Chia sẻ

Tre Làng

TÊN PHẢN ĐỘNG LƯU VONG KSOR KƠK ĐÃ CHẾT

Ong Bắp Cày 

Thông tin về cái chết của Ksor Kơk đã được thân nhân và các đối tượng trong tổ chức phản động FULRO MFI xác nhận. Theo đó Ksor Kơk đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h ngày 10/1/2019 tại tiểu bang Noth Carolina, Hoa Kỳ sau thời gian dài điều trị bệnh ung thư gan.

Tương tự như Bùi Tín, Ksor Kơk cả một đời chống phá, gây bao sóng gió cho vùng đất Tây Nguyên trước khi chết cũng không có cơ hội một lần được về với đất mẹ, phải đón cái chết lạnh lẽo nơi đất khách quê người, trong sự ghẻ lạnh của người dân Tây Nguyên. 

Ksor Kok còn có tên gọi là A Ma Thom, SN 1943 (có tài liệu nói năm 1945), dân tộc Gia Rai, tại xã Ia Broai, huyện Ayunpa, tỉnh Gia Lai.

Ksor Kok đã từng đi lính ngụy, làm phiên dịch cho căn cứ quân sự Mỹ tại Ea H’leo, Đăk Lăk. Ngày 20/9/1966 Ksor Kok chạy vào rừng cùng thiếu tướng FULRO Campuchia; năm 1969 tham gia nhóm FULRO ly khai, bị chính quyền ngụy truy đuổi chạy sang CPC; tự phong đại tá rồi thiếu tướng FULRO.

Năm 1972, Ksor Kok sang Mỹ học Mục sư và ở lại đến nay (vợ và 5 con của Ksor Kok cũng định cư tại Mỹ từ năm 1975). Sau khi sang Mỹ, Ksor Kok tham gia tổ chức “Hội người Thượng định cư tại Mỹ”. Sau do mâu thuẫn tranh giành quyền lực và đường lối hoạt động nên năm 1998 một bộ phận do Ksor Kok cầm đầu đã tách ra thành lập tổ chức riêng có tên là “Quỹ người Thượng”, đặt trụ sở tại Mỹ. Âm mưu chính trị của Ksor Kok là “phục quốc” cho người Thượng ở Tây Nguyên, thành lập “Nhà nước Đêga tự trị”, với các thủ đoạn hoạt động là: Tập hợp, kích động người Thượng trong và ngoài nước, kêu gọi sự hậu thuẫn của Mỹ và các thế lực thù địch để tiến hành các hoạt động chống Việt Nam về vấn đề dân tộc, với mưu đồ công khai hóa và quốc tế vấn đề người Thượng; thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ... về vấn đề người Thượng qua các hoạt động tuyên truyền, kích động vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo, dân tộc, nhân quyền” đối với người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Năm 1992, Ksor Kok cùng đám tàn quân FULRO cũ ở Mỹ đã ngụy trang dưới vỏ bọc thành lập Quỹ Người Thượng (MFI) lấy trụ sở tại Nam Carolina, Mỹ để tiếp tục hô hào khẩu hiệu "đấu tranh vì quyền lợi của người Thượng ở Tây Nguyên", đòi thành lập "Nhà nước Đêgar", tự phong cho mình là "Tổng thống" với bộ máy nhà nước "đồ sộ", phân công ban bệ hoàn chỉnh. Vậy đến nay, Ksor Kok và tổ chức của y đã làm được những gì? Phần lớn phải ra sức huy động và sống bám vào nguồn tiền đóng góp từ mồ hôi, nước mắt của những người Thượng Tây Nguyên ở Mỹ; nhưng cũng sẵn sàng bỏ mặc khi họ thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, không có tiền để nộp cho tổ chức. Còn đối với đồng bào Thượng, mấy ai biết rằng, ở nước Mỹ xa xôi, có một nhóm người cùng chung sắc tộc đang ngày đêm hô hào lạc lõng để đấu tranh vì "lợi ích" của họ. 

Và thực tế, những đối tượng trong tổ chức MFI cũng không còn tin vào vai trò và năng lực lãnh đạo của Ksor Kok. Từ Nhữ Đăm Hoàng - người từng tự phong là "Phó Tổng thống" của "Nhà nước Đêgar", sau khi nhận ra bộ mặt lừa bịp của Ksor Kok đã từ bỏ tổ chức và năm 2013, tranh thủ những ngày ít ỏi được về thăm gia đình tại làng Piơm, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai để tình nguyện đi khắp 13 làng, xã, nói chuyện, kể cho bà con nghe và hiểu rõ về chân tướng, bộ mặt xấu xa của Kok; ngay cả Ksor Nhưn - nguyên là một thủ quỹ thân tín của Ksor Kok trong tổ chức MFI, năm 2016 đã làm đơn kiện Ksor Kok lên Tòa án dân sự Mỹ về việc lừa đảo, sử dụng tiền của tổ chức sai mục đích và không hiệu quả. Và có thể kể ra đây hàng chục đối tượng từng theo Ksor Kok (Điểu Nhông, Y Mứt Mlô, Y Hin Niê, Điểu M'Preo, Y Bhĩ Kbuôr...), giờ đã nghĩ lại, rời bỏ Kok, thậm chí chống lại Kok vì chỉ nghe toàn những lời hứa suông. 

Thông tin mới nhất là ngay sau khi Đảng cứu nguy dân tộc của Campuchia - CNRP do Kem Sokha (trước đây là Sam Rainsy) đứng đầu bị giải tán, Ksor Kok đã không còn chỗ dựa nào để thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Tài khoản Facebook Grace Bùi (Giám đốc dự án hỗ trợ người Thượng - MAP) đã gửi một thông điệp tới những người có thể thuộc diện Mỹ cho phép nhập cảnh, định cư rằng, không nên tin và dựa vào Ksor Kok, bởi "ông này vì chỉ tìm cách trục lợi mà không quan tâm tới người Thượng tị nạn". 

Nói thêm về mối quan hệ của Ksor Kok với đảng cứu nguy dân tộc - CNRP của Campuchia: Sở dĩ có mối quan hệ này là vì CNRP muốn chiếm ưu thế trong bầu cử Hội đồng xã, phường 2017 và bầu Quốc hội 2018; giành quyền lãnh đạo đất nước từ tay Đảng cầm quyền Campuchia đã ngầm bắt tay, lợi dụng MFI và Ksor Kok để lôi kéo sự ủng hộ của bộ phận người Thượng tại các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Vì muốn có sự ủng hộ (thực tế, CNRP cũng hứa, nếu đắc cử và chiếm đa số ghế trong Quốc hội, thì CNRP sẽ quay lại giúp người Thượng đánh Việt Nam, gúp người Thượng Tây Nguyên đòi đất. Tuy nhiên, nga vào thời điểm dó, CNRP cũng đã không còn tin tưởng vào hoạt động của Ksor Kok, muốn quay sang "bắt tay" với Nay Rông và hứa "sẽ giúp Nay Rông giống như đã từng hứa giúp Ksor Kok". Không biết cả Ksor Kok và Nay Rông có nhận biết được điều đó hay không, nhưng có lẽ cả hai đã từng trở thành những con rối trên bàn cờ chinh trị của CNRP.

Sau tất cả, Ksor Kok đang phải trả giá cho những hành động của mình, khi bị gia đình, cộng đồng lên án; bị đồng bọn quay lưng, phản bội và bị pháp luật tìm đến. 

Tháng 02/2017 vừa qua, Tòa án dân sự Mỹ đã tuyên phạt Ksor Kok phải hoàn trả lại cho tổ chức do chính mình làm Chủ tịch số tiền 200.000 USD và những tài sản khác mà Kok đang đứng tên, như: đất, nhà thờ, 02 ô tô.... Nhưng đây mới chỉ là khởi đầu cho những bản án tiếp theo mà Ksor Kok phải gánh chịu vì những hành động lừa bịp, dối trá của y.

Và hôm nay, tên phản động lưu vong Ksor Kok chết cô quạnh nơi xứ người, trong sự hả hê, ghẻ lạnh của đồng bọn, sự khinh bỉ của người dân Tây Nguyên. Đó chính là cái giá phải trả cho sự phản bội đồng bào, phản bội que hương đất nước!

7 nhận xét:

  1. Tên phản động lưu vong Ksor Kok chết cô quạnh nơi xứ người, trong sự hả hê, ghẻ lạnh của đồng bọn, sự khinh bỉ của người dân Tây Nguyên. Đó chính là cái giá phải trả cho sự phản bội đồng bào, phản bội que hương đất nước.Chà đạp lên xương máu của cha ông,vấy bẩn sự trong sạch của tinh thần dân tộc thì ắt bị trả giá.Đây chỉ là một trong rất nhiều tên đã chết phơi xác bên "nước bạn",cái chết của chúng nên diễn ra sớm hơn mới thuận tình thuận lí.

    Trả lờiXóa
  2. Sau tất cả, Ksor Kok đang phải trả giá cho những hành động của mình, khi bị gia đình, cộng đồng lên án; bị đồng bọn quay lưng, phản bội và bị pháp luật tìm đến. Và ngay khi đã chết thì cũng chết nơi xứ người, phải đón cái chết lạnh lẽo nơi đất khách quê người. Đúng là cái giá phải trả cho những kẻ như hắn ta.

    Trả lờiXóa
  3. Thông tin về cái chết của Ksor Kơk đã được thân nhân và các đối tượng trong tổ chức phản động FULRO MFI xác nhận. Sau Bùi tín, thích quảng độ thì giời lại đến Ksor Kơk cả một đời chống phá, gây bao sóng gió cho vùng đất Tây Nguyên trước khi chết cũng không có cơ hội một lần được về với đất mẹ, phải đón cái chết lạnh lẽo nơi đất khách quê người. Đúng là quá nhục nhã.

    Trả lờiXóa
  4. Nói chung cùng thì Ksor Kok cũng chỉ là một con baì tốt trong chính phủ mỹ mà thôi. Khi mà hắn ta đã hết giá trị lơi dụng thì ngay lập tức chính phủ mỹ sẽ buông bỏ hăn ta mà thôi . bằng chứng là,Tháng 02/2017 vừa qua, Tòa án dân sự Mỹ đã tuyên phạt Ksor Kok phải hoàn trả lại cho tổ chức do chính mình làm Chủ tịch số tiền 200.000 USD và những tài sản khác mà Kok đang đứng tên, như: đất, nhà thờ, 02 ô tô.... Và đây mới chỉ là khởi đầu cho những bản án tiếp theo mà Ksor Kok phải gánh chịu.

    Trả lờiXóa
  5. Với những việc làm của mình đi ngược lại với lợi ích của tổ quốc và dân tộc. Cái chết của Ksor Kok cũng đáng sợ như những việc mà ông đã làm với những người dân Việt Nam, chết ở nơi đất khách xử người và trong sự ghẻ lạnh của đồng bọn, đây là bài học thật sự đắt giá cho những đối tượng có những hành động đi ngược lại với tổ quốc và dân tộc.

    Trả lờiXóa
  6. Ksor Kơk cả một đời chống phá, gây bao sóng gió cho vùng đất Tây Nguyên trước khi chết cũng không có cơ hội một lần được về với đất mẹ. Đến hôm nay, tên phản động lưu vong Ksor Kok chết cô quạnh nơi xứ người, trong sự hả hê, ghẻ lạnh của đồng bọn, sự khinh bỉ của người dân Tây Nguyên. Đó chính là cái giá phải trả cho sự phản bội đồng bào, phản bội que hương đất nước.

    Trả lờiXóa
  7. Cả một đời chống phá không có ích lợi gì thì cái chết của Ksor Koc cũng là xứng đáng thôi, gây ra bao nhiêu vụ bạo loạn ở Tây Nguyên hồi những năm đầu thế kỷ XX là đủ hiểu bản chất của người đàn ông này rồi, y có bao giờ muốn Việt Nam hòa bình đâu, y chỉ muốn cái tư tưởng dân tộc nó trỗi dậy để chiếm đất và làm tiền theo ý đồ của Mỹ thôi, chết nơi đất khách chắc sung sướng lắm nhỉ ông

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog