Chia sẻ

Tre Làng

Vì sao không điều trị bệnh COVID-19 tại nhà?

(Chinhphu.vn) - Những quốc gia có số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 quá lớn và dịch lưu hành rộng rãi tại cộng đồng thì họ có thể áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân nhẹ tại nhà. Còn ở Việt Nam, chúng ta đang kiểm soát được dịch tại cộng đồng, nên bệnh nhân phải được điều trị trong bệnh viện.

Theo TS. Nguyễn Trung Cấp, chúng ta đang kiểm soát được dịch tại cộng đồng, nên bệnh nhân phải được điều trị trong bệnh viện. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng

Chia sẻ với báo chí, TS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, ông cùng một số đồng nghiệp đang hỗ trợ kỹ thuật để Bắc Ninh xây dựng chiến lược bảo đảm cho 3.000 bệnh nhân COVID-19 cùng nhập viện. Các cơ sở dự kiến sẽ triển khai chiến lược này cũng đã bảo đảm yếu tố hạ tầng, cũng như trang thiết bị, kỹ thuật và con người.

Ở Bắc Giang, các đơn vị cũng đã nỗ lực triển khai BV dã chiến, cũng như cơ sở hồi sức cấp cứu.

Do đó, TS. Nguyễn Trung Cấp nhận định, số ca bệnh hiện tại ở Bắc Ninh, Bắc Giang chưa vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống điều trị.

Vậy, với số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, các cơ sở điều trị hiện nay đáp ứng như thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Trung Cấp: Trong đợt dịch lần này, do số lượng bệnh nhân nhiều, nên số ca bệnh nặng cũng nhiều hơn các đợt dịch trước. Bên cạnh đó, đặc điểm của chủng virus lần này cũng gây tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng viêm nhiều hơn nên đòi hỏi phải triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật lọc máu, thở máy… nhiều hơn.

Riêng Bắc Ninh, chúng tôi luôn chú trọng nâng cao năng lực điều trị của các tuyến y tế ban đầu. Khi các tuyến ban đầu và BV dã chiến điều trị tốt thì tỷ lệ bệnh nhân nặng cũng thấp đi và giảm gánh nặng cho Khoa Hồi sức cấp cứu của BV tỉnh, cũng như giảm bệnh nhân nặng chuyển về tuyến Trung ương.

Một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng chữa bệnh COVID-19 tại nhà, vậy theo ông, nước ta có nên áp dụng phương án điều trị này không?

TS. Nguyễn Trung Cấp: Đối với những quốc gia mà số lượng bệnh nhân quá lớn, cũng như dịch lưu hành rộng rãi tại cộng đồng, thì họ sẽ áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân nhẹ tại nhà, khi nặng mới chuyển đến BV.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng ta đang kiểm soát tốt dịch, trong đó kiểm soát được dịch ở cộng đồng, vì vậy, số bệnh nhân vẫn chưa vượt quá khả năng điều trị, nên chúng ta vẫn ưu tiên chiến lược điều trị tất cả bệnh nhân tại BV.

Với bệnh nhân mắc COVID-19, trong tuần đầu diễn biến của bệnh tương đối nhẹ. Tuy nhiên, sang tuần thứ 2, một số bệnh nhân có diễn biến nặng, nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch sẽ giảm, từ đó tỷ lệ tử vong cũng giảm.

Nếu chúng ta áp dụng chiến lược giống nước ngoài là bệnh nhân nhẹ điều trị ở nhà, thì sẽ gặp 2 vấn đề. Thứ nhất, nguy cơ lây nhiễm cho người thân trong gia đình là rất cao, nhất là mô hình gia đình của người Việt Nam hiện nay ở chung 2-3 thế hệ, có người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh nền, nếu họ bị lây bệnh thì rất nguy hiểm.

Thứ hai, khi điều trị tại nhà thì rất khó phát hiện những thay đổi bệnh lý từ sớm để kiểm soát sớm diễn biến bệnh. Nếu để bệnh rất nặng rồi mới vào viện thì hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn.

Có ý kiến cho rằng, chủng virus gây dịch lần này là sự “lai tạo” giữa hai chủng của Ấn Độ và Anh. Vậy chủng này có nguy hiểm và ảnh hưởng gì đến việc điều trị bệnh nhân không, thưa ông?

TS. Nguyễn Trung Cấp: Về mặt di truyền học, virus luôn có sự biến đổi. Khi một người nhiễm 2 chủng khác nhau thì tổ hợp 2 yếu tố di truyền sẽ tạo thành chủng mới. Tuy nhiên, về lâm sàng, chúng tôi chưa thấy sự khác biệt nhiều giữa chủng biến đổi mới với chủng nguyên gốc của Ấn Độ, nên vẫn áp dụng chiến lược điều trị như cũ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hiền Minh

16 nhận xét:

  1. nếu điều trị ở nhà thì sẽ không thể kiểm soát tình hình dịch bệnh, khoanh vùng và truy vết các trường hợp nghi nhiễm, như thế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng sẽ tăng cao dẫn đến "vỡ trận". Vì thế mong nếu ai thuộc các loại F thì hãy tuân thủ theo quy định và thực hiện cách ly một cách nghiêm túc.

    Trả lờiXóa
  2. hoàn toàn ủng hộ cách ly tập trung để kiểm soát dịch, tuy nhiên khu cách ly cũng phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh, tránh để lây chéo. Đồng thời chính phủ và Bộ y tế cũng cần đưa ra các chủ trương cụ thể, thống nhất giữa các khu cách ly để các thủ tục liên quan đến người cách ly được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  3. Làm ơn đấy, tại sao lại đi thắc mắc cái vấn đề này khi mà rõ ràng cái mà chúng ta đang làm là đã rất tốt cho chính bản thân người bệnh cũng như xã hội. Một số nước phải làm như vậy chỉ bởi vì họ đang có số lượng người bệnh lớn mà không thể đáp ứng được vì cơ sở vật chất y tế có hạn thôi, còn chúng ta vẫn đang kiểm soát được thì dĩ nhiên là cần phải cách ly hết rồi

    Trả lờiXóa
  4. Cứ cách ly tập trung được thì tốt nhất là cách ly hết cho yên tâm. Ở nhà rồi ai dám chăm, rồi ai đảm bảo tuyệt đối rằng người thân sẽ không vô tình bị nhiễm bênh? Rồi người thân đi lại rồi lại lây truyền bệnh cho người khác thì có phải là tạo thành vấn đề hết sức là đau đầu không? Lúc đấy bùng phát dịch mạnh hơn thì có

    Trả lờiXóa
  5. Không biết con virus của đợt dịch 1 2 thì thế nào nhưng con virus đợt này đã là thế hệ lai của những con trước rồi. Có thể tuần này bệnh nhân mới chỉ dừng ở những dấu hiệu hết sức nhẹ nhàng, có khi còn chẳng có dấu hiệu gì thế mà đến tuần sau là ngay lập tức diễn biến nặng hơn, thế nên tốt nhất là đến các tuyến bệnh viện hay khu cách ly để được theo dõi chữa trị

    Trả lờiXóa
  6. Chả bao giờ ủng hộ cái chuyện tự chữa trị ở nhà, nhất là các thể loại bệnh nặng . Không phải tự dưng các y bác sĩ phải mất rất nhiều năm để học lấy một cái bằng bác sĩ cơ bản, rồi học lên tới chuyên ngành rồi lại học hỏi ả một cuộc đời để chữa được cho một người từ những bệnh đơn giản, chưa kể đến những bệnh nam y và khó hơn. Thế mới càng cần tôn trọng và biết ơn các bác sĩ

    Trả lờiXóa
  7. Cá nhân tôi thấy chính phủ Việt Nam đã có những bước đi rất tốt trong việc chống dịch. từ những ngày đầu dịch bùng phát cho đến hiện nay, các bước làm đều đang rất ổn. Điều đấy đã tạo nên hiệu quả chống dịch tốt mà ở đây người dân ta đã được hưởng những thành quả chống dịch đó và chúng tôi rất trân trọng điều đó

    Trả lờiXóa
  8. Vẫn mong rằng tình hình dịch bênh sẽ được kiểm soát để chúng ta không rơi vào thế bị "vỡ trận", rơi vào tình trạng không đáp ửng đủ các loại máy móc thiết bị. Các bác sĩ thực sự đã quá vất vả, chúng ta được đi cách ly đã là một điều gì đó may mắn hơn rất nhiều công dân ở các nước khác khi mà bản thân là F0 cũng chẳng được chữa trị mà chỉ nằm chờ chết ấy ạ

    Trả lờiXóa
  9. Phải đến bệnh viện để được điều trị từ khi bệnh mới chớm lên thì sẽ có nhiều cơ hội hết bệnh nhanh hay là để cho nó chưa kịp tàn phá cơ thể mình. Và còn để các máy móc thiết bị, các bác sĩ có chuyên môn ngành đêm theo dõi sức khỏe để kịp thời đối phó với những trường hợp xấu hay biến đổi xấu có thể xảy ra nữa

    Trả lờiXóa
  10. hiện tại chúng ta chưa có đủ vacine phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch COVID-19 là cắt đứt đường lây truyền, để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus lây lan ra cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  11. Cứ cách ly tập trung được thì tốt nhất là cách ly hết cho yên tâm. Ở nhà rồi ai dám chăm, rồi ai đảm bảo tuyệt đối rằng người thân sẽ không vô tình bị nhiễm bênh? Rồi người thân đi lại rồi lại lây truyền bệnh cho người khác thì có phải là tạo thành vấn đề hết sức là đau đầu không? Lúc đấy bùng phát dịch mạnh hơn thì có

    Trả lờiXóa
  12. Ở các cơ sở y tế sẽ có đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc men để điều trị cho bệnh nhân covid sớm khỏi bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm cho xã hội. Chỉ khi cơ sở y tế quá tải thì mới phải tính phương án điều trị tại nhà

    Trả lờiXóa
  13. khi người dân ở nhà thì lỡ có vấn đề gì thì rất khó cho đội ngũ bác sỹ tiếp cận giải quyết tình hình, cơ sở vật chất thiết bị ở nhà cũng không thể đầy đủ được

    Trả lờiXóa
  14. nếu điều trị ở nhà thì sẽ không thể kiểm soát tình hình dịch bệnh, khoanh vùng và truy vết các trường hợp nghi nhiễm, như thế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng sẽ tăng cao dẫn đến "vỡ trận". Vì thế mong nếu ai thuộc các loại F thì hãy tuân thủ theo quy định và thực hiện cách ly một cách nghiêm túc.

    Trả lờiXóa
  15. hiện tại chúng ta chưa có đủ vacine phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch COVID-19 là cắt đứt đường lây truyền, để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus lây lan ra cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  16. Ở các cơ sở y tế sẽ có đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc men để điều trị cho bệnh nhân covid sớm khỏi bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm cho xã hội. Chỉ khi cơ sở y tế quá tải thì mới phải tính phương án điều trị tại nhà chúng ta chưa đủ được lực lượng cũng như trang thiết bị, đồng thời một số người dân còn chủ quan lắm, không may lại lây lan mạnh hơn thì toang

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog