Chia sẻ

Tre Làng

Phản ứng chuyên sâu vụ bà Phương Hằng Lò Vôi và VOV

Sắp đến ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Luật sư Đặng Bá Kỹ đã có bài viết phân tích về sử dụng ngôn từ trên báo chí của Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam). Trelangblog xin chép về cho anh em đọc để có thêm một góc nhìn.

***

TỪ VIỆC MỘT TỜ BÁO NÊU VẤN ĐỀ CẦN XỬ LÝ NGHIÊM LIÊN QUAN HÀNH VI LIVESTREAM CỦA BÀ HẰNG: THỰC NGHIỆM VỀ PHẢN CHỨNG CHUYÊN SÂU!

Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) vừa đăng tải Bài viết với tiêu đề “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm” – Một bài báo mà từ tiêu đề đến nội dung, cho thấy thông điệp rõ ràng của người viết (Tức là mục đích mà bài viết muốn hướng tới được nhận diện rất rõ); Tuy nhiên, các luận điểm được đưa ra nhằm thể hiện thông điệp đó, lại hết sức mơ hồ, từ cầu từ, ngôn ngữ đến luận chứng. Khiến cho Người đọc, cảm thấy như đang được nghe kể một câu chuyện, hơn là đang đọc một bài viết báo chí về một vấn đề pháp lý xã hội.

Và để làm rõ cho đánh giá vừa nêu, trong Bài viết này, bà con ta sẽ thực nghiệm chuyên sâu hơn một chút và khoa học phản chứng - Gọi là chuyên sâu hơn, vì trong bài viết gần đây, liên quan đến Hoài Linh, thì bà con ta đã được tiếp cận với phạm trù phản chứng này rồi. 

Xin lưu ý và nhận mạnh rằng: Bài viết này, chúng ta không phân tích, không đánh giá những phát ngôn của Bà Hằng là đúng hay sai, là nên hay không nên, mà chúng ta chỉ phản chứng lại một số đánh giá của các Chủ thể khác về phát ngôn của Bà Hằng: Đây là hai vấn đề khác nhau! Hiểu nôm na: Giống như khi có một vụ án mạng, nạn nhân bị tử vong, nhưng không tìm thấy bất kỳ một vết thương hở nào trên người nạn nhân - Do đó, nếu bên Khống nói rằng, nạn nhân bị tử vong là do bị dao đâm; Thì bên Biện chỉ cần phản chứng rằng, việc khẳng định nạn nhân tử vong do bị dao đâm là sai, vì kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy không có bất kỳ vết thương hở nào trên Người nạn nhân, còn việc nạn nhân bị tử vong do đâu, bên Biện không cần nói ra ở giai đoạn này. Hay nói cách khác, phản chứng là bác bỏ, nhưng không chỉ dẫn - Trong bài viết này, chúng ta cũng đi theo phương thức đó.

1. Từ ngữ/Câu chữ trọng tâm và trung tâm nhất của bài báo chính là cặp từ “Lệch chuẩn - Xử lý” - Tức là vì bài báo cho rằng, phát ngôn của bà Hằng lệch chuẩn, nên cần phải xử lý. Tuy nhiên, thế nào là lệch chuẩn, và tại sao lại lệch chuẩn thì bài báo không hề diễn giải, giải thích, hay định nghĩa. Từ đó, chúng ta có cơ sở để khẳng định bài báo có ngôn từ gây khó hiểu, không mô tả đúng sự việc. Rõ ràng, lệch chuẩn không phải là ngôn từ pháp lý, càng không phải là ngôn ngữ quy tắc trong trường hợp này, vì một khi đã nói đến lệch chuẩn, thì trước đó phải có quy chuẩn rồi, mới có cơ sở để xác định là lệch hay không lệch (Tức là phải có đối tượng để so sánh). Còn nếu Ai đó giải thích dưới góc độ xã hội, cuộc sống, rằng lệch chuẩn tức là phát ngôn thiếu mẫu mực, thiếu văn hóa - Nếu như vậy, thì không được dùng cụm từ “Xử lý” tiếp sau đó, vì một khi muốn “Xử lý” bằng chế tài pháp luật, thì phải xác định có vi phạm pháp luật hay không, mà đã vi phạm pháp luật, thì phải mô tả được hành vi vi phạm, đúng với quy định của pháp luật (Chẳng hạn như sai sự thật, bịa đặt, vu khống…), mà không phải dùng một thuật ngữ “Phi pháp lý”. Tóm lại, khi dùng những thuật ngữ khác xa nhau, trong những bối cảnh không giống nhau, để diễn đạt một vấn đề, thì giải thích đằng nào cũng sẽ bị phản chứng.

2. Thực ra, cũng chưa hẳn là người viết bài báo, thiếu kiến thức hay nghèo nàn về ngôn từ, mà dẫn đến hiện trạng như trên, nhưng có thể vì nhiều lý do, vì quy tắc nghề nghiệp, đặc biệt là tránh bị đối phương kiện ngược lại, nên họ không dám dùng những từ ngữ có tính pháp lý (Chẳng hạn như phát ngôn sai sự thật, bịa đặt, vu khống…) mà thay vào đó, họ dùng một từ “Né tránh” là lệch chuẩn - Nhưng nếu như vậy, cũng có nghĩa rằng, chính Họ (Người viết bài báo) cũng không chắc chắn rằng, hành vi của Bà Hằng có phải là vi phạm, là sai phạm hay không, và sai phạm đến mức độ nào, vì không chắc chắn nên không dám dùng ngôn từ pháp lý để diễn đạt - Mà đã là như vậy, thì đó chính là chỉ dấu, để Người ta có quyền hoài nghi rằng, nội dung của bài báo, cũng chỉ thể hiện góc nhìn xã hội của riêng một vài Chủ thể nào đó, mà đó không phải là một thông điệp pháp lý.

3. Một câu văn đa nghĩa khác được sử dụng: “Đã đến lúc cần xử lý nghiêm” – Câu văn khẳng định này, nó khiến cho Người ta hiểu theo nhiều thiên hướng, có thể bao gồm: Trước đây đã xử lý nhưng chưa nghiêm (Nếu hiểu theo nghĩa này, sẽ gây ảnh hưởng đến Cơ quan thực thi pháp luật, vì có hàm ý rằng xử lý không nghiêm, tức không đúng pháp luật); Hoặc có thể hiểu: Trước đây chưa đủ căn cứ để xử lý, còn giờ đã đến lúc để xử lý - Nếu hiểu theo cách này, có nghĩa rằng, Bà Hằng đã vừa mới có một phán ngôn nào khác, thuộc dạng “Khủng” hơn những phát ngôn trước đây đủ để tạo nên căn cứ pháp lý làm cơ sở xử lý, nhưng đó là phát ngôn nào, thì bài báo không hề viện dẫn, cho nên cũng không có giá trị pháp lý gì cả (Và thực tế, thì cả quá trình, các phát ngôn của Bà Hằng cũng đều như vậy, thậm chí, từ khi được nhắc nhở đã có phần cẩn trọng hơn).

4. Ngoài ra trước đây, cũng có một vài “Chuyên gia” khuyến nghị rằng, Bà Hằng có phát ngôn xúc phạm Nghệ sĩ khi nói rằng: “Nghệ sĩ tụi bay là…” nên các Nghệ sĩ có thể kiện này kia - Thực ra đó là xúi dại! Vì trừ những Người được Bà Hằng nêu đích danh sau này, thì những câu nói chung chung đó, không đủ cơ sở để khẳng định Bà Hằng nhắm đến ai, dù người ta có thể ngầm hiểu, nhưng đó chỉ là phỏng đoán, mà không có căn cứ, bởi cụm từ “Nghệ sĩ tụi bay là…” không đồng nhất với cụm từ “Nghệ sĩ là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đó có thể là Nghệ sĩ Pháp, Mỹ, Tàu… Cho nên nếu ai tự nhận vơ về mình, đó chỉ là có tật giật mình.

5. Cuối cùng - Cũng là phản chứng quan trọng nhất! Có thể thấy, trên mạng, Người có phát ngôn như Bà Hằng không ít, nếu không muốn nói là rất nhiều, nhiều người thậm chí là chửi còn banh tanh lồng hơn Bà Hằng, khái niệm thánh chửi đã có từ lâu, nên mới có thuật ngữ “Giang hồ mõm”, cũng có Nữ diễn viên bán hàng trên mạng đã chửi tục từ mấy năm nay.

Vậy tại sao, bài báo này lại chỉ đặt vấn đề xử lý nghiêm với Bà Hằng?! 

Tại sao Bà Hằng lại được “Ưu ái” hơn như vậy?! 

Mọi giải thích trong trường hợp này chẳng hạn như Bà ấy là Doanh nhân, giàu có, thu hút đông đảo này kia, đều không được chấp nhận, thậm chỉ những lời giải thích theo kiểu như vậy, là trái luật. Bởi, trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng như nhau, không phân biệt dân tộc, giới tích, màu da, sang hèn, địa vị xã hội… Cùng những hành vi như nhau, phải chịu chế tài pháp lý giống nhau. Chính vì thế, việc chỉ nhắc đích danh ngay tiêu đề tên Bà Hằng (Thay vi khéo léo hơn thì có thể đặt tiêu đề mang tính chung phổ quát, còn trong bài mới viện dẫn vài trường hợp) – Khiến người ta có quyền hoài nghi về tính khách quan của bài báo, là nguyên tắc hoạt động của báo chí.

***

Một sự việc, hiện tượng - Nếu nó đẩy Công chúng về hai bên “Chiến tuyến” vì có mâu thuẫn với nhau về quan điểm, và số lực lượng ủng hộ cả hai bên đều đông đảo ngang bằng nhau. Thì việc đánh giá sự việc, hiện tượng đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật hay không, phải hết sức thận trọng, chính xác, khách quan công tâm, vì có như vậy, thì việc xử lý vấn đề đó, mới đảm bảo tính thuyết phục, nhận được sự ủng hộ đông đảo của Công chúng, và không để lại những hệ lụy. Cũng chính vì thế, báo chí, nhất là những trang báo chính thống thuộc về Cơ quan nhà nước, khi đặt vấn đề, cũng như việc thể hiện nội dung phải hết sức khéo léo, tránh sự công kích, mang tính “Chỉ mặt đặt tên”, dễ dẫn đến những hệ quả tiêu cực ngoài ý muốn. Tất cả Bà con ta, ai cũng muốn có một không gian mạng “sạch sẽ” văn minh - Tuy nhiên, sự văn minh đó, chỉ có thể đạt được, khi việc xử lý và giải quyết mọi vấn đề cũng cần phải văn minh, bao gồm cả lĩnh vực truyền thông.

Luật sư: Đặng Bá Kỹ

4 nhận xét:

  1. Thứ nhất, khi bà Hằng hứa với Sở Thông tin-Truyền thông TPHCM, sau đó lại chuyển địa điểm livestream về Bình Dương, tức là nơi mà việc quản lý Nhà nước về thông tin-truyền thông thuộc Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Bình Dương. Như vậy có thể thấy bà ấy muốn lách qua lời hứa của chính mình.Thứ hai, những ngôn từ bà Hằng sử dụng như đã nói ở trên, dù có căn cứ tới đâu nếu những đối tượng bị bà này phê phán là sai thì đối tượng đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ bà Hằng không thể nhân danh cái gì để mà lên án, ví von người này, người kia với những ngôn từ mang tính miệt thị, nhục mạ như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Đài Tiếng nói Việt Nam, hay còn gọi là Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam ( VOV), là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đài có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
    Thế nhưng khi đám "nghệ sỹ giang hồ" kéo bè kéo phái đòi đâm chém người khác thì báo điện tử VOV ở đâu? Khi các "nghệ sỹ" văng tục chửi bậy, livestream bán hàng giả kém chất lượng thì báo điện tử VOV làm gì?

    Trả lờiXóa
  3. Mong rằng cô Hằng tiết chế hơn trong cách dùng từ và sắp tới hãy phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ những sai phạm của các cá nhân khác sự văn minh đó, chỉ có thể đạt được, khi việc xử lý và giải quyết mọi vấn đề cũng cần phải văn minh, bao gồm cả lĩnh vực truyền thông. Nói chung là giờ cứ theo đúng luật mà làm thôi. Ai sai trước pháp luật sẽ rõ


    Trả lờiXóa
  4. sự văn minh đó, chỉ có thể đạt được, khi việc xử lý và giải quyết mọi vấn đề cũng cần phải văn minh, bao gồm cả lĩnh vực truyền thông. Thực ra đặt vấn đề trực tiếp nhưng biện luận lại gián tiếp thì sẽ ít nhiều gây ra những sự hiểu lầm nhất định cho người đọc Phản biện nếu không chuẩn xác và phù hợp thì rất dễ gây phản ứng ngược, hãy luôn nhớ điều đó!


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog