Chia sẻ

Tre Làng

TÀI XẾ, CÁ CHẾT & NHẬN THỨC LUẬN

Bài viết của Bac Van Vuong có tiêu đề tài xế, cá chết & nhận thức luận, tuy lối viết có vẻ kẻ cả, dạy đời, nhưng không phải không có lý. Xin giới thiệu với bạn đọc.

***

Quí vị thường xuyên đọc tôi đều biết rằng, tôi dành khá nhiều đất cho vấn đề nhận thức (đặc biệt về tự thức - nhận thức bản thân. Hơi khác với bản thể luận). Vậy nhận thức là gì?

Nhận thức (Và các phương pháp nhận thức) là một nội dung của triết học, gọi là nhận thức luận (Tri thức luận) [i]. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử triết học, thì nhận thức luận ra đời sau một chút so với trường phái (Chủ nghĩa) Ngụy biện [ii], nói cách khác, trường phái ngụy biện làm nẩy sinh Nhận thức luận.

Nhận thức luận xem xét tri thức (Sự biết), chất vấn hành trình từ chứng minh tới kết luận. Tóm lại, nhận thức luận có mục đích trả lời câu hỏi "How to know what me know?", làm sao để ta biết điều ta biết. Công cụ đắc lực của nhận thức luận là chủ nghĩa Duy nghiệm [iii] và chủ nghĩa Duy lí [iv].

Nhận thức luận là một bộ môn triết học được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống thường hằng, từ những vấn đề nhỏ nhặt cho tới những vấn đề lớn. Quí vị có thể coi bài "thịt chó, hàng hiệu &...", để thấy rằng nhận thức luận đã giải quyết những vấn đề lặt vặt như thế nào.

Nhận thức có mối tương quan chặt chẽ với tri thức (Sự biết), nhưng chừng mực nào đó, nó còn cao hơn tri thức, bởi nó xem xét tri thức. Khả năng nhận thức tỷ lệ thuận với sự văn minh, tỷ lệ thuận với tự do, dĩ nhiên càng tỷ lệ thuận với dân chủ. Nền dân chủ chỉ có ý nghĩa khi nhân dân có khả năng nhận thức. nền dân chủ chỉ thực sự tốt đẹp khi lá phiếu của cử tri tương ứng với một nhận thức sâu sắc.

Hôm nay, chúng ta sẽ dùng nhận thức luận để xem xét một vấn đề thời sự, đó là việc nhân dân Hà Tĩnh anh hùng chặn quốc lộ để biểu tình.

Thật may mắn, cách đây chừng gần một năm, tôi đã viết khá chi tiết về việc này (quí vị có thể xem ở đây), giờ đỡ phải biên dài. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng, khi quyền ưu tiên không còn (đây không phải lần đầu lũ mõm vuông chặn quốc lộ với cùng một lí do), thì việc ngang nhiên xâm phạm lợi ích chính đáng (Chặn quốc lộ) của người khác phải được xem là phi pháp. Nếu luật pháp không can thiệp, chế tài, thì người tham gia giao thông trên quốc lộ (Người bị xâm phạm lợi ích chính đáng) có quyền bảo vệ lợi ích của mình. Đây cũng là một nguyên lí của chủ nghĩa Duy lợi [v]. Nói cách khác, nếu các tài xế tông thẳng đám mõm vuông chặn xe, việc đó phải đương nhiên được coi là hợp pháp [vi].

Người ta có quyền xâm phạm lợi ích người khác (Quyền ưu tiên) trong khoảng thời gian ngắn nhằm thông báo, biểu đạt, bầy tỏ một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất một vấn đề cấp bách. Khi mục đích thông báo đã hoàn tất, người ta không còn quyền này nữa. Ở đây, họ đã chặn quốc lộ cả tỉ lần với cùng nội dung, do đó không còn là thông báo. Và do đó, họ đã mất quyền ưu tiên. Và do đó, anh em tài xế hãy mạnh dạn chẹt chết mẹ họ đi, nếu luật pháp tiếp tục không chịu chế tài hành vi của họ.

Đây là nhận thức duy lí theo tinh thần của chủ nghĩa vị lợi. Một chủ trương triết học đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần nước Mỹ, và còn ảnh hưởng tới tinh thần toàn thể nhân loại trong thế kỉ 21.

Hôm qua, một Status rơi tự do vào Newsfeed, tút khẳng định rằng, chặn xe trên quốc lộ là "hành vi Bất tuân dân sự". 

Có vẻ như những cụm từ "Xã hội dân sự", "Bất tuân dân sự" đang trở thành món hàng thời trang nên người ta sính nó mà có khi chẳng hiểu gì về nó. 

Xã hội dân sự có xuất phát điểm từ quan niệm "Chính quyền tốt nhất là chính quyền quản lí ít nhất". Chính quyền bớt quản lí, thay vào đó là nhân dân tự quản (Thể hiện dưới dạng các tổ chức phi chính phủ).

Về mặt lí tưởng, nếu tất cả mọi thành viên trong một xã hội đều có hạnh kiểm tốt, có phiếu bé ngoan, thì luật pháp không còn cần thiết nữa (Tất cả mọi bộ luật trên thế giới này đều nhằm điều chỉnh hành vi đạo đức). Mà không còn luật pháp, thì cũng chẳng cần tới chính quyền nữa bởi về nguyên tắc, chính quyền là một thực thể dựa vào luật để điều hành xã hội. Vậy là chúng ta có một học thuyết "nhà nước tiêu vong" hoàn chỉnh mà không cần tới học thuyết "nhà nước tiêu vong" của Karl Marx. sướng nhé!

Nhưng học thuyết đẹp đẽ kia, dĩ nhiên là một sản phẩm của triết học mơ màng. Trên thực tế, những chính quyền quản lí ít luôn tương ứng với nhân dân có khả năng nhận thức tốt (nếu ai hỏi, lũ mõm vuông có khả năng nhận thức tốt không, đừng trả lời. Nhé!). Thực tế nữa là chưa có chính quyền nào đủ tốt trên trái đất này hay nói cách khác là một chính quyền tốt chưa ra đời. Tương tự, xã hội mà tất cả nhân dân đều có khả năng nhận thức sâu sắc và hạnh kiểm tốt chưa xuất hiện. 

Một trong những biện pháp đấu tranh của xã hội dân sự là "Bất tuân dân sự". Bất tuân dân sự là bất tuân một chủ trương, một chính sách, một luật lệ nào đó của chính quyền (Hoặc sở tại, hoặc chiếm đóng), và bất tuân dân sự đồng nghĩa với ôn hòa, bất bạo động.

"Bất tuân dân sự" không đồng nghĩa với "Biểu tình". Trong tiếng Tây cũng thế mà tiếng ta cũng vậy (nếu đồng nghĩa sao không gọi là Biểu tình mà phải gọi là Bất tuân dân sự?), bởi nội hàm biểu tình có bao gồm bạo loạn. 

Quan sát đồng bào mõm vuông chặn quốc lộ với gạch đá, gậy gộc, phóng lợn..., những công cụ của bạo lực, bạo loạn (Thực tế đã có bạo lực), mà quí vị cố gắng gán ghép (Đánh tráo khái niệm) nó - Một vụ biểu tình bạo động - Là hành vi bất tuân dân sự, quả nhiên là đáng khâm phục.

Tóm lại, hành vi chặn quốc lộ (Đã diễn ra nhiều lần với cùng nội dung) là bất hợp pháp. Nó đang vi phạm lợi ích chính đáng của người khác. Và nó là biểu tình (Demonstrate) chứ không phải Bất tuân dân sự (Civil disobedience).

----

[i] Phương pháp luận về nhận thức. Phương pháp (cách) để nhận chân một điều còn mơ hồ hoặc tưởng như đã biết.

[ii] Trường phái/chủ nghĩa ngụy biện (Ra đời vào thời kì tiền-Socrates) được xem như cha đẻ của nghệ thuật hùng biện và nghệ thuật tu từ. Là những nghệ thuật mà các nhà văn, chính khách, luật sư ngày nay vẫn hướng tới. Trường phái ngụy biện lấy bản thân biện luận làm mục đích. Nghĩa là, thuyết phục là mục đích chứ không phải chân lí.

Chính vì lấy thuyết phục làm mục đích, nên ngụy biện thường sai lầm (Sau này người ta tổng hợp thành hơn 100 phép ngụy biện để tránh mắc sai lầm trong suy/tranh luận). Và để nhận ra sai lầm của ngụy biện, nhận thức luận ra đời.

[iii] Lấy kinh nghiệm làm phương tiện

[iv] Lấy lí trí làm phương tiện

[v] Duy lợi (Utilitarianism, được hiểu là vị lợi, công lợi, thực dụng) là một chủ trương triết học gây ảnh hưởng lớn ở xã hội Anh-Mỹ. Theo các triết gia hiện đại, thì chủ nghĩa Duy lợi sẽ còn ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ loài người thế kỉ 21. Tinh thần chủ đạo của chủ nghĩa Duy lợi là "Hạnh phúc nhiều nhất cho nhiều người nhất".

[vi] Trong tác phẩm "Bàn về tự do", John Stuart Mill (Triết gia Duy lợi nổi bật) cho rằng, mọi hành vi bảo vệ lợi ích chính đáng phải được xem là hợp pháp.

Tinh thần của john locke "Nhân dân có quyền phế bỏ chính quyền - Bằng mọi biện pháp - Nếu chính quyền tỏ ra không phù hợp" thấm đẫm vào tâm hồn Mỹ (Đây là nguyên nhân cốt lõi khiến việc sở hữu súng ở Mỹ không thể thay đổi). Trong tác phẩm "Chính thể đại diện", John Stuart mill có nhắc lại ý này. 

Như vậy, căn cứ vào locke, mill (Những giá trị hiện tại được coi là văn minh nhất, tiến bộ nhất), các tài xế được phép tông thẳng đéo nói nhiều.

14 nhận xét:

  1. Đúng , bài viết có lý . Bac Van Vuong có thể gọi là 1 "triết gia" hành văn theo phong cách "bựa" và vì là "bựa" nên có thể giải thích được cách viết có vẻ kẻ cả , này kia. Dù quan điểm (nói chung) của tay này có nhiều điểm không tương đồng, nhưng nhiều bài viết cũng rất đáng tham khảo.
    - Bài viết phân tích tốt, xoay quanh luận điểm chính về cái gọi là "Xã hội dân sự". Xã hội dân sự có sự lấp ló xuất hiện (chỉ lấp ló thôi) ở những xã hội đã đạt đến 1 trình độ phát triển cao nào đó. Nó là 1 trong những xu hướng , không phải là sự bắt buộc hay đương nhiên.. Làm gì có 1 Xã hội dân sự đúng nghĩa khi trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng.
    Trích : "..Xã hội dân sự có xuất phát điểm từ quan niệm "Chính quyền tốt nhất là chính quyền quản lí ít nhất". Chính quyền bớt quản lí, thay vào đó là nhân dân tự quản (Thể hiện dưới dạng các tổ chức phi chính phủ)...". Và quan niệm trên lại phảng phất hình dáng của thứ Chủ nghĩa vô chính phủ, một biến tướng của thứ Chủ nghĩa tự do không giới hạn.
    - Trong điều kiện xã hội VN, cái gọi là "xã hội dân sự" mà vài nhà dân chủ cuội (thí dụ Nguyễn quang A) hay rêu rao, thực chất chỉ là 1 trong những chiêu bài dùng để chống đối chế độ.
    Ở đây, biểu tình bạo động chống phá đất nước đã bị đánh tráo khái niệm thành hành vi "bất tuân dân sự".

    Trả lờiXóa
  2. Khổ một nỗi, bọn kiêu dân kia lại bảo đấy là mớ lý thuyết của đám tư bản giãy chết, chứ chúng được sống trong nền cộng hòa XHCN nên không biết rõ cho lắm, và chúng thì thượng tôn cái đức quên mình trong vâng phục thì còn nói năng gì nữa

    Trả lờiXóa
  3. tuonglai0357918:44 7/4/17

    Có phải ai cũng hiểu được lý lẽ này đâu, vì đám dân ngu kia đã bị lũ linh mục xảo quyệt che mắt rồi. Những hành động của họ chặn QUốc lộ 1A không khác gì một lũ mọi ở trên rừng xuống, không có tí gì là văn minh cả. Chính những giáo dân đó đã làm ảnh hưởng đên tuyến đường huyết mạch của cả nước làm hại bao nhiêu người, chính những tên linh mục là kẻ cầm đầu xúi giục cần phải trừng trị bọn chúng

    Trả lờiXóa
  4. Truongsa35718:49 7/4/17

    Quan sát đồng bào mõm vuông chặn quốc lộ với gạch đá, gậy gộc, phóng lợn..., những công cụ của bạo lực, bạo loạn (Thực tế đã có bạo lực), mà quí vị cố gắng gán ghép (Đánh tráo khái niệm) nó - Một vụ biểu tình bạo động - Là hành vi bất tuân dân sự, quả nhiên là đáng khâm phục. Tóm lại, hành vi chặn quốc lộ (Đã diễn ra nhiều lần với cùng nội dung) là bất hợp pháp. Nó đang vi phạm lợi ích chính đáng của người khác. Và nó là biểu tình (Demonstrate) chứ không phải Bất tuân dân sự (Civil disobedience).Cần nhận thức đúng sự việc tại Nghệ AN thì mới có nhứng đối sách đúng đắn giải quyết sự việc này. Đây thực chất là biểu tình có hơi hướng bạo loạn chứ không như một số kẻ nói là biểu tình ôn hòa hay Bất tuân dan sự

    Trả lờiXóa
  5. Chính quyền tiếp tục im lặng và không có động thái dứt khoát sẽ vô tình làm cho chúng được nước và thực hiện ở lần tiếp theo. Một nhà nước pháp quyền thực thụ không có chuyện người dân (giáo dân) vi phạm pháp luật mà không bị xử lý! Và xin thưa rằng, nếu không xử lý dứt khoát, quyết liệt những vụ việc như thế này tất yếu sẽ xảy ra sự so bì, tị nạnh ở những chủ thể khác!

    Trả lờiXóa
  6. Tôi chả theo đạo nào nhưng chả thấy ai cấm tôi không được theo đức tin nào. Tôi tự do làm ăn buôn bán, tự do đi lại bất cứ đâu chả ai cấm. Đất nước nào chả có pháp luật. Pháp luật phục vụ số đông chứ đéo phục vụ thiểu số. Nên nhớ như vậy. Tóm lại quyền tự do ở VN quá thoải mái, miễn là đừng có làm những điều pháp luật cấm thôi. Và lần này thì thực sự là vô cùng quá đáng rồi. Phải trừng trị thích đáng bọn phá hoại gây ách tắc giao thông làm mất an ninh trật tự có như vậy mới có sự răn đe đối với những con người cứng đầu này.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi từng chứng kiến rất nhiều trò khởi phát từ khiếu kiện dân sự thuần túy, bị nhóm đại bàng cầm đầu chèo lái chính trị hóa vấn đề rất tài tình. Một hiện thực đáng buồn đối với người dân Hà Tĩnh là họ bị dẫn dắt bởi những linh mục theo đạo “dân chủ”, đó là thứ tà giáo mị dân nguy hiểm nhất hiện nay khi biến những con chiên ngoan đạo thành nô lệ của cái gọi là “dân chủ tư bản”, biến giáo dân thành tay sai cho mọi hành động phá hoại, cổ xúy cho những hành động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  8. Mặc dù có khác nhau về bối cảnh lịch sử nhưng với những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhất là kinh nghiệm dẹp vụ bạo loạn do phản động kết hợp với người Công giáo tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) gây ra năm 1956 đã đến lúc, chính quyền Hà Tĩnh nói riêng, giới chức tại Việt Nam nói chung nên tính đến những phương án mạnh tay hơn. Bởi thực tế cho thấy, cháy nhỏ dễ chữa, cháy to khó chữa và cháy toàn diện hết chữa. Hãy dẹp bỏ mầm mống phản loạn khi nó đang thời kỳ trứng nước. Đó cũng là cách để cho những kẻ chống đối trong tôn giáo này thấy được đâu là điểm dừng của chuỗi những hành động vừa qua!

    Trả lờiXóa
  9. Vậy nên, đã đến lúc người Công giáo phải thay đổi cách nghĩ, cách tin chủ chăn, thủ lĩnh tinh thần của mình. Nó cũng giống như trước đây chỉ có người Nam mới được làm Linh mục và Linh mục phải sống đời sống nghèo khó, độc thân thì nay Giáo hội hoàn vũ cũng đang đặt vấn đề nghiên cứu việc cho phái nữ tham gia và cho phép các Linh mục được lấy vợ như người bình thường! Đó cũng là cách giúp cho người Công giáo luôn giữ được mình và luôn đẹp trong mắt xã hội.

    Trả lờiXóa
  10. Không ai dám phủ nhận, rất nhiều chức sắc đạo Công giáo hội tụ rất nhiều những phẩm chất để khiến họ trở thành những vị thủ lĩnh, người cha tinh thần của Hội thánh. Nhưng cần nhớ rằng, không phải tất cả họ đều thế. Cơ chế thị trường và những tác động tiêu cực của đời sống xã hội nó làm tha hóa cán bộ công quyền thì nó cũng làm tha hóa chính những người vị chủ chăn vậy! Và như thế đã là cái họa cho xã hội rồi.

    Trả lờiXóa
  11. Chẳng ai mạt sát tôn giáo nào cả, nhưng chính những kẻ ngu muội đang càng làm xấu đi hình ảnh công giáo trong mắt người khác. Việc giáo dân Lộc Hà tiếp tục tin và thực hiện, tiếp tay cho một số linh mục tiếp tục có những hành động ngỗ ngược và coi thường pháp luật là không thể chấp nhận được cần phải được xử lý nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Bên mình cũng có thông tin về dịch vụ thuê tài xế tại TPHCM, mọi người có thể tham khảo tại http://thuetaixehcm.com/ để nắm rõ thông tin nhé

    Trả lờiXóa
  14. Việc tiếp tục tổ chức một hoạt động tương tự, dù quy mô không lớn và không nghiêm trọng như ngày 3/4/2017 một lần nữa cho thấy việc tiếp tục nhân nhượng, ôn hòa sẽ chỉ làm cho người dân nơi đây đánh đồng với sự bạc nhược của chính quyền mà thôi! Đã đến lúc nên kỷ cương, phép nước cần được thiết lập trở lại nếu không muốn tình hình ngày càng xấu hơn! Và tôi không hiểu là chính quyền Hà Tĩnh cũng như đảng và nhà nước của ta ở đâu mà đến nay vẫn chưa có biện pháp nào được đưa ra? mà phải nhờ tới các bác cựu chiến binh?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog