Chia sẻ

Tre Làng

ĐỒNG NÁT NGÀN TỶ

Mấy hôm nay mình đi công tác, bận liên tục, không có điều kiện viết bài. Mình nhặt những bài tâm đắc về đây phục vụ anh em.

Bài từ Blog Đào Tuấn

Tuổi trẻ, thậm chí đưa hẳn lên báo một cái chặc lưỡi “Thu được đồng nào hay đồng đó”.
Thật khốn nạn. Đó là những chiếc tàu biển với giá cả ngàn tỷ chứ đâu phải là chiếc bè tre.

Ngày 19.11-2007, trước Quốc hội, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, bấy giờ là ông Nguyễn Sinh Hùng đã công khai thừa nhận những sai
 sót trong đề án Tin học hóa hành chính Nhà nước (Đề án 112).

Cực kỳ thẳng thắn, người đại diện của Chính phủ đã chỉ rõ những nguyên nhân cho sự thất bại của Đề án, với thời giá của năm 2001, lên tới 3.800 tỷ này: “Ban quản lý không có kinh nghiệm trong vấn đề được giao, nhiệm vụ được giao quá nặng so với khả năng”. Rồi thì “Thiếu minh bạch trong đấu thầu mua sắm, trong thu chi ngân sách”. Và cả việc “Sơ sót buông lỏng trong quản lý đã tạo kẽ hở cho Trưởng ban điều hành dự án và ủy viên thư ký lộng quyền, tiêu cực, tham nhũng và gây lãng phí, thất thoát”.

Bấy giờ, một Phó chủ nhiệm VPCP và 11 người đã bị khởi tố, sau đó ra tòa.

Và lời hứa của Chính phủ trước quốc dân đồng bào khi đó là “Chấn chỉnh và tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án, chương trình đầu tư phát triển để ngăn ngừa lãng phí tiêu cực, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc tiêu cực tương tự đề án 112”.

Nhưng nói chỉ là một chuyện.

Cũng trong năm 2007, Vinashin móc hầu bao nhân dân 60 triệu USD, tương đương 1.300 tỷ mua về chiếc phà thủng đáy từ Italia, đặt một cái tên mỹ miều là tàu Hoa Sen. Tất nhiên, Hoa Sen chỉ là sự khởi đầu cho việc nhập về ồ ạt những con tàu đồng nát.

Cũng mới chỉ vài năm thôi. Ngày hôm qua, một đề xuất bán tàu kiểu “phá dỡ” đã được trình lên Chính phủ. Theo số liệu của Cục Hàng hải, hiện có 41 tàu biển neo đậu tại các cảng VN không đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải. 54 con tàu khác, chiếm 14% tổng tải đội tàu VN) thì đang neo đậu dài ngày ở nước ngoài. Nói kiểu dân giã: Chúng là những con tàu ma. Chúng già và đồng nát đến nỗi ngay cả pháp luật Việt Nam cũng không cho phép đăng ký tồn tại.

Tuổi trẻ, thậm chí đưa hẳn lên báo một cái chặc lưỡi “Thu được đồng nào hay đồng đó”.

Thật khốn nạn. Đó là những chiếc tàu biển với giá cả ngàn tỷ chứ đâu phải là chiếc bè tre.

Nhưng thật khôi hài, ngay cả khi bán “giá sắt vụn”, dân “ve chai” cũng lắc đầu. Tờ SGTT vừa làm một cái điều tra nho nhỏ kể về con tàu 5.300 tấn mang cái tên Dynamic Bright giờ nom như một “ông lão” với toàn thân gỉ sét, hà và rong rêu phủ kín. Đây là “ông lão” bị bắt xiết nợ với giá chào mời dân ve chai là 16 tỷ đồng, tức là tương đương 10 ngàn/kg sắt. “Cao hơn giá sắt vụn từ 1.000 đến 1.600 đồng/kg”. Dân ve chai tất nhiên kêu đắt, lắc đầu, đọc thấy đắng hết cả miệng, rằng: “Mỗi ngày, tôi nhận được không dưới mười cuộc điện thoại của các ngân hàng, công ty tài chính chào mời mua tàu nhưng đành lắc đầu”.

Bài học về những dự án ngàn tỷ, sau đó thành “ve chai, đồng nát” không thiếu. Cũng vô số kể những “Hoành tráng bỏ hoang”. Nhưng dường như bây giờ, người ta quan tâm đến chuyện tiêu tiền, hơn là nghĩ xem tiêu để làm gì.

2 hôm nay, cần lao xôn xao khi một tỉnh như Đồng Nai rục rịch khởi động cho dự án Bảo tàng tự nhiên rộng 250.000 m2, với giá trị “quy thóc” lên tới 70 triệu USD, tức hơn 1.400 tỷ đồng. Tiền Phong đưa ra một so sánh: 1.400 tỷ ước bằng bằng 7% tổng mức đầu tư cho toàn ngành KH&CN cả nước trong một năm.

Đây hoàn toàn không phải chuyện “cá tháng tư” khi cả HĐND và UBND đều đã gật, thậm chí đã cắm đất, đã ra thông báo thu hồi đất giải phóng mặt bằng cho dự án.

Nhưng rụng rời nhất là nghe lời “tiết lộ” của một quan chức “tỉnh ta”: Kinh phí xây dựng bảo tàng sẽ là 50-50, tức là nhà nước sẽ chi 30-35 triệu USD còn lại sẽ huy động từ nhân dân.

Ô hay, chả nhẽ tiền trong kho bạc nhà nước là tiền từ trên giời rơi xuống?

Nhưng khó chịu nhất là nghe giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai Phạm Văn Sáng giải thích nguyên nhân xây dựng bảo tàng ngàn tỷ, trên Vnexpress, là vì “trẻ em Việt Nam quá thiệt thòi, trẻ em mong muốn nhà nước có bảo tàng như vậy”.

Thưa Phó thủ tướng, nay đương nhiệm Chủ tịch Quốc hội, cái thiếu trong những câu chuyện ngàn tỷ này, có lẽ, là trách nhiệm, thậm chí, là quan niệm đối với đồng tiền của dân, là cơ chế kiểm soát để tiền thuế của dân không trở thành vô chủ ai muốn làm gì thì làm.

Muốn tránh những “đề án 112”, có lẽ, Chính phủ, Quốc hội nên stop những dự án ngàn tỷ, viễn vông và tối tăm này ngay khi mới manh nha với những lý do lãng xẹt là “vì trẻ em”.

Bởi tày liếp là cha mẹ chúng đã phải bớt sữa bớt cháo của con mình để đóng thuế xây nên những công viên nước cho nòng nọc tập bơi mang tên Hòa Bình hay “bảo tàng lau sậy” hình kim tự tháp lộn.

11 nhận xét:

  1. Chính sự quan liêu, tham ô, tham nhũng của những vị quan chức đã làm cho nhà nước thiệt hại hàng chục, hàng trăm triệu USD, những có lẽ điều mà nhà nước thiệt hại lớn hơn đó chính là lòng tin của quần chúng nhân dân vs chính quyền. Trong khi ở nhiều tỉnh thành, vùng miền, người dân còn khó khăn, 1 con tàu đồng nát kia có thể xây nhiều trường học cho trẻ em vùng cao, hỗ trợ nhiều gia đình khó khăn, vậy mà giờ nằm đắp chiếu, bán sắt vụn

    Trả lờiXóa
  2. Uhm cho den cuoi nam nay xem moi thu co thay doi duco gi nua k, chang biet nuoc ngoai the nao chu Viet Nam thi nha nuoc ma bo ra 1 ty thi dau tu thuc su chac chi duoc 1 nua thoi , chang noi dau xa xoi cai cong vien Hoa Binh ma ngay ca cai truong dai hoc toi da hoc, cong trinh chua nhiem thu tuong da lở sơn rơi xuống cả mảng rùi, con ở trong be tông sắt thép thế nào thì chịu, chỉ nhà thầu mới rõ còn dân thì cứ đoi luc nao xuong cap moi thay duoc.

    Trả lờiXóa
  3. Đầu tư dàn trải, không kiểm soát được là nguyên nhân chính gây lãng phí, thất thoát tiền của. Các công trình lãng phí bỏ không đã như thế, đến cả các công trình được sử dụng thì chất lượng cũng kém vô cùng. Được dăm bữa nửa tháng là lại sửa chữa, chán lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Vinashin Phạm Thanh Bình và 8 bị can khác đã bị cơ quan công tố cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng.
    Một trong những phi vụ “đốt” tiền của Nhà nước lớn nhất trong vụ án “cố ý làm trái” xảy ra tại Tập đoàn Vinashin đó là việc bỏ hơn 1.000 tỉ đồng ra mua “cối xay tiền” mang tên Hoa Sen. Con tàu này sau khi về Việt Nam chỉ chạy được 39 chuyến rồi phải nằm ụ vì càng chạy càng lỗ. Chỉ tính riêng thương vụ mua tàu Hoa Sen, ông Phạm Thanh Bình và các cộng sự đã làm thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 500 tỉ đồng.
    Vụ án Vinashin đã trở thành một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam

    Trả lờiXóa
  5. Trước tình hình nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đang có dấu hiệu làm ăn thua lỗi có nhiều dự án đầu tư có hành vi sai trái, chính phủ đã có quyết tâm trấn chỉnh hoạt động của các tổng công ty, tập đoàn nhà nước. Các tổng công ty tập đoàn nhà nước đó chiếm tớ 60% giá trị của nền kinh tế do vậy việc quản lý tốt các tập đoàn tổng công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai gần, bức tranh Vinashin khó có thể tươi sáng ngay được. Hy vọng là để có mục tiêu mà phấn đấu, nhưng trong 3 năm mà từ một doanh nghiệp phá sản, nợ đầm đìa, trở thành làm ăn có lãi được, phải chăng là cách nhìn quá lạc quan. Nên chăng, cần có cách nhìn sát thực tế hơn. Người dân đã thất vọng trước vụ việc Vinashin, nhưng nay nếu người dân lại hy vọng vào một kế hoạch phục hồi Vinashin nhanh chóng như thế mà rồi kế hoạch đó không đạt được thì thất vọng lần sau còn lớn hơn nhiều và sẽ không chỉ gọi trong chuyện Vinashin mà thôi.
    Tôi tin rằng mọi người dân thường như tôi đều muốn rằng từ vụ việc Vinashin này, các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội sẽ xem xét vấn đề dưới mọi góc độ, trong đó có quan tâm đến cách nhìn vấn đề của những người dân thường, để đất nước ta, dân ta tránh được những vụ như Vinashin trong tương lai.

    Trả lờiXóa
  8. Tổn thất gây hậu quả cho xã hội là quá lớn, mang lại gánh nặng cho người dân. Nếu không xử lý nghiêm minh sẽ ảnh hưởng lớn đến lòng tin của dân vào Đảng và nhà nước. Thiết nghĩ để hậu quả xảy ra như vây ngoài việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và các cán bộ liên quan của Tập đoàn Vinashin, Các Bộ ngành liên quan cũng cần phải rút kinh nghiệm, có biện pháp về công tác quản lý tránh xảy ra các vụ việc lớn ở các tập đoàn khác ... mất bò với lo làm chuồng...

    Trả lờiXóa
  9. Tình hình quan liêu ngày cang trắng trợn đã làm tổn thất cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.Vụ án Vinashin đã trở thành một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam.Các công trình lãng phí bỏ không đã như thế, đến cả các công trình được sử dụng thì chất lượng cũng kém vô cùng.cần phải xử lý nghiêm minh tránh tình trạng mất lòng tin với quần chúng nhân dân.

    Trả lờiXóa
  10. Cứ lãng phí như vậy thì thật sự bức xúc lắm, bao nhiêu là tiền thuế của nhân dân, mồ hôi nước mắt của dân nghèo để rồi lại thành ra như vậy, tuy những năm gần đây tình trạng tham ô, lãng phí đã giảm đi nhiều nhưng thật sự cần phải được giải quyết triệt để hơn, tránh những việc như vậy xảy ra

    Trả lờiXóa
  11. Tiền ngân sách nhà nước chủ yếu là do thu thuế của dân mà ra, đó là tiền mồ hôi, lao đông của người dân, chính phủ phải có trách nhiệm với những đồng tiền đó, gây lãng phí như vậy thật sự là có tôi với dân, tình trạng này cần được giải quyết kịp thời, tránh tránh lãng phí, quan liêu

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog