Chia sẻ

Tre Làng

Đưng so sánh phòng giam với khách sạn hạng sang


Hôm 12-7-2020 trang Việt ngữ của đài BBC đăng một bài viết với lập luận rẻ tiền của LS Ngô Ngọc Trai để nói xấu Việt Nam. Bài viết được giật tít: Việt Nam - Phòng giam giữ hay lò lửa đày đọa con người? Phát biểu tào lao này chắc chắn lừa phỉnh được những người không nắm rõ bản chất vấn đề, nhưng không thể qua được mắt tôi.

Ở Đức, có lẽ không có người Việt nào khác đã nhiều lần nhìn trại giam Đức từ bên trong như tôi. Nghề tay trái của tôi là phiên dịch tuyên thệ cho tòa án và cảnh sát nên thường xuyên vào trại giam để dịch các cuộc lấy khẩu cung của người Việt bị giam giữ. Hơn thế nữa, là quyết định viên độc lập của cơ quan liên bang trực thuộc Bộ nội vụ liên bang Đức, trong gần ba thập kỷ qua, tôi đã vô số lần vào trại giam ở những tiểu bang khác nhau để phỏng vấn người xin tị nạn chính trị đến từ châu Âu, châu Á và châu Phi. Nhiều người sau khi ra tù đều khen nhà tù Đức sạch sẽ, rộng rãi. Họ có lý, nhưng đó không phải là tiêu chuẩn phổ quát để đánh giá điều kiện nhà tù rồi quy kết vấn đề nhân quyền ở các quốc gia khác.

Nhiều người nước ngoài nộp đơn xị tị nạn đã khai rằng ở quê nhà, đặc biệt ở châu Phi bị ngược đãi vì điều kiện sống trong tù quá tồi tệ. Về vấn đề này, đã từ lâu, tòa án Đức đã có quyết định mang tính nguyên tắc: Khi nhìn nhận điều kiện sống trong tù, phải cân nhắc các vấn đề liên quan đến điều kiện khí hậu và mức sống của mọi người dân của quốc gia nơi mà người di cư đó đã sinh sống. Điều đó có nghĩa là tù nhân không thể yêu cầu điều kiện sống „sướng“ hơn so với đại đa số dân thường của quê mình. Trong trại giam của Đức, vào mùa đông có lò sưởi hoạt động, nhưng đó là chuyện bình thường bởi vì tất cả nhà dân cũng có hệ thống lò sưởi. Nhưng vào mùa hè, có những ngày Đức nhiệt độ lên tới 39-40°C. Vào những ngày đó các buồng giam ở Đức cũng nóng nực như lò nướng bánh mỳ và tù nhân không có quyền đòi hỏi lắp máy lạnh như trong các khách sạn hạng sang.

Tôi chưa bao giờ vào nhà tù ở Việt Nam, nhưng tôi có thể tưởng tượng sự nóng nực như thế nào trong những ngày qua. Sinh ra và lớn lên ở khu vực phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, nên tôi biết rất rõ, ở đó cái nắng nóng, đặc biệt trong ngày có gió Lào, nó hành hạ con người như thế nào. Có lẽ người dân làm nghề sản xuất muối quê tôi là những người bị „tra tấn“ nhiều nhất. Là chiến sĩ quân giải phóng miền Nam, từ 1972 đến cuối 1974, tôi thường xuyên đóng quân ở các bãi cát ven biển của huyện Triệu Phong, thí dụ khu vực bãi cát ở phía Nam của cảng Cửa Việt, tôi và đồng đội sống trong những cái lều lợp tôn Mỹ nên bị „hành hạ“ không chỉ bởi gió Lào mà còn bị tấn công bởi các „binh đoàn“ con bọ chét.

Tuần nào tôi cũng gọi điện thoại nói chuyện với mẹ tôi đang sống ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa và mấy tuần qua bà đều kêu ca, nóng quá không muốn ăn và không thể ngủ được. Mẹ tôi nói, nhà có lắp máy lạnh, nhưng mẹ không thể suốt ngày đêm ở gian nhà có máy lạnh, thường thì mẹ mở tung cửa sổ và trải chiếu để nằm dưới nền nhà.

Là một người biết điều kiện khí hậu Việt Nam mà LS Ngô Ngọc Trai đưa ra những kết luận mang tính kết tội đất nước mình thì ông ta đúng là người có thói đạo đức giả. Việc dùng những lời lẽ mang tính vu khống của ông đáng phải bị lên án.

Ảnh minh họa: Trại giam Moabit ở Berlin được xây dựng vào những năm 1877-1881, ngày nay là một nhà tù khép kín, chịu trách nhiệm giam giữ nam giới trưởng thành từ 21 tuổi để thực hiện tạm giam trước khi xét xử và giam giữ dẫn độ.

Nguồn ảnh:

2 nhận xét:

  1. Không biết từ bao giờ lại so sánh phòng giam với phòng khách sạn. Phòng giam dành cho những người trả giá vì tội lỗi của mình, để răn đe thì lại so sánh với những điều kiện dành cho người tư do, không ai có thể chạy theo những nhu cầu ngoài cơ bản của họ hết

    Trả lờiXóa
  2. Phòng giam là dành cho những người trả giá cho tội lỗi mà chính mình gây ra vậy mà lại đem ra so sánh với phòng khách sạn. Không ai có thể chạy theo được những nhu cầu không chính đáng ấy cả đâu. Thật là vớ vẩn khi so sánh như vậy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog