Lâm Trực@
Người đàn bà 64 tuổi, tóc bạc phơ, gương mặt đanh lại vì uất nghẹn và sân hận đã bước vào vòng lao lý không phải vì nghèo khổ, không vì oan khiên, mà vì bà ta chọn đứng trên bậc thềm ảo của mạng xã hội để chửi rủa cả hệ thống tư pháp. Tên bà là Mai Thị Hạ, quê ở xã Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Tên bà ta giờ đây được nhắc đến không phải trong sự cảm thông, mà như một lời cảnh báo về sự ngộ nhận tự do và lòng thù hằn cá nhân đẩy người ta vào con đường phạm pháp.
Ngày 2 tháng 7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang đã chính thức khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Mai Thị Hạ về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân – theo điều 331 Bộ luật Hình sự.
Ngọn nguồn mọi việc bắt đầu từ một tranh chấp đất đai. Bà Hạ không đồng tình với phán quyết của Tòa án Nhân dân huyện Hàm Yên (trước đây). Nhưng thay vì gửi đơn khiếu nại theo trình tự pháp luật, bà chọn cách bước ra khỏi giới hạn lẽ phải. Dưới danh nghĩa “đòi công lý”, bà lên Facebook cá nhân, biến nó thành cái loa phóng thanh cho những cơn thịnh nộ mù quáng. Hết bài viết đến livestream, bà công khai chửi bới, lăng mạ, xúc phạm các lãnh đạo đương nhiệm và nguyên lãnh đạo tòa án, rồi cả lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tỉnh Tuyên Quang cũng bị cuốn vào cơn gào thét này.
Không chỉ dừng lại ở ngôn từ nhơ nhớp, bà Hạ còn nhiều lần kéo đến trụ sở tòa án, lớn tiếng sỉ vả công khai, như thể mình là trung tâm của chân lý.
Không cần phải có trí tuệ siêu phàm cũng có thể nhận thấy bà Hạ đã coi thường pháp luật một cách trắng trợn. Hành vi lặp đi lặp lại, được truyền phát công khai, không chỉ xúc phạm nhân phẩm người khác, mà còn gây rối trật tự xã hội, bôi nhọ uy tín của các cơ quan công quyền, khiến lòng dân hoang mang, niềm tin vào công lý bị tổn thương.
Hành vi này, theo đánh giá của cơ quan điều tra, đủ căn cứ cấu thành tội danh quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, với mức án có thể từ 2 đến 7 năm tù. Bà Hạ không phải là người đầu tiên sa chân vào cái hố sâu gọi là “quyền tự do dân chủ” khi hiểu sai và sử dụng sai. Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra tại các địa phương khác trên cả nước, với kịch bản không mấy khác biệt: từ bất mãn cá nhân, mâu thuẫn đời sống, một số cá nhân đã vin vào quyền tự do ngôn luận để lăng mạ, xuyên tạc, thậm chí chống phá Nhà nước, xúc phạm tổ chức, cá nhân một cách có hệ thống.
Pháp luật Việt Nam không ngăn cấm quyền bày tỏ ý kiến. Nhưng pháp luật cũng không có vùng cấm. Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với quyền vu khống, sỉ nhục, hoặc phá hoại trật tự xã hội. Một khi đã bước qua giới hạn đỏ, thì cái giá phải trả là không thể tránh khỏi.
Vụ việc của Mai Thị Hạ là một lời cảnh báo nghiêm khắc, gửi đến những ai đang ảo tưởng rằng mạng xã hội là nơi không ai kiểm soát, rằng tiếng nói cá nhân có thể lấn át luật pháp. Lực lượng gìn giữ trật tự và kỷ cương sẽ không để bất kỳ hành vi vi phạm nào trôi qua trong im lặng. Bởi giữ gìn công lý không chỉ là trách nhiệm, mà là niềm tin của nhân dân gửi gắm.
Phải nguội đi các đầu nóng và sống trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền thế mà vẫn còn có những người coi thường pháp luật thì tôi chưa hiểu hết được. Câu chuyện bi đát khi người phụ nữ đã 64 tuổi, cái tuổi được phép hưởng tuổi gia lại vướng vào vòng lao lý do thiếu hiểu biết và thách thức pháp luật; liệu có tồn tại người đứng sau không, điều đó chưa biết được
Trả lờiXóamột người đàn bà ở tầm tuổi này rồi mà còn chưa nắm rõ được những quy định của pháp luật, từ đó nảy sinh tâm lý hận thù, muốn trả đũa, không xử lí theo đúng quy định của pháp luật mà lên mạng rồi truyền tải thông tin sai sự thật như này thí chắc chắn phải xử lí rồi
Trả lờiXóasử dụng mạng xã hội để thực hiện những hành vi như lan truyền, đăng tải những thông tin sai sự thật lên mạng xã hội là một điều quá là thiếu kiến thức, nếu nói là "ngu dốt" thì có vẻ không được văn minh, nhưng dư luận xã hội cần lên án những hành vi như này để họ có thể nhận thức được hành vi sai trái của mình
Trả lờiXóagià đến tuổi này rồi, có vướng mắc, mâu thuẫn gì thì cũng có thể giải quyết được, chỉ cần tuân thủ các quy định về pháp luật, chứ không phải giải quyết vướng mắc theo cách lên mạng rồi chửi bới om sòm lên được
Trả lờiXóaNgười VN có cái kỳ quái khác với các dân tộc khác là sử dụng mạng xã hội để công kích cá nhân (có bao giờ thấy mạng xã hội ở Mỹ, Pháp, Nhật,.. người ta lên mạng chửi rủa cá nhân không ? ) bất kể người họ chửi là ai ! Thí dụ bà NPH vốn từng là CEO của khu du lịch Đại Nam từng ở tù giờ ở đảo Sýp hay lên mạng chửi rủa bất kỳ ai bả nhớ tên mà bả cho là đối xử không đúng ,không làm vừa lòng bà .chửi từ một người bình thường ,chửi dân tộc Việt ngu khùng khờ khạo khiến bà bị tù oan do bà hay làm từ thiện nhưng không biết bênh khi bà bị bỏ tù ,cho đến chửi các tứ trụ về hưu như chủ tích nước, cựu thủ tướng ,chủ tịch quốc hội và chửi rủa tỉnh bơ bằng lời lẽ thô tục lồn cặt lông vú bú đụ như để xả bới cái đầu nóng bốc hỏa vì căng thẳng , dồn nén hận thù trước khi chết ! Với đầu óc giảo hoạt xuất phát từ cuộc đời lăn lộn hỗ lốn chồng con, NPH với biệt danh "Tuyền Nổ ",mà có lúc táo tợn nói bà nổ chẳng qua bà là cháu ngoan bác học tập từ cuộc đời nổ xạo kinh hồn của bác, vẫn còn biết khen nịnh vớt vát cố TBT NPT và TBT Tô Lâm để phòng khi hữu sự ,nhưng trong cái kiểu chửi rủa đất nước ngu khùng vì để bà ,một người hay làm từ thiện ,bị bỏ tù oan không qua mắt được ai .Họ cho rằng bà lấy tiền che thân , lấy tiền mua danh mà thôi ! Ấy vậy mà kỳ lạ thay một số báo mạng lâu lâu lại đưa thông tin về những nghĩa cử rộng rãi của khu du lịch Đại Nam với dân, học sinh,cựu chiến binh gì đó mà rất nhiều người biết rằng khu du lịch Đại Nam xây dựng có gốc gác khuất tất mờ ám đang trong vòng điều tra !
Trả lờiXóaBà Hạ nói bậy trả giá theo luật định thì Tuyền Nổ dù ở xa cũng phải chịu một hình phạt thích đáng nào đó nếu không rất nhiều người sẽ bắt chước theo !
Chán chả buồn nói! Đúng là không phải ai cũng có giáo dục đàng hoàng, đầy đủ, kể cả già hay trẻ thì cũng như vậy mà thôi. Cách xử lý vấn đề nó nằm ở mỗi người, lẽ ra với những vấn đề còn chưa thỏa đáng, có thể nương nhờ pháp luật, thì phải biết mà bám víu lấy, công lý đi đâu mất mà sợ!
Trả lờiXóaHành vi của bà Hạ thể hiện thái độ coi thường pháp luật, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và niềm tin của người dân đối với cơ quan tư pháp. Việc xử lý bà Mai Thị Hạ là một động thái thể hiện sự kiên quyết của cơ quan chức năng trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Trả lờiXóa