Chia sẻ

Tre Làng

CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI MÙA XUÂN 1975

Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 đến 30/4/1975) là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc ta, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chiến dịch lịch sử 

Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của quân Giải phóng đã tiến vào dinh Tổng thống, sào huyệt cuối cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước. Ảnh: Văn Bảo-TTXVN

Lực lượng của địch ở vòng ngoài còn mạnh, song bên trong yếu, sơ hở, không có khả năng tăng viện. Ta cũng nhận định, Mỹ khó có khả năng can thiệp trở lại bằng lục quân, khả năng can thiệp bằng không quân và hải quân càng hạn chế.

Ngày 31/3, Bộ Chính trị họp nhận định: “Thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã hoàn toàn chín muồi. Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta bắt đầu, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc".

Bộ Chính trị nhấn mạnh: "Phải nắm vững hơn nữa thời cơ chiến lược, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không để chậm". 

Để thực hiện quyết tâm đó, Bộ Chính trị quyết định tập trung lực lượng chỉ đạo giành thắng lợi trong trận quyết chiến lịch sử này. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được mang tên là "Chiến dịch Hồ Chí Minh".

Lúc này, chế độ ở Sài Gòn là không thể cứu vãn, song Mỹ vẫn chưa từ bỏ tham vọng vớt vát về chính trị. Mỹ vừa tung tin dọa dẫm ta vừa đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, gây sức ép với ta nhằm ngăn chặn cuộc tổng tiến công của ta vào Sài Gòn. 

Ngày 21/4, theo chủ trương của Mỹ, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Trần Văn Hương lên thay và kêu gọi “ngừng bắn để thương lượng”. 

Ngày 26/4, khi Thiệu vừa chạy tới Đài Loan (Trung Quốc), thì Trần Văn Hương lại phải từ chức để nhường chỗ cho con bài chót của Mỹ là Dương Văn Minh. Song âm mưu của Mỹ chỉ là ảo tưởng. Giờ cáo chung của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam đã điểm.

17 giờ ngày 26/4/1975, các lực lượng của ta trên tất cả 5 hướng là: Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, Đông và Đông Nam, Tây và Tây Nam, vùng ven và nội thành Sài Gòn, nhất loạt tấn công địch với sức mạnh vũ bão, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Những trận chiến đấu quyết liệt và những trận bão lửa dữ dội diễn ra trước hết ở hướng đông là hướng địch tập trung nhiều lực lượng và tổ chức chống cự rất điên cuồng. Ngày 27/4, ta giải phóng tỉnh Phước Tuy, chiếm và giữ các đầu cầu vào nội thành Sài Gòn. 

Ngày 28/4, ta tăng cường vây ép Sài Gòn trên các hướng; bao vây, ngăn chặn không cho các Sư đoàn chủ lực của địch co cụm về vùng ven nội thành. Trong ngày 29/4, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương gửi Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng”. 

Ngày 29/4, ta tổng tiến công trên toàn mặt trận, ngăn chặn và tiêu diệt các tập đoàn địch ở vòng ngoài, thọc sâu đánh chiếm các địa bàn quan trọng ở vùng ven, chuẩn bị đồng loạt đánh vào nội đô. Tính đến cuối ngày 29/4, bộ đội ta đã đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn các Sư đoàn 5, 25, 18, 22, 7 của quân ngụy. 

Các binh đoàn thọc sâu đã tiến đến vùng ven, cách trung tâm Sài Gòn từ 10 đến 20 km. Các lực lượng vũ trang tại chỗ hoạt động mạnh trên các địa bàn, giữ vững các cầu trên đường vào thành phố.

Toàn thắng

Sáng ngày 30/4, Đại sứ Mỹ Graham Martin chạy khỏi Sài Gòn. 5 giờ sáng ngày 30-4, với sự hiệp đồng chiến đấu rất anh dũng của các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, các lực lượng biệt động, tự vệ vùng ven và nội đô, cùng với sự nổi dậy đều khắp và rất kịp thời của quần chúng trong và ngoài thành phố, các cánh quân hùng mạnh đã thần tốc thọc sâu, tiến thẳng vào chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn - Gia Định: Dinh Độc lập (tức Phủ Tổng Thống ngụy), Bộ Tổng tham mưu và Khu Bộ tư lệnh các binh chủng của địch, sân bay Tân Sơn nhất, Đài Phát thanh, Biệt khu thủ đô và Tổng Nha cảnh sát. 

Binh đoàn hỗn hợp của Quân đoàn 2 chiếm Dinh Độc lập lúc 10 giờ 45 phút, bắt toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện. 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, ta kéo cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập. 

Đúng giờ phút ấy, nhân dân cả nước reo mừng khi được tin Sài Gòn được giải phóng. Nhân dân Hà Nội đổ ra đường, tung hoa, vẫy cờ, mít tinh, tuần hành và hô vang khẩu hiệu: “Hoan hô miền Nam hoàn toàn giải phóng”, “Tổ quốc Việt Nam anh hùng muôn năm”. Trên đà chiến thắng, đến ngày 1/5, cơ bản các tỉnh, thành phố trên đất liền, các đảo và quần đảo ở biển Đông trên toàn miền Nam được hoàn toàn giải phóng. 

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương và cảnh sát thuộc quân khu 3 ngụy, lực lượng tổng trù bị còn lại và tàn quân của quân đoàn 1 và 2. Đập tan hệ thống chính quyền ngụy từ trung ương đến cơ sở... 

Ta thu được hầu hết toàn bộ vũ khí kỹ thuật hiện đại, căn cứ, kho tàng của địch. Nhân dân trong khu vực chiến dịch hầu như không bị tổn thất, thành phố gần như nguyên vẹn, các cơ sở vật chất về quân sự, kinh tế, sinh hoạt ta đều thu được. Mọi hoạt động của thành phố trở lại bình thường.

Ngay sau đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã gửi điện tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Sài Gòn - Gia Định. 

Bức điện viết: “Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhiệt liệt khen ngợi quân và dân Sài Gòn - Gia Định, khen ngợi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên, thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội tinh nhuệ, dân quân tự vệ đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, lập chiến công chói lọi, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn quân địch, buộc ngụy quyền Sài Gòn phải đầu hàng không điều kiện, giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định, đưa Chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đến toàn thắng”.

Thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định nghệ thuật của chiến tranh nhân dân Việt Nam, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp và thế trận lợi hại, với ưu thế áp đảo quân địch, đánh vào hệ thống phòng thủ lớn nhất của địch, thực hiện tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch, giành thắng lợi triệt để trong thời gian ngắn nhất (3,5 ngày). 

Đây là chiến dịch tiến công có ý nghĩa chiến lược cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có sự hợp đồng binh chủng lớn nhất; được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chỉ đạo trực tiếp, tập trung, sâu sát, kịp thời và sáng suốt. 

Những bài học quan trọng để chiến thắng là: nắm bắt đúng thời cơ chiến lược, hạ quyết tâm mở chiến dịch kịp thời, chính xác; nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp cả lực lượng và thế trận; cách đánh chiến dịch đúng đắn, sáng tạo, đầy mưu lược, hiệu quả cao. 

Thắng lợi của ta cũng là thất bại to lớn nhất của Mỹ từ trước tới nay, mở ra một kỷ nguyên mới cho phong trào cách mạng thế giới. Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

Trần Tiến Duẩn
http://baotintuc.vn/dau-an-su-kien/chien-thang-vi-dai-mua-xuan-1975-20150313201235008.htm

10 nhận xét:

  1. Ngày nay ,chỉ nên nhắc lại 30 tháng 4 năm 1975 như một ngày vui khi dân tộc VN giành được độc lập ,thống nhất được non sông .

    Chả nên nhắc nhiều tới chuyện thắng chuyện bại mà triệu người vui thì cũng có triệu người buồn như cố TT Võ Văn Kiệt từng trải lòng , để giữ hòa hợp dân tộc mà phát triển đất nước.

    Để giữ được hòa khí với anh bạn lớn láng giềng, Đảng CSVN còn giả quên luôn được cả một cuộc chiến khiến hàng chục vạn người lâm nạn thảm khốc kia mà.


    Nay ,khi VN đã bước sang kỷ nguyên mới,cả nước chung tay phát triển,hội nhập;chả hay ho hãnh diện gì mà cứ chưng mãi cái huân chương lịch sử khốc liệt chứa đựng đầy xương máu đồng bào cả hai miền Nam Bắc ra , để riêng mình thấy lại được niềm vui mà cả triệu người khác lại không vui,như thế, liệu có nên không các bác Lãnh đạo Đảng ,Nhà nước VN?

    Trả lờiXóa
  2. Đã sắp 40 năm kể từ giây phút lịch sử ấy, giây phút toàn thắng, giây phút mà cả dân tộc ta đã phải chờ đợi quá lâu, đã phải bỏ biết bao xương máu để có được, chiến thắng ấy sẽ mãi mãi là trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.

    Trả lờiXóa
  3. tại sao đám dân chủ cuội không kỷ niệm những dịp trọng đại như thế này của đất nước chứ, bao nhiêu đồng bào ngã xuống vì súng đạn của quân thù để bảo vệ tổ quốc, dân chủ cuội tại sao không lấy đó mà đả đảo Mỹ, tẩy chay tư bản đế quốc, tại sao? tại vì họ không cần biết chính nghĩa mà chỉ cần biết ai cho mình tiền ăn chơi sao

    Trả lờiXóa
  4. tôi nói thế thôi chứ ai mà chả hiểu lòng dạ của mấy cái nhóm dân chủ cuội lạc lõng giữa đất nước này chứ, họ không những không thích mà ngược lại còn rất chán ghét cái ngày chiến thắng năm ấy, vì sao? vì đơn giản là cái dịp này không những không có cơ hội kiếm ăn mà còn phải tỏ ra khóc lóc thay cho ngụy quân sài gòn nữa chứ

    Trả lờiXóa
  5. tôi khâm phục tài năng đánh giặc của cha ông ta, từ đầu thô sơ lấy ít địch nhiều cho đến khi toàn thắng cũng không hề chủ quan mà luôn lấy ít địch nhiều, quân địch số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. luôn là cái kịch bản của mọi trận chiến diễn ra

    Trả lờiXóa
  6. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên được chiến thắng lịch sử 30/4 của ông cha ta đã chấm rứt 30 năm kháng chiến chống thực dân và đế quốc của nhân dân ta mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta, chiến thắng này đã khẳng định con định lãnh đạo của Đảng ta là sáng suốt tinh thần yêu nước ủa nhân dân ta và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh đất nước ta sẽ không gì đánh được nhân dân ta quyết tâm bảo vệ vững trắc tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  7. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên được chiến thắng lịch sử 30/4 của ông cha ta đã chấm rứt 30 năm kháng chiến chống thực dân và đế quốc của nhân dân ta mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta, chiến thắng này đã khẳng định con định lãnh đạo của Đảng ta là sáng suốt tinh thần yêu nước ủa nhân dân ta và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh đất nước ta sẽ không gì đánh được nhân dân ta quyết tâm bảo vệ vững trắc tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  8. đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của quân Giải phóng đã tiến vào dinh Tổng thống, sào huyệt cuối cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn mà từ đó trở đi đây là thời khắc mà những tàn dư còn lại hay là con cháu ngụy quyền còn lưu lạc luôn nhớ đến như một ngày quốc hận của mình, bao năm rồi vẫn thế

    Trả lờiXóa
  9. kể từ cái thời khắc ấy, ngụy quân đã chính thức đầu hàng và cải tạo, nếu không thì cũng cút xéo khỏi đất nước, cái tên Sài Gòn cũng sớm thay bằng tên Bác, một niềm vinh dự lớn lao của nhân dân nam bộ, cho đến nay những người còn gọi là sài gòn thì 70% là không muốn ngày ấy giải phóng đất nước đâu mà

    Trả lờiXóa
  10. Thắng lợi của ta cũng là thất bại to lớn nhất của Mỹ từ trước tới nay, mở ra một kỷ nguyên mới cho phong trào cách mạng thế giới. Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog