Chia sẻ

Tre Làng

Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ

Phóng viên TTXVN tại Geneva đưa tin, ngày 19/6, Mỹ đã quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ). Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley, đã thông báo quyết định này đồng thời cho rằng Hội đồng Nhân quyền LHQ có quan điểm thành kiến chống lại Israel.

Đại diện thường trực Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley. Ảnh: THX/TTXVN

Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng quyết định này được đưa ra trước thực tế là không một quốc gia nào "có can đảm để ủng hộ các cuộc đấu tranh" do Mỹ khởi xướng nhằm cải cách tổ chức. Bà Nikki Haley cũng nêu rõ việc Mỹ quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ không có nghĩa là nước này rút lui khỏi các cam kết đối với nhân quyền. 

Trong tuyên bố ngay sau khi Mỹ thông báo quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ, người phát ngôn LHQ ông Stephane Dujarric cho biết: "Tổng thư ký LHQ rất muốn Mỹ tiếp tục ở lại trong Hội đồng Nhân quyền. Kết cấu của cơ quan này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới". 

Chính quyền của Tổng thống Trump hiện là mục tiêu của những chỉ trích gay gắt từ các tổ chức nhân quyền vì đã tách gần 2.000 trẻ em khỏi cha mẹ tại khu vực biên giới với Mexico, một chiến lược nhằm ngăn chặn vấn đề nhập cư bất hợp pháp. 

Mỹ đã từ chối tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ khi cơ quan này được thành lập vào năm 2006 để thay thế cho Ủy ban Nhân quyền LHQ ngừng hoạt động trong cùng năm. Tới năm 2009, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama đã gia nhập hội đồng này. Hồi giữa năm 2017, bà Nikki Haley cũng đã kêu gọi cải cách Hội đồng Nhân quyền LHQ. 

Kể từ khi Tổng thống Donald lên nắm quyền vào đầu năm 2017, Mỹ đã rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), cắt giảm tài trợ cho nhiều cơ quan LHQ, và nhất là công bố kế hoạch rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân với Iran vốn được LHQ ủng hộ.

TTXVN/Báo Tin tức

10 nhận xét:

  1. Kể từ khi Tổng thống Donald lên nắm quyền vào đầu năm 2017, Mỹ đã rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), cắt giảm tài trợ cho nhiều cơ quan LHQ, và nhất là công bố kế hoạch rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân với Iran vốn được LHQ ủng hộ. Tổng thống Donal Trump lên nắm quyền với hàng loạt các học thuyết rút lui.

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ đặt lợi ích quốc gia lên đầu và lợi nhuận lên vị trí tối thượng, cho thấy tầm nhìn của ông TRump có phần hơi ngắn và thiếu tính nhân đạo. Chính quyền của Tổng thống Trump hiện là mục tiêu của những chỉ trích gay gắt từ các tổ chức nhân quyền vì đã tách gần 2.000 trẻ em khỏi cha mẹ tại khu vực biên giới với Mexico, một chiến lược nhằm ngăn chặn vấn đề nhập cư bất hợp pháp. Mỹ đã từ chối tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ khi cơ quan này được thành lập vào năm 2006 để thay thế cho Ủy ban Nhân quyền LHQ ngừng hoạt động trong cùng năm. Tới năm 2009, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama đã gia nhập hội đồng này. Hồi giữa năm 2017, bà Nikki Haley cũng đã kêu gọi cải cách Hội đồng Nhân quyền LHQ. Nhưng Kể từ khi Tổng thống Donald lên nắm quyền vào đầu năm 2017, Mỹ đã rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), cắt giảm tài trợ cho nhiều cơ quan LHQ, và nhất là công bố kế hoạch rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân với Iran vốn được LHQ ủng hộ

    Trả lờiXóa
  3. cho mình hỏi xíu...VietNam có được vào tổ chức này ko...hay bị đuổi ra từ lâu rồi

    Trả lờiXóa
  4. Kể từ khi Tổng thống Donald lên nắm quyền vào đầu năm 2017, Mỹ đã rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), cắt giảm tài trợ cho nhiều cơ quan LHQ, và nhất là công bố kế hoạch rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân với Iran vốn được LHQ ủng hộ.Cụ thể ngày 19/6, Mỹ đã quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ). Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley, đã thông báo quyết định này đồng thời cho rằng Hội đồng Nhân quyền LHQ có quan điểm thành kiến chống lại Israel.

    Trả lờiXóa
  5. Bình Minh22:01 20/6/18

    Một đất nước chuyên lấy con bài nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác bây giờ đang phơi ra cho cả thế giới thấy rằng nhân quyền hay không cũng chỉ phụ thuộc vào ý muốn của mỹ mà thôi chứ nó không thực sự quan trọng đâu.

    Trả lờiXóa
  6. Mình lại cứ tưởng Mỹ là thiên đường của dân chủ chứ. Suy cho cùng nó cũng chỉ là một quyết định muốn hay không muốn của nhà lãnh đạo Mỹ thôi. Nó thật sự chẳng to lớn như những gì chúng ta đã nghĩ. Một đất nước luôn lớn họng với Việt Nam về dân chủ nhân quyền nay lại rút khỏi hội đồng nhân quyền LHQ thì bảo mọi người phải nghĩ sao đây.

    Trả lờiXóa
  7. Và rồi thì mỹ chỉ hành động vì quyền lợi của chính họ mà thôi, họ đâu có quan tâm đến vấn đề nhân quyền là gì đâu, chỉ coi đó là một còn bài sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước mà thôi

    Trả lờiXóa
  8. Khi mà Tổng thống Mỹ hiện tại là Donal Trump thấy mấy cái trò bảo vệ nhân quyền của nước mình quá xàm, và coi như đó là một công cụ để can thiệp vào nội bộ các nước khác, gây chiến tranh chết chóc cho nhiều nước và quan trọng là tốn của Mỹ rất nhiều tiền thì ông ta đã và đang phủi tay trước cái gọi là " nhân quyền kiểu Mỹ rồi" !

    Trả lờiXóa
  9. Còn đối với Việt Nam, Mấy cái tổ chức nhân quyền gì đấy của Mỹ lúc nào cũng lên tiếng về nhân quyền như Mỹ là người phán xử vậy, trong khi ở Mỹ, cảnh sát Mỹ sẵn sàng tắm máu những nhóm biểu tình chống chính phủ. Mỹ hoàn toàn không có tư cách cũng như quyền để đánh giá Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  10. Với. Việt Nam, Mỹ luôn đánh giá Việt Nam là một trong những nước có sự tôn trọng nhân quyền thấp. Tuy nhiên, hãy nhìn cách mà Mỹ xử lý đoàn biểu tình chống chính Phủ Mỹ, cảnh sát Mỹ sẵn sàng cho dân Mỹ tắm máu luôn. Do vậy, Mỹ không có quyền hay tư cách để phán xét Việt Naml.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog