Chia sẻ

Tre Làng

Những điều phi lý trong chiến dịch bôi nhọ chánh án tòa án nhân dân tối cao


Sau khi Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Hồ Duy Hải được công bố, một chiến dịch bôi nhọ ông Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình được phát động rầm rộ. Sự việc này làm tôi nhớ đến chiến dịch bôi nhọ được tiến hành mấy năm về trước nhằm hạ bệ Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Kẻ chủ mưu đứng sau chiến dịch bôi nhọ như vậy thường là thành phần chống đối, cá nhân bất mãn với chế độ. Cách làm thông thường của họ là tìm những cái gọi là „điểm yếu“ của nạn nhân. Điểm đầu tiên họ nói xấu ông Nguyễn Hòa Bình là quả quyết, „đã khai man tuổi“. Bằng chứng để chứng minh họ không hề đưa ra. Nhưng xảo quyệt nhất là các lý lẽ hoàn toàn phi lý, thí dụ, „ông Nguyễn Hòa Bình không phải là Thẩm phán TANDTC“, „ông không thể là Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm vì ông trước đó là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao“ … Sự xảo quyệt là ở chổ: Người không có kiến thức pháp lý nghe thấy xuôi tai và cho rằng chí lý, bài viết hay rồi a dua, phát tán tiếp.

Có một số người tham gia vào chiến dịch bôi nhọ ông Nguyễn Hòa Bình chỉ để cho thiên hạ coi mình là người am hiểu thời sự và chủ yếu là „câu wiu“ cho sướng thân mình. Một trong những bài viết đó là bài ÔNG NGUYỄN HÒA BÌNH KHÔNG PHẢI LÀ THẨM PHÁN? của tác giả Vũ Hữu Sự. Lập luận phi lý của bài viết này chủ yếu dựa trên thông tin về ông NHB đăng trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt. Trước hết phải nói rõ, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia là một cái „chợ trời“, ở đó có nhiều sản phẩm chất lượng, tốt đẹp, nhưng cũng không ít sản phẩm làm giả toàn bộ hay một phần. Các bài viết nhằm bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam và tâng bốc những tên tội phạm muốn lật đổ chế độ đều là những bài không đúng sự thật, trộn lẫn những chi tiết thật và giả mạo.

Để nhận thấy sự phi lý trong cách lập luận của tác giả Vũ Hữu Sự phải nắm rõ quy định sau của Việt Nam về việc bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

1. Người có đủ các tiêu chuẩn chung của thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên;

b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.

2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Xin nói thêm khái niệm „đủ các tiêu chuẩn chung của thẩm phán“ về phương diện đào tạo là người đã học và tốt nghiệp ĐH luật, tức là người có bằng cử nhân luật. Ông Nguyễn Hòa Bình là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Luật và đã từng làm Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao. Như vậy ông đủ tiêu chuẩn để làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong thực tế, ngày 8-4-2016, Quốc hội Việt Nam khóa 13 tại kỳ họp thứ 11 đã bầu ông giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2011-2016 với số phiếu tán thành chiếm 95,55% tổng số đại biểu Quốc hội (472/490 phiếu hợp lệ). Ngày 27-7-2016, ông tiếp tục được Quốc hội Việt Nam khóa 14 bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016-2021, với tỷ lệ 473/488 phiếu hợp lệ (95,75% tổng số đại biểu) tán thành.

Khi được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ông đương nhiên ông trở thành Thẩm phán. Phát biểu, „ông Nguyễn Hòa Bình không thể là Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm vì ông trước đó là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao“ cũng là suy luận tào lao. Về vấn đề này được ghi rõ trong Điều 22, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014: Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ngày 8-5-2020, khi phiên tòa Giám đốc thẩm được tiến hành bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nên ông phải ngồi vào ghế Chủ tọa. Ông không thể trốn tránh vì ông ngày xưa đã từng công tác ở Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Các quy định này của Việt Nam cũng tương tự như tổ chức hệ thống tư pháp ở phương Tây. Thí dụ, ở CHLB Đức có quy định sau:

Để trở thành Thẩm phán tòa án Đức, ứng cử viên phải là công dân Đức, có đủ các tiêu chuẩn chung của thẩm phán (tức là có bằng cử nhân Luật), là người luôn luôn đại diện cho trật tự xã hội theo nghĩa của Hiến pháp Đức và có các kỹ năng xã hội cần thiết. Và để được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang (tức Tòa án tối cao nhất), người đó phải đủ các tiêu chuẩn vừa nêu và phải tròn 40 năm tuổi đời và không quá 68 tuổi. Thẩm phán Tòa án tối cao nhất vẫn có thể thành viên của một đảng phái chính trị. Như tờ ZeitOnline, ngày 15-5-2020 đưa tin, ông Stephan Harbarth, Giáo sư Luật, đảng viên đảng CDU vừa mới đây vào hôm 15-5-2020 được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án Hiến pháp liên bang. Trước khi trở thành Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang vào ngày 22-11-2018, ông hành nghề Luật sư rồi là dân biểu Quốc hội Đức từ 2009 đến 2018. Bà Astrid Wallrabenstein, Giáo sư Luật, đảng viên Đảng Xanh cũng vừa được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang.

Dù ở quốc gia nào, dù trong chế độ xã hội nào, việc tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp phải tuân theo những nguyên tắc pháp lý do cơ quan lập pháp ban hành. Khi đánh giá các sự việc, đặc biệt khi có tranh cấp quyền lợi, phải dựa theo các quy định ghi trong các bộ luật và trình tự bắt buộc phải đi qua. Vụ án HDH cho thấy, nhiều người đánh giá theo cảm tính, quan điểm chính trị (đôi khi thù địch với Đảng & Nhà nước Việt Nam).

Nguồn của bài báo đăng trên tờ ZeitOnline hôm 15-5-2020:

17 nhận xét:

  1. Tất cả những luận điệu mà những kẻ đang muốn hạ bệ, hướng mũi nhọn dư luận và bôi nhọ hạ hình ảnh ông Nguyễn Hòa Bình đều rất hớ hanh và thiếu sự thuyết phục hay nói cách khác là có dụng ý xấu, bôi nhọ Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Có thể thấy được sau khi thất thủ trong việc kêu oan cho Hồ Duy Hải thì đám này trở cờ quay sang tấn công người điều hành cầm cân nảy mực vụ án Hồ Duy Hải nhưng những luận điệu nhanh chóng bị gạt đi vì sự phi lý của nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng đó, tôi cũng nghĩ như vậy

      Xóa
  2. Đằng sau những lời bôi nhọ này chắc chắn không ai khác chính là những phần tử chống đối, mang trong mình tư tưởng phản động, chỉ chờ sơ hở là lập tức nhảy vào bới móc để cường điệu hóa vấn đề, thậm chí là mang chuyện cá nhân vào để nói. Trong khi vụ việc đã được xử lí theo đúng trình tự pháp luật và có sự thông qua của 17 thành viên hội đồng thẩm phán

    Trả lờiXóa
  3. Vụ án của Hồ Duy Hải dường như là một vụ án của một không hai từ trước đến nay khi mà kéo dài đến 12 năm, trải qua nhiều lần lặp đi lặp lại và kết quả vẫn là bản án tử hình dành cho thủ phạm ở đây là Hồ Duy Hải. Cùng với những bằng chứng xác thực đủ để kết luận tội cũng như sự tham gia vào cuộc của một hệ thống những con người thì tôi tin rằng sẽ không có sự oan khuất còn tồn tại ở đây. Và việc cố tình moi ra các chi tiết nhỏ để bắt bẻ cũng như cái chiến dịch nhằm bội nhọ chánh án Nguyễn Hòa Bình này chỉ thể hiện tư tưởng cố đấm ăn xôi của đám phản động mà thôi

    Trả lờiXóa
  4. thực sự bực mình khi đến những kẻ không hiểu biết gì về pháp luật từ cho mình cái quyền sở hữu tri thức tối thượng, hay những kẻ a dua chạy theo mà không hề suy nghĩ đến hậu quả lời nói của mình hoặc mưu đồ của các thế lực thù địch, đẩy Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình vào vở kịch chúng dựng lên để bôi nhọ, để nói xấu.

    Trả lờiXóa
  5. Các thành phần nào trước khi muốn lên mạng xã hội hay phát ngôn bất cứ điều gì trên các trang thông tin mạng xã hội thì hãy tìm hiểu và nghiên cứu rõ pháp luật trước đã. Tránh để tình trạng nói thì hay những lại chẳng hiểu cái đếch gì về pháp luật, hay đây chính là một trò muốn lòe những người thiếu hiểu biết để hướng họ theo hướng chống đối nhà nước chính quyền

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng, những trường hợp cố tình xuyên tạc, bôi nhọ các vị cán bộ cấp cao này hãy coi chừng có ngày ra trước vành móng ngựa đó

      Xóa
  6. Để được là một vị chánh án của Tòa án nhân dân tối cao không phải là ngày một, ngày hai mà phải hội tụ rất nhiều yếu tố. Ở họ hội tụ cả trí, chí, đức, tài chứ không phải là trò chơi chính trị để các thế lực thù địch bủa vây vào mà lăng mạ, dựng lên những câu chuyện không có.

    Trả lờiXóa
  7. Nghĩ gì mà dễ bóc phốt người có năng lực? Cái chiến dịch nhằm hạ bệ chánh án tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình vốn không phải chuyện dễ. Việc ông Nguyễn Hòa Bình ngồi lên được vị trí đó thì chắc chắn năng lực của ông là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt không thể mong chờ việc lợi dụng cái vụ Hồ Duy Hải này để hạ bệ ông được vì vụ án này đã có đủ bằng chính kết luận cũng như Hải đã nhận tội của mình rồi

    Trả lờiXóa
  8. mọi việc làm và quyết định của hội đồng giám đốc thẩm đều tuân theo quy định chung của pháp luật và đúng với trình tự, thủ tục mà luật tố tụng hình sự quy định. Chỉ có bọn kền kền, rận chủ và các thế lực phản động trong và ngoài nước tấn công vào vị chánh án Nguyễn Hòa Bình nhằm hướng lái dư luận theo điều tiêu cực, làm sai lệch tính đúng đắn của vụ án.

    Trả lờiXóa
  9. Bọn chúng đang mong muốn hướng mũi đao về phía chánh án Nguyễn Hòa Bình, từ đó bôi nhọ đất nước ta có vấn đề trong việc sử dụng nhân sự, thế nhưng những luận điệu vô lí những cố gắng nắn cho hợp lí lại biến những lập luận của hắn ta trở thành trò cười cho tất cả mọi người đọc được bài viết trên. Đúng là kẻ có học thức kém đi kèm đạo đức kém thì viết ra những thứ khó mà nuốt nổi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, nhưng người dân không tin bọn chuyên xuyên tạc đó đâu

      Xóa
  10. Có thể nhìn thấy những kẻ đứng sau chiến dịch này không ai khác chính là những kẻ chống đối chính quyền, những kẻ chuyên cường điệu hóa vấn đề, luôn biến những vấn đề nhỏ trở nên phức tạp vì mục đích hạ bệ các cá nhân tổ chức và chế độ chính trị nước ta. Nhưng đáng tiếc lượng kiến thức của những kẻ này vốn chẳng đủ nên chẳng những chẳng gây được ảnh hưởng mà còn biến thành trò cười cho thiện hạ

    Trả lờiXóa
  11. Cứ nhắm mắt hùa theo chống đối chính là phản động. Thành phần chống đối là ai, tổ chức nào...đều rõ mặt cả!
    Chứng cứ rõ ràng không chịu tra cứu, cứ bám víu những chuyện đã được xem xét tỏ tường, còn dựng chuyện, bịa tin mang tính vu khống để tự sướng bình luận hả hê...thì đúng là bại não!

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét của ông Chánh án cùng Hội đồng xét xử công khai khi xử phúc thẩm vụ HDH có kết luận là : cơ quan điều tra có nhiều sai sót nhưng những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án nên mọi người không có điều kiện tiếp cận toàn bộ vụ án thì chỉ cần căn cứ lời ông Chánh án là "có nhiều sai sót" khi điều tra án thì chả ai là không bức xúc với cơ quan điều tra cả, vì thế mới có nhiều ý kiến sau phiên phúc thẩm vậy đó, đấy là thường tình. Giá như ông Chánh án chỉ đạo : một mặt đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các cá nhân có sai phạm trong khi điều tra phải chịu xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, mặt khác giải thích cho công luận rõ những vấn đề mà mọi người còn lăn tăn và cho điều tra lại để khẳng định rõ bản chất vụ án như kháng nghị của Viện Kiểm sát tối cao thì đâu đến nỗi lắm ý kiến như vầy nữa. Mồm nói rằng sai nhưng lại không chịu sửa thì khó nghe lắm, có muốn bênh thì cũng đành im thôi, cố bênh thì thành người vào hùa với cái sai đã được ông Chánh và hội đồng đã chỉ ra đó.

    Trả lờiXóa
  13. những lời buông ra chắc chắn là của bọn zận chủ, của phản động lợi dụng các lỗi để đục khoét, chống phá, kích động lòng dân. Để làm hoang mang những kẻ không hiểu biết tường tận. phải cảnh giác trước các luận điệu của chúng

    Trả lờiXóa
  14. Những kẻ chuyên xuyên tạc, bôi nhọ những cán bộ cấp cao phải bị xử lý thật nghiêm khắc để răn đe người khác

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog