Chia sẻ

Tre Làng

Lò lại nóng: Truy tố nguyên phó thống đốc ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình

Nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cho biết, ngày 22-3, VKSND Tối cao đã phát hành và tống đạt cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các đồng phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để xảy ra sai phạm tại Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của Ngân hàng Xây dựng, VNCB).

Thiếu trách nhiệm để Phạm Công Danh vi phạm pháp luật

Ông Đặng Thanh Bình - Ảnh: Website Ngân hàng nhà nước VN

Tại NHNN ông Đặng Thanh Bình được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, vụ Pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém theo đề án của chính phủ, trong đó có VNCB.

Kết quả điều tra xác định, vào tháng 8-2012 ông Đặng Thanh Bình đã ký tờ trình chính phủ về phương án tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng và đã được chính phủ chấp thuận chủ trương. 

Xuất phát từ thực trạng của một số ngân hàng thương mại, trong đó có VNCB và thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong việc củng cố lại VNCB, cơ quan thanh tra giám sát NHNN đã có tờ trình về việc củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại ngân hàng này. Ông Đặng Thanh Bình là người ký quyết định thành lập tổ giám sát đối với hoạt động của VNCB.

Theo phương án tái cơ cấu và chuyển nhượng cổ phần giữa nhóm cổ đông Phú Mỹ (do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) sang cho nhóm cổ đông Thiên Thanh (do ông Phạm Công Danh làm đại diện) thì VNCB được xếp loại ngân hàng yếu kém và cần thiết phải có cơ chế giám sát đặc biệt.

Tuy nhiên, theo cáo trạng, ông Đặng Thanh Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng, sử dụng ngân hàng như một phương tiện phạm tội.

Kể từ khi nhóm cổ đông Thiên Thanh điều hành, ngân hàng làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu tăng cao. Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỉ đồng, gấp 4 lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38.000 tỉ đồng. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã xác định thiệt hại là hơn 9000 tỉ đồng.

Cáo trạng kết luận, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luât thông qua các giao dịch chuyển tiền gây thiệt hại cho VNCB, trong đó có trách nhiệm của thành viên tổ giám sát.

Hàng loạt lãnh đạo ngân hàng cùng bị truy tố

Không chỉ ông Đặng Thanh Bình thiếu trách nhiệm trong việc giám sát và tái cơ cấu VNCB mà một số thành viên tổ giám sát được ông Bình ký quyết định thành lập cũng có những hành vi sai phạm trong thực thi công vụ. 

Cụ thể, các ông Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn và chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ, đối tác… 

Tổ giám sát cũng có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ những hoạt động không đúng pháp luật, giám sát trước khi chuyển tiền đối với những giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên.

Nhưng các bị can đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, để Phạm Công Danh và các đồng phạm rút tiền của VNCB bằng các hành vi phạm tội để sử dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng này. 

Trong đó, bị can Hà Tấn Phước có trách nhiệm đối với số tiền 3.454 tỉ đồng, Lê Văn Thanh có trách nhiệm với thiệt hại là 6.591 tỉ đồng, bị can Phạm Thế Tuân có trách nhiệm liên quan đến số tiền thiệt hại là 3.454 tỉ, bị can Ngô Văn Thanh có trách nhiệm liên quan đến số tiền 10.046 tỉ đồng.

Đối với ông Đặng Thanh Bình, kết quả điều tra cho thấy đủ căn cứ kết luận ông Bình đã có hành vi không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu VNCB do NHNN đã trình thủ tướng chính phủ, không thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ tướng nhằm bảo đảm tính đúng đắn, chính xác với thực trạng năng lực tài chính của nhóm Phạm Công Danh, mà vẫn quyết định để Phạm Công Danh tham gia quản lý, nắm giữ cổ phần chi phối để điều hành VNCB. Từ đó tạo điều kiện cho Phạm Công Danh sử dụng ngân hàng như một phương tiện để thực hiện các hành vi phạm tội, gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là hàng chục ngàn tỉ đồng bị thất thoát.

Ngoài ông Đặng Thanh Bình, VKSND Tối cao còn truy tố các thành viên tổ giám sát của NHNN gồm ông Hà Tấn Phước, Phạm Thế Tuân, Lê Văn Thanh, Ngô Văn Thanh. 

Ông Hà Tấn Phước là tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An. 

Ông Phạm Thế Tuân là tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh TP.HCM. 

Ông Lê Văn Thanh nguyên là Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An, thành viên tổ giám sát. 

Ông Ngô Văn Thanh, thành viên tổ giám sát, nguyên là Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An.

8 nhận xét:

  1. Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương và đường lối xử lý nghiêm khắc những cán bộ vi phạm kỉ luật, kỉ cương của Đảng. Chúng ta không thể để cho những cán bộ mắc sai phạm ấy tiếp tục có những hành vi vi phạm pháp luật. Mới đây nhất là trường hợp của nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình bị cáo buộc thiếu trách nhiệm khi để Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng. Đề nghị các cơ quan điều tra tiến hành xử lý một cách nghiêm khắc để làm gương cho những kẻ khác.

    Trả lờiXóa
  2. ĐẢng ta đã và đang làm rất tốt việc chống tham nhũng, và điều này nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đaiđa số quần chúng nhân dân, có những bước chuyển biến rõ rệt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Đảng, các cấp, các ngành và dặc biệt các lực lượng chức năng cần nhanh chóng điều tra làm rõ vụ việc để xử lí nghiêm các đối tượng để tạo lòng tin cho nhân dân, sự thượng gtoon của luật pháp!

    Trả lờiXóa
  3. Như vậy lò lại tiếp tục được đun nóng với những sai phạm của ông Đặng Thanh Bình vì thiếu trách nhiệm trong việc giám sát và tái cơ cấu VNCB gây hậu quả nghiêm trọng. Và hàng loạt các lãnh đạo khác bị truy tố. Những sai phạm sẽ lần lượt được phơi bày khi có sự quyết tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước và sự tin tưởng của quần chúng nhân dân.

    Trả lờiXóa
  4. Những khúc mắc dần được giải đáp, những chỗ rồi cũng đang được cơ quan điều tra, tòa án cởi từng nút một ra,và lại có thêm những nhân vật sai phạm phải trả giá cho những hành động vi phạm pháp luật của mình, thiếu trách nhiệm cũng là một lỗi rất lớn khi để thất thoát tài sản của nhà nước. lần này là đến ông Đặng Thanh Bình. Có thể nói Đảng ta đang đi rất đúng hướng khi thực hiện làm trong sạch bộ máy, có như vậy Đảng mới thực sự mạnh mẽ

    Trả lờiXóa
  5. Làm không hết trách nhiệm, để xảy ra sai sót, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng, đó là một lỗi lớn của người cán bộ. trong khi nước ta vẫn còn nghèo khó thì ở đâu đó, người cán bộ vẫn để thất thoát, vẫn tham nhũng thì làm sao mà đất nước khá lên được. vậy lên kế hoạch làm trong sạch bộ máy của Đảng ta đang thực hiện là rất đúng đắn, ông Đặng Thăng Bình sẽ phải trả giá cho những việc làm thiếu trách nhiệm, gây tổn hại lớn đối với đất nước như vậy

    Trả lờiXóa
  6. Vụ việc này cho ta thấy một thực trạng là:không cá nhân ,tổ chức nào đứng ngoài cuộc trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Không hề có vùng cấm hay đối tượng bất khả xâm phạm trong cuộc chiến này. Sau ông Bình chắc chắn sẽ có thêm nhiều cán bộ nữa bị đưa ra ánh sáng. Mong rằng các cơ quan điều tra sẽ điều tra, mở rộng vụ án ,không để lọt tội phạm.

    Trả lờiXóa
  7. Không phải những tên tuổi lớn trong giới cầm quyền tự nhiên lại có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến vậy. Chắc chắn phải có sự tiếp tay, hậu thuẫn của nhiều nhân vật tên tuổi khác. Vì thế mà lò của TBT Trọng nói tới là lò có rất nhiều củi, củi to củi nhỏ cũng đều phải cháy hết

    Trả lờiXóa
  8. ông Đặng Thanh Bình, kết quả điều tra cho thấy đủ căn cứ kết luận ông Bình đã có hành vi không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu VNCB do NHNN đã trình thủ tướng chính phủ, không thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ tướng nhằm bảo đảm tính đúng đắn, chính xác với thực trạng năng lực tài chính của nhóm Phạm Công Danh, mà vẫn quyết định để Phạm Công Danh tham gia quản lý, nắm giữ cổ phần chi phối để điều hành VNCB. Từ đó tạo điều kiện cho Phạm Công Danh sử dụng ngân hàng như một phương tiện để thực hiện các hành vi phạm tội, gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là hàng chục ngàn tỉ đồng bị thất thoát. Phải nói rằng chưa lần nào đất nước ta xử nhiều vụ án tham nhũng đến như vậy, ở mọi ngành, mọi lĩnh vực, tất cả quan tham đều phải trả giá cho hành động của mình mà thôi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog