Lâm Trực@
Khi một người khoác áo vàng rời khỏi chánh điện để lên mạng xã hội, người ấy không còn đơn thuần là một Tỳ kheo. Người ấy là tấm gương phản chiếu tâm thế của Phật giáo thời đại số: lấp lánh hào quang bên ngoài và lặng lẽ thối rữa từ bên trong. Một cái click chuột có thể vạch trần cả một đời trì tụng nếu tâm chưa sạch, giới chưa tinh, và tu chưa đủ thấm vào máu thịt.
Thượng tọa Thích Bửu Khánh đã tự biến mình thành tiêu điểm ồn ào, không phải bằng một thời pháp thanh tịnh, mà bằng một tuyên bố gây sốc: “Thầy Minh Tuệ đã chứng đắc Thánh quả.” Một lời khẳng định không chỉ vượt quá thẩm quyền của giới luật mà còn chạm vào phần cốt lõi nhất của giáo lý: ai có thể xác chứng Thánh?
“Này các Tỳ kheo, người nào chưa chứng đạt Thánh quả mà tự xưng là đã chứng, thì người ấy phạm đại vọng ngữ, đoạn đường tái sinh vào cõi lành của người ấy đã đóng.” (Tăng Chi Bộ - AN 5.192. Kinh Vọng Ngữ)
Phát ngôn của Thượng tọa Thích Bửu Khánh không chỉ thiếu sự cẩn trọng của một người từng đứng trong hàng ngũ Giáo hội, mà còn trực tiếp đối đầu với giới luật. Phật chế giới không phải để cấm cản tự do tư tưởng, mà để giữ trí tuệ đi cùng lòng từ và giới hạnh. Một người dù có học rộng, tu lâu, nếu lời chưa qua lưới giới, thì mỗi chữ nói ra đều có thể trở thành mũi nhọn tổn thương lòng tin của hàng triệu Phật tử.
Sự việc chưa dừng lại ở đó. Trong cơn cuồng tín vào nhận định cá nhân, Thượng tọa còn tự ý mời, hay chính xác hơn là thách thức, một cư sĩ ngoài đạo - tiến sĩ Đoàn Văn Báu - tham gia một buổi “trình biện” công khai để bảo vệ cho nhận định về sự chứng đắc của Thích Minh Tuệ. Một hành vi mà nếu đem chiếu vào giới luật thì sai ngay từ khởi niệm.
“Tỳ kheo không được phép tự ý đi thuyết pháp, tổ chức hội họp hay biện luận với người ngoài, nếu chưa có sự đồng thuận và cử tri sự từ Tăng đoàn.” (Luật Tứ Phần. Phẩm Tăng sự. Điều học thứ 70)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam không phải là hội đồng khán giả. Tăng đoàn không phải là phông nền cho các Tỳ kheo thích thể hiện trên mạng xã hội. Việc tự ý mời một trí thức ngoài Phật giáo vào cuộc tranh luận công khai mà không xin phép Giáo hội, là hành vi tự tung tự tác, vượt quyền Tăng sự và làm tổn hại uy tín Giáo hội, nhất là trong bối cảnh sự việc vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa rõ đúng sai, mà niềm tin của quần chúng Phật tử đang chao đảo như ngọn đèn trước gió.
“Không ai có thể đạt đạo bằng cách tranh luận. Chỉ có người đoạn trừ tham, sân, si, người ấy mới thấy pháp.” (Tương Ưng Bộ - SN 1.10. Kinh Người Tranh Luận)
“Ai thắng người khác là kẻ mạnh. Ai thắng chính mình là người chí tôn.” (Pháp Cú – câu 103)
Thượng tọa Bửu Khánh đang thắng ai? Ông đang chứng minh gì? Với ai? Nếu thật sự là người đã vào sâu Pháp, người ấy sẽ biết im lặng khi cần, sẽ không biến đạo pháp thành một sân khấu biện luận, và không lấy sự nổi tiếng làm vinh quang.
“Người có trí không lấy sự nổi tiếng làm chứng đắc. Không lấy lời người đời làm chánh pháp. Không lấy sự ồn ào làm giác ngộ.” (Kinh Trung Bộ - MN 117. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả)
Một người tu mà còn muốn thắng, còn muốn ai đó “tâm phục khẩu phục”, thì chưa thể rũ sạch tam độc: tham – sân – si. Còn sân, còn muốn “giải quyết bằng trình biện”, thì lời nói, dù được livestream với hàng chục nghìn lượt xem vẫn chỉ là sự diễn thuyết của một cái tôi chưa buông.
Chẳng ai cần phải đợi tới ngày 12 tháng 7 để biết cuộc “trình biện” ấy sai trái ra sao. Cái sai đã khởi sinh từ tham vọng chứng minh mình đúng, từ niềm tin rằng chánh pháp cần người chống lưng, từ ảo tưởng rằng Phật có thể được bảo vệ bằng lý luận.
“Này các Tỳ kheo, các ngươi không nên là người tạo tranh cãi. Hãy làm ngọn đèn cho chính mình. Hãy nương tựa nơi pháp. Đừng nương tựa nơi ai khác.” (Kinh Đại Bát Niết Bàn - DN 16)
Người mang lửa không nên đùa với rơm khô. Người mặc pháp y không nên bước vào sàn đấu.
Một người có thể có kiến thức, có thể có vai vế, nhưng khi thiếu hổ thẹn và không biết sợ lỗi, thì đạo không còn trong người ấy nữa. Phật giáo là con đường tỉnh thức, không phải con đường của hơn – thua, đúng – sai, tranh – biện. Nếu lý lẽ không khởi từ tâm rỗng rang, thì chỉ là sự vọng động ngụy trang bằng chánh ngữ.
Phật không ở trên mạng. Phật không ngồi trước micro. Phật ở trong từng hơi thở thanh tịnh, trong từng bước chân không tranh giành, trong từng lời nói không làm tổn thương ai.
Pháp không cần ai bảo vệ bằng views. Chánh đạo không cần nổi tiếng. Pháp tự thân đã là ánh sáng. Chỉ cần người cầm đuốc đừng để lòng mình tối đi.

Ôi giời, vị Thượng tọa này mắc chứng thần kinh nặng, ông là người nhà Phật mà tâm địa, đầu óc còn sân si sặc sụa hơn cả kẻ giang hồ.
Trả lờiXóaÔng này chắc là Bố của Minh Tuệ vì chỉ có ông ta mới bảo Minh tuệ đã 'chứng đắc Thánh quả', còn cả thế gian này chả ai công nhận cả! (chỉ là bố thì mới tự khen con mình đã khôn lớn). Hoặc giả ông này là Con của Minh tuệ, vì chỉ có con mới khen cha mình thôi! (con hát mẹ khen hay mà lị). Cứ 2 lý này mà suy ra thì ông nầy với minh tuệ cùng 1 giuộc với nhau mà thôi.
Trả lờiXóaTìm hiểu thử có khi lại có dây dưa họ hàng với nhau thật ấy chứ bác nhỉ. Hoặc biết đâu thử để cơ quan chức năng điều tra thử xem hay đằng sau việc này lại có dây mơ rễ má gì lợi ích với nhau? Chứ người hiểu biết, làm tu sĩ chân chính thì lại chả phát ngôn ngớ ngẩn như ông này đâu
XóaSau vụ việc này, có lẽ các vị tu sĩ nên cân nhắc việc chuyển sang làm "influencer" chuyên nghiệp. Với khả năng tạo drama và thu hút views thần sầu như thế này, việc "chứng đắc" hay "biện luận" chỉ là chuyện nhỏ. Chắc hẳn Chánh pháp giờ cũng cần được "định vị thương hiệu" trên TikTok và Facebook để cạnh tranh sòng phẳng với các trào lưu khác. Đúng là thời đại 4.0, tu hành cũng phải... chuyển đổi số!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNghĩ cũng tội cho Thượng tọa Thích Bửu Khánh, vì "tâm" quá trong sáng mà lại bị "bóng tối" mạng xã hội làm cho mờ mắt. Chắc hẳn ngài nghĩ rằng chỉ cần "lên sóng" tuyên bố một câu là chúng sinh đều tin theo, ai ngờ lại gặp phải "căn quả" của dư luận. Chắc từ nay, giới luật sẽ phải bổ sung thêm điều khoản "cấm dại dột trên mạng" để bảo vệ các vị khỏi những cám dỗ của lượt thích và chia sẻ.
Trả lờiXóaTheo Đạo Phật mà không chịu học hành, tuân theo giáo lý nhà Phật, toàn lên mạng học mấy cái đâu đâu rồi đầu óc biến chất, lên mạng phát biểu lung tung. Chả hiểu mấy ông này tu kiểu gì chứ tôi thì nghĩ Giáo hội nên đuổi cổ mấy thành phần thế này ra đi!
XóaĐã xuất gia tu hành mà còn tham sân si thì không được rồi. những người mang danh là nhà sư thì nên làm theo lời Phật dạy, tu dưỡng bản thân cho thật tốt đã rồi hãy đi lan truyền tới các phật tử điều tốt đẹp đó, còn nếu chưa răn mình tốt thì không nên đi ra khuyên bảo hay truyền pháp giảng đạo gì cả
Trả lờiXóaPháp giới không tham sân si, phật là tại tâm, khoát lên tấm áo tu hành chưa chắc đã là người buông bỏ được trần thế để toàn tâm tu hành, đáng tiếc vị thầy tu này là một trong số đó. Người đã mang danh nhà sư chưa răn bản thân cho tốt, sao có thể tự “xưng thánh” cho người khác? Thay vì can dự vào phù phiếm chốn hồng trần, có lẽ tốt hơn là nên tập trung vào con đường tu tập và thực hiện tốt các giáo lý nhà Phật
Trả lờiXóaBài viết không chỉ nói về một hiện tượng cụ thể mà còn chạm đến căn bệnh chung của xã hội: ưa hình thức, chuộng danh tiếng và thiếu chiều sâu tâm linh. Trong thời đại mạng xã hội, chỉ cần vài đoạn clip, một hình ảnh bắt mắt là có thể tạo dựng “uy tín ảo”, khiến nhiều người nhẹ dạ tin theo. Nhưng ánh hào quang ấy sẽ sớm tắt nếu không xuất phát từ sự chân thành, tu dưỡng thật sự. Việc một vị tu sĩ hành xử thiếu kiềm chế và biến mình thành nhân vật “giải trí” đã làm méo mó hình ảnh thanh tịnh vốn có của đạo Phật. Điều này không chỉ làm tổn thương lòng tin của tín đồ mà còn khiến xã hội hoang mang giữa thật – giả, đúng – sai. Bài báo là một hồi chuông cảnh tỉnh: đừng để cái vỏ hào nhoáng che mờ bản chất bên trong con người. Một thông điệp rất cần thiết trong thời đại hiện nay.
XóaBài báo là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về sự lệch chuẩn đạo đức trong xã hội hiện đại khi một số cá nhân lợi dụng hình thức tôn giáo để đánh bóng tên tuổi, gây ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng mạng. Sự lấp lánh bên ngoài không thể che giấu được bóng tối nội tâm nếu đạo hạnh không thực sự trong sạch. Khi những người khoác áo tu hành lại hành xử thiếu chuẩn mực, họ không chỉ phản bội niềm tin của Phật tử mà còn làm tổn hại đến uy tín của tôn giáo. Đây là vấn đề không thể xem nhẹ trong thời đại công nghệ số, nơi mọi phát ngôn đều dễ dàng lan truyền và gây tổn hại lớn. Cần có sự tỉnh táo và kiểm chứng khi tiếp cận thông tin, nhất là trong lĩnh vực tâm linh. Một bài viết đáng suy ngẫm, đặt ra yêu cầu cấp thiết về tu dưỡng nội tâm thực sự thay vì hào nhoáng bên ngoài.
Trả lờiXóa