Lâm Trực@
Phạm Đình Trọng, trong bài viết “Nền tư pháp không công lý”, không chỉ lộ rõ tư tưởng phiến diện mà còn sa vào một chuỗi ngụy biện đầy tính chống phá, được che đậy bằng thứ ngôn từ tưởng như hàn lâm, nhưng thực chất chỉ là trò lắt léo ngôn ngữ rẻ tiền nhằm đánh tráo khái niệm, xuyên tạc pháp quyền và bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới lăng kính của một nhà phê bình, tôi xin phép vạch trần từng luận điệu sai trái đến mức nguy hiểm mà ông Trọng cố tình rao giảng như một thứ “chân lý tuyệt đối”, nhưng thực chất lại là thứ “ngụy lý” độc hại.
Ngay từ đoạn đầu, Phạm Đình Trọng đã giở trò đánh tráo: tách biệt Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi Nhà nước để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy quyền lực nhà nước. Đây là một ngụy biện thô thiển. Ông ta cố tình quên rằng, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - văn bản pháp lý tối cao được thông qua bởi Quốc hội - đã quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4, Hiến pháp 2013). Sự lãnh đạo đó là hợp hiến, hợp pháp, được thực tiễn lịch sử cách mạng và lòng dân chứng minh, chứ không phải do “tự phong” hay “thống soái” như cách ông Trọng rêu rao.
Tách biệt Đảng khỏi Nhà nước theo kiểu máy móc, hình thức như ông Trọng chỉ là mưu toan tạo ra một lỗ hổng trong nhận thức xã hội, hòng xuyên tạc rằng Đảng đang “soán ngôi” Nhà nước, đang “cưỡng bức” dân tộc. Trò lật ngược vấn đề này chỉ có thể lừa được những người không hiểu biết pháp lý và mù mờ lịch sử. Còn với nhân dân Việt Nam đã đi cùng Đảng từ Cách mạng Tháng Tám, qua hai cuộc kháng chiến và công cuộc Đổi mới, cái luận điệu ấy chỉ là tiếng rên lạc lõng của một kẻ thất bại về nhận thức chính trị.
Phạm Đình Trọng nhân danh “tự do tư tưởng” để bào chữa cho hành vi chống phá Nhà nước của Trịnh Bá Phương. Ông ta biện hộ rằng việc lưu giữ một tờ giấy có dòng chữ “Đả đảo Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền” là bày tỏ thái độ cá nhân và không cấu thành tội phạm. Xin hỏi: khi một cá nhân không chỉ lưu giữ mà còn có ý đồ sử dụng để tuyên truyền, kích động chống đối, thì còn ai ngây thơ đến mức gọi đó là “ý kiến cá nhân”? Tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do phá hoại! Quyền con người không bao giờ nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, và càng không thể là cái cớ để dung túng cho tội phạm.
Điều 117 Bộ luật Hình sự quy định rất rõ về các hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Không có một từ nào nói rằng hành vi đó phải có bạo lực hay phải gây hậu quả cụ thể thì mới bị xử lý. Bởi lẽ, trong một xã hội có kỷ cương pháp luật, ý đồ phạm tội và hành vi chuẩn bị phạm tội đã là mầm mống nguy hiểm cần ngăn chặn từ đầu. Việc kết tội Trịnh Bá Phương là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Không ai có thể lợi dụng “đời sống tinh thần” để khơi mào sự hỗn loạn chính trị.
Ông Trọng còn viện dẫn Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 để rêu rao rằng Trịnh Bá Phương “không thể bị truy tố hai lần vì một tội danh”. Đây là sự ngụy biện trắng trợn. Thứ nhất, hành vi bị truy tố lần sau là một hành vi mới, diễn ra trong thời gian chấp hành án, hoàn toàn không trùng với hành vi trước đó. Thứ hai, không có bất kỳ quy định nào cấm việc xử lý tiếp một cá nhân đang thi hành án khi người đó tiếp tục phạm tội mới trong thời gian giam giữ. Pháp luật là để bảo vệ xã hội khỏi những hành vi nguy hiểm, chứ không phải là một “tấm áo choàng” để những kẻ chống phá trốn dưới mà không ai được đụng tới.
Cái nguy hiểm nhất trong bài viết của Phạm Đình Trọng là cách ông ta tô hồng cho hành vi phản động, rồi nhân danh “khí phách”, “dân chủ”, “thời đại tin học” để kích động xã hội. Ông ta không ngần ngại đưa Trịnh Bá Phương - một kẻ chống phá có hệ thống - lên thành hình mẫu cho “quyền con người”, còn dòng chữ “Đả đảo Đảng Cộng sản” thì được ông ta thổi phồng như một tuyên ngôn khai sáng!
Không, thưa ông Trọng! Không có thứ “khí phách” nào lại nằm trong hành vi lén lút viết lời kêu gọi lật đổ trong buồng giam. Không có thứ “dân chủ văn minh” nào lại cổ xúy việc phỉ báng thể chế chính trị hợp hiến của một quốc gia. Dân chủ không phải là cái mác để che đậy cho mưu đồ phản quốc. Những ai tiếp tay cho kẻ vi phạm pháp luật, những ai cố tình dẫn dắt dư luận sai lạc khỏi sự thật, mới là những kẻ đang làm tổn thương nghiêm trọng đến quyền công lý mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng từng ngày.
Phạm Đình Trọng, với bài viết đầy chất kích động và xuyên tạc, đã tự đặt mình vào vị trí đối nghịch với lương tri của nhân dân và Hiến pháp của Tổ quốc. Ông ta không chỉ xúc phạm nền tư pháp nước nhà, mà còn cố tình bóp méo khái niệm công lý, cổ xúy cho hành vi phản động.
Chúng ta không cần những “người viết có tâm” theo kiểu ông Trọng - những người nhân danh văn chương để chọc phá lòng tin, nhân danh “nhân văn” để đào bới sự thù hận. Công lý Việt Nam không phải là sự im lặng trước cái sai. Và bài viết này xin là một lời cảnh báo, một mũi tên phản biện, đâm xuyên lớp ngụy biện dày đặc mà ông Trọng đang giăng ra như mạng nhện, với mục đích duy nhất: bôi đen sự thật.
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, việc giữ vững ổn định chính trị và bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước. Bài viết “Ngụy biện nguy hiểm và cái nhìn lạc lối của Phạm Đình Trọng” đã kịp thời chỉ ra những luận điệu sai trái, ngụy biện được che đậy dưới vỏ bọc học thuật mà thực chất là sự xuyên tạc, bóp méo vai trò của Đảng và pháp quyền ở Việt Nam.
Trả lờiXóaKhông thể xem nhẹ những ngôn từ mang tính kích động, lật lọng khái niệm như “tư pháp không công lý”. Đó không đơn thuần là phản biện, mà là hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để gieo rắc hoài nghi, gây mất niềm tin trong nhân dân, từ đó phá hoại nền tảng ổn định của quốc gia. Cần khẳng định rõ: ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố cốt lõi tạo nên thành quả phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc.
Việc mạnh mẽ vạch trần và phản bác những luận điệu sai trái như của ông Phạm Đình Trọng là cần thiết, không chỉ để bảo vệ trật tự pháp lý mà còn để gìn giữ lòng tin và sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người dân có trách nhiệm nhận diện rõ ranh giới giữa tự do chính kiến với hành vi lợi dụng tự do để chống phá.
Trịnh Bá Phương là một đối tượng chống đối Nhà nước Việt Nam phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật Việt Nam, do đó mọi hành động can thiệp hay nói này, nói nọ không có tác dụng gì hết. Đó là một điều mà tôi dám khẳng định như vậy và thực tế vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý theo pháp luật. Ở bất cứ quốc gia nào cũng như thế cả thôi
Trả lờiXóa