Lâm Trực@
Người ta vẫn hay nói về giấc mơ bay – từ thuở con người còn nhìn theo cánh chim trời mà mong một ngày không còn phải bò sát đất. Và rồi, có vẻ như giấc mơ ấy đã thành hiện thực, trong hình hài của những cánh dù lượn rực rỡ sắc màu, trôi bồng bềnh giữa tầng không như thể sự tự do là thứ có thể mua được bằng vài trăm ngàn đồng và một tờ cam kết “tự chịu trách nhiệm nếu chết”.
Người thanh niên tên T., sinh năm 1989, quê Hưng Yên, chỉ là một trong số hàng ngàn người đã từng lao mình vào trời xanh ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, để “trải nghiệm cảm giác mạnh”. Chuyến bay của anh diễn ra vào chiều muộn, khi mặt trời đang rút nắng về sau núi và bóng tối bắt đầu bò lên dần các triền rừng. Không ai ngờ được, cú nhảy tưởng chừng sảng khoái ấy lại trở thành lần cuối anh chạm đất.
Chúng ta, những người đứng bên lề tai nạn, thường dễ dàng đổ lỗi cho “rủi ro”, cho “định mệnh”. Nhưng định mệnh đâu phải cứ chờ ai muộn giờ là bày ra cái chết? Người ta vẫn hay bảo: “Hãy sống trọn từng khoảnh khắc”, nhưng hình như, trong khoảnh khắc ấy, đã thiếu đi một điều căn bản: sự cẩn trọng.
Tai nạn xảy ra lúc 17h30, muộn hơn mốc thời gian an toàn mà cơ quan chức năng khuyến cáo. Nhưng dù muộn, chuyến bay vẫn diễn ra, dù biết rõ điều kiện thời tiết là ranh giới mong manh giữa tự do và tử vong. Có ai đó đã nhắm mắt gật đầu, có ai đó đã thỏa hiệp với thời gian và thời tiết. Và cuối cùng, có một người đã phải chết thay cho cái gật đầu đó.
Anh T. không còn nữa. Nhưng sự im lặng sau tai nạn thì vẫn còn lảng vảng trên núi, trong gió, trên từng tấm biển quảng cáo “Bay như chim cùng Sơn Trà – Trải nghiệm không thể quên!”. Đúng là không thể quên. Nhưng liệu ai nhớ? Hay rồi cũng sẽ như bao vụ việc khác – bọt nước trôi đi, báo chí im tiếng, và trời lại xanh ngắt, chờ đợi một kẻ mộng mơ kế tiếp?
Chúng ta đã quá dễ dãi với cái gọi là “thể thao mạo hiểm”. Chúng ta xem sự mạo hiểm như một món ăn lạ miệng, cần phải thử một lần trong đời, mà không cần hiểu nguyên liệu trong đó có thể là máu. Những công ty tổ chức dù lượn như những gánh xiếc trên cao – họ cười, họ treo băng rôn, họ dạy “kỹ thuật cơ bản” trong 15 phút, và rồi ném người ta lên trời với lời hứa “sẽ ổn cả thôi”.
Họ trưng ra đầy đủ giấy tờ: giấy phép bay, bảo hiểm, bản cam kết, biển báo thời tiết. Nhưng tất cả chỉ là những tờ giấy chết, nếu không đi kèm một trái tim còn đập vì sinh mạng người khác. Tai nạn ở Sơn Trà không phải là lần đầu. Trước đó, ở Khau Phạ, ở Lâm Đồng, ở Mù Cang Chải, đã có những người vĩnh viễn nằm lại vì một phút mơ màng giữa gió.
Chúng ta sống trong một xã hội mà sự phiêu lưu được bán theo combo: dù lượn, trò chơi mạo hiểm, và… cái chết trong ngoặc đơn. Chính quyền cấp phép, doanh nghiệp tổ chức, du khách trải nghiệm, cả ba đều góp phần làm nên cái vòng luẩn quẩn mà nạn nhân là người cuối cùng nhận ra, nhưng đã quá muộn để từ chối.
Tôi tự hỏi: Bao nhiêu bài học nữa thì chúng ta mới biết dừng lại? Bao nhiêu chiếc dù rơi xuống thì người ta mới thôi hờ hững gọi đó là “tai nạn nghề nghiệp”? Bao nhiêu cái chết trẻ thì công ty dịch vụ mới thôi thản nhiên tổ chức chuyến bay cuối cùng lúc trời đã ngả bóng?
Một xã hội văn minh không phải là nơi người ta dễ dàng leo lên trời mà không có bảo hiểm nhân tính. Một nền du lịch hiện đại không thể xây trên nỗi phập phồng của những người chưa từng được đào tạo kỹ lưỡng để cứu người nếu sự cố xảy ra. Và một thành phố đáng sống không thể là nơi mỗi mùa hè lại có thêm một đám tang.
Hãy nhớ lại gương mặt chàng trai ấy – anh T. không phải là một kẻ liều mạng. Anh chỉ là một con người bình thường với khát khao được trải nghiệm. Nhưng chính vì anh tin vào lời quảng cáo, chính vì anh tin vào chiếc dù và tay người điều khiển, nên giờ đây, trên vách núi Sơn Trà, gió sẽ gọi tên anh mãi mãi.
Tôi không viết bài này để đòi hỏi cấm bay. Tôi viết bài này để đòi lại sự thật cho những cái chết đã bị gọi tên bằng hai chữ "xui xẻo". Và tôi mong, sau dòng chữ này, sẽ có người làm đúng chức phận của mình: người tổ chức biết dừng lại khi gió thổi sai hướng, người quản lý biết siết lại những khe hở vô trách nhiệm, và người chơi biết lắng nghe sự sống trước tiếng gọi của bầu trời.
Vì những cánh chim người không được sinh ra để làm bia ngắm cho rủi ro. Họ cần được bay, nhưng cũng cần được trở về. Trong một hình hài còn nguyên vẹn. Trong vòng tay của người thân. Trong gió, nhưng không phải là gió của cáo phó.
việc nhảy dù ở nước ta hiện nay khá phổ biến, tuy nhiên lại chưa được quản lý chặt chẽ nên dẫn đến nhiều trường hợp thương tâm. vấn đề này đặt ra cho các cơ quan chức năng cần phải đưa ra các quy định, các lớp dạy kĩ năng nhảy dù, thoát hiểm để có thể hạn chế các tai nạn thương tâm đáng tiếc xảy ra
Trả lờiXóaTrong những năm gần đây, khi đời sống vật chất được nâng cao, giới trẻ ngày càng có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ, khác biệt để thỏa mãn bản thân và thể hiện cá tính. Các trò chơi mạo hiểm như nhảy dù, dù lượn, leo núi mạo hiểm, đu dây zipline… ngày càng trở nên phổ biến, thu hút đông đảo người tham gia. Thế nhưng, đằng sau những khoảnh khắc bay lượn giữa không trung, lướt qua những tầng mây hay ghi lại những tấm hình check-in ngoạn mục lại tiềm ẩn biết bao hiểm họa khôn lường.
Trả lờiXóaBài viết “Giấc mơ bay và cái chết giữa trời xanh” của tác giả Lâm Trực đăng trên trelangblog.com đã rất đúng khi chạm đến mặt khuất ấy của những trò chơi mạo hiểm và những hệ lụy đau lòng mà xã hội đang phải chứng kiến. Đây là một bài viết cần thiết, thiết thực và mang tính cảnh báo xã hội sâu sắc.
1. Một Câu Chuyện Thật Chạm Đến Trái Tim
Thông qua câu chuyện về một người trẻ sinh năm 1989 ở Hưng Yên gặp tai nạn khi chơi dù lượn tại Sơn Trà – Đà Nẵng, tác giả đã đặt người đọc vào đúng tâm thế của những người đang mê mải với các trò “giật gân” mạo hiểm mà quên đi giới hạn an toàn. Không phải ai cũng có thể bình tĩnh suy nghĩ về hậu quả của những trò chơi ấy cho đến khi có một vụ việc thương tâm xảy ra.
Việc bài viết phản ánh chân thực, khách quan và đầy tính nhân văn về một vụ tai nạn cụ thể giúp người đọc không chỉ cảm thấy xót xa mà còn rút ra bài học cho chính mình và người thân.
2. Cảnh Tỉnh Về Tâm Lý Sống Vội, Thích Mạo Hiểm Bất Chấp
Bài viết cũng thẳng thắn nhận xét rằng, trong xã hội hiện đại, tâm lý sống nhanh, sống vội, ham trải nghiệm, chạy theo những khoảnh khắc “độc, lạ” để khẳng định bản thân hoặc thu hút sự chú ý trên mạng xã hội đang dần trở thành một trào lưu nguy hiểm.
Câu nói “Hãy sống trọn từng khoảnh khắc” bị nhiều người trẻ hiểu lệch thành “bất chấp tất cả để thử”, mà không lường trước những hiểm họa, để rồi đôi khi cái giá phải trả là cả mạng sống. Tác giả bài viết rất đúng khi cho rằng: “chúng ta, những người đứng bên lề tai nạn, thường dễ dàng đổ lỗi cho rủi ro, cho định mệnh, nhưng thực chất là do sự chủ quan, thiếu tỉnh táo và coi thường cảnh báo an toàn.”
3. Nhấn Mạnh Vai Trò Của Trách Nhiệm Cá Nhân Và Cộng Đồng
Điều tôi đánh giá cao ở bài viết này là không đổ lỗi cho trò chơi mạo hiểm hay ngành du lịch mạo hiểm mà nhấn mạnh đến ý thức, trách nhiệm của mỗi người trước khi tham gia bất kỳ hoạt động nào có nguy cơ cao. Bởi lẽ, bản thân các trò chơi mạo hiểm vốn không sai, sai là ở cách người chơi chuẩn bị, lựa chọn địa điểm, nhà cung cấp dịch vụ và việc bất chấp lời khuyên an toàn.
Trả lờiXóaBài viết nhấn mạnh một câu rất hay và đáng suy ngẫm: “Mua được bằng vài trăm ngàn đồng và một tờ cam kết ‘tự chịu trách nhiệm nếu chết’” — đó là lời nhắc nhở cho mỗi người hãy thực sự cân nhắc khi đặt tính mạng lên bàn cân với một trải nghiệm chóng vánh.
4. Cảnh Báo Xã Hội Rất Đúng Lúc
Trong thời đại mạng xã hội phát triển, những khoảnh khắc check-in nguy hiểm, các clip nhảy dù, bay lượn, lái xe mô tô mạo hiểm… thường nhận được sự tung hô, cổ vũ trên mạng. Điều này vô tình tiếp tay cho tâm lý “phải chơi bằng được” ở một bộ phận giới trẻ, bất chấp những cảnh báo an toàn.
Bài viết của Lâm Trực rất đáng trân trọng khi dám thẳng thắn lên tiếng giữa bối cảnh nhiều người vẫn còn chạy theo ảo tưởng sống ảo. Nó không phải là một bài viết dọa dẫm hay cấm đoán mà là một tiếng nói tỉnh táo, nhấn mạnh việc mỗi người phải có trách nhiệm với tính mạng của bản thân, với gia đình và xã hội.
5. Giá Trị Nhân Văn Và Lời Nhắn Nhủ Thiết Thực
Không chỉ phản ánh một sự việc đau lòng, bài viết còn gửi đến người đọc một thông điệp nhân văn: “Dù bạn có ước mơ bay giữa bầu trời, hãy bay trong giới hạn an toàn, trong sự chuẩn bị kỹ lưỡng và với cái đầu tỉnh táo”. Tác giả không lên án trò chơi mạo hiểm mà khuyên mỗi người hãy tôn trọng mạng sống, biết dừng lại đúng lúc, để những trải nghiệm tuổi trẻ lành mạnh, đẹp đẽ chứ không trở thành những kết thúc bi thương.
Vụ tai nạn này là một lời cảnh tỉnh đắt giá cho tất cả chúng ta về việc "chơi" với rủi ro. Dù lượn có thể mang lại cảm giác phấn khích, nhưng nó không phải trò đùa, và sự an toàn không thể đánh đổi bằng sự liều lĩnh hay sự dễ dãi. Có lẽ, những người tổ chức cần nghiêm túc hơn trong việc đảm bảo an toàn, và người chơi cũng phải có trách nhiệm với chính sinh mạng của mình. Đừng để "giấc mơ bay" biến thành một cơn ác mộng.
Trả lờiXóaBài viết đã chạm đến một vấn đề nhức nhối: sự thiếu trách nhiệm trong "công nghiệp thể thao mạo hiểm". Những công ty chỉ chú trọng lợi nhuận, cung cấp dịch vụ một cách hời hợt, còn người chơi thì quá chủ quan vào những lời hứa hẹn. Tai nạn của anh T. là minh chứng rõ nhất cho việc những "tờ giấy chết" như giấy phép hay bảo hiểm sẽ vô nghĩa nếu thiếu đi sự cẩn trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng
Trả lờiXóaChiều 8/7, du khách H.Q.T. (36 tuổi, ở TPHCM) sử dụng dịch vụ dù lượn không động cơ do Công ty Tropical Forest tổ chức khai thác tại khu vực bán đảo Sơn Trà (phường Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Người dẫn bay (phi công) là ông L.M.P. (41 tuổi).
Trả lờiXóaKhi bay đến khu vực bãi Nam thuộc bán đảo Sơn Trà, dù lượn gặp sự cố làm du khách bị rơi xuống rừng gần bờ biển, phi công rơi xuống bãi cát ven biển. Vụ việc khiến du khách tử vong, phi công bị thương, phải đi cấp cứu tại bệnh viện.
Theo lực lượng công an, nguyên nhân ban đầu của sự việc được xác định do thao tác an toàn cho du khách khi bay chưa được đảm bảo. Dù du khách đã ký cam kết miễn trừ trách nhiệm nhưng lực lượng chức năng vẫn xác minh, làm rõ trách nhiệm của các bên trong vụ việc.
Đây là sự việc hết sức đáng tiếc, gây thiệt hại nghiêm trọng về con người. Với hậu quả làm chết người, bất kể nạn nhân có ký cam kết về việc miễn trừ trách nhiệm với đơn vị cung cấp dịch vụ hay không, cơ quan chức năng vẫn sẽ tiến hành xác minh làm rõ vụ việc.
Trả lờiXóaVề nguyên tắc, để được cấp phép kinh doanh dịch vụ giải trí nói chung, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tuân thủ nghiêm túc mọi quy tắc an toàn khi kinh doanh, từ cơ sở vật chất (trang thiết bị), con người (trình độ chuyên môn, bằng cấp, các yếu tố về sức khỏe...) tới quy trình cung cấp dịch vụ.
XóaDo đó, cơ quan chức năng sẽ lật lại hồ sơ và làm rõ nhiều vấn đề như quy trình cấp phép cho doanh nghiệp ra sao, doanh nghiệp đã đủ điều kiện kinh doanh chưa, phi công, người hướng dẫn có đảm bảo các tiêu chuẩn không hay quá trình kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng như thế nào, đã tuân thủ các quy tắc an toàn hay chưa. Nếu có vấn đề, thì việc người sử dụng dịch vụ dù có kí cam kết miễn trừ trách nhiệm, thì phía đơn vị cung cấp dịch vụ cũng phải chịu trách nhiệm thôi.
XóaThỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và khách hàng không đồng nghĩa với việc miễn trừ mọi trách nhiệm đối với đơn vị cung cấp dịch vụ. Đơn vị kinh doanh vẫn phải đảm bảo các quy tắc an toàn khi cung cấp dịch vụ bay cho khách hàng và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra hậu quả nghiêm trọng, có yếu tố hình sự.
Trả lờiXóaThỏa thuận trên chỉ có hiệu lực trong trường hợp xảy ra hậu quả nhưng chưa tới mức xử lý hình sự. Khi đó, dựa trên thỏa thuận giữa các bên, trách nhiệm bồi thường dân sự sẽ được miễn trừ đối với các thiệt hại có thể xảy ra đối với khách hàng.
XóaHãy nhớ rằng, đó là tính mạng của một con người, không phải trò đùa để mà nói rằng chỉ cần một tờ giấy thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm là xong, chết là hết. Nếu ở đâu cũng như vậy thì chắc chả ai dám thử trò dù lượn vì chẳng biết tính mạng mình có đảm bảo hay không!
XóaMặc dù du khách có thể đã ký giấy "miễn trừ trách nhiệm", tuy nhiên, việc này không loại bỏ hoàn toàn trách nhiệm pháp lý của đơn vị tổ chức nếu có sự cố xảy ra do lỗi chủ quan như thiết bị không đảm bảo, quy trình an toàn không được tuân thủ, hay phi công thiếu kinh nghiệm/thao tác không đúng kỹ thuật.
Trả lờiXóaChính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, đồng thời rà soát lại toàn bộ hoạt động của các đơn vị tổ chức dù lượn trên địa bàn. Việc này là vô cùng cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả trong tương lai.
Trả lờiXóa