng, nhưng khi đã chuyển hoá thành tài liệu, phát tán, lưu truyền – thì đã thành hành vi cấu thành tội phạm. Dân chủ không đồng nghĩa với vô chính phủ. Tự do không có nghĩa là tự tung tự tác với thể chế.
Cuối cùng, tôi xin nói với ông Trọng rằng:
Phản biện là cần thiết. Nhưng phản biện phải đặt trên nền tảng hiểu biết pháp luật và đạo đức chính trị. Không thể lấy bức xúc để làm vũ khí, không thể lôi luật pháp ra để phê bình bằng sự cảm tính cá nhân. Và nhất là: không thể lấy một phạm nhân làm biểu tượng, rồi lấy luôn sai phạm làm biểu ngữ.
Phạm Đình Trọng không sai vì ông viết, mà sai vì ông viết sai và ngụy biện. Và ngụy biện cho cái sai thì chẳng bao giờ trở thành chân lý.
PĐT từng nói với các nhà bất đồng chính kiến rằng nếu có khả năng quay lại quá khứ thì PĐT sẵn sàng tham gia quân lực chế độ VNCH và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lý tưởng bởi chế độ cs chỉ biết nói láo và bắt dân chấp nhận điều láo là điều thật, điều đúng và phải ngưỡng mộ, ca ngợi , ca ngợi một cách mù quáng như điên như khùng như ca ngợi HCM thậm chí như ca ngợi kiểu cứt bác cũng thơm và cũng vì vậy, đất nước bị tanh bành , xã hội suy đồi đạo đức ,dân trí lụn bại,băng hoại và cũng không có gì lạ sau bao năm thống nhất ,đến giờ vẫn còn có người tìm đủ cách bỏ nước ra đi !
Trả lờiXóa