Chia sẻ

Tre Làng

Xả súng tại nhà thờ Mỹ, 3 người thương vong

Tối hôm 16/6, một vụ xả súng đã nổ ra tại nhà thờ ngoại ô Birmingham, bang Alabama (Mỹ), khiến một người thiệt mạng và hai người khác bị thương.

Sở cảnh sát Vestavia Hills cho hay đơn vị đã nhận được điện thoại báo một kẻ cầm súng tấn công nhà thờ St. Stephens Episcopal vào 18h22 tối. Vào thời điểm đó, nhà thờ đang tổ chức một bữa tiệc tối với sự tham gia của nhiều người.

Trong cuộc họp báo tối cùng ngày, Cảnh sát trưởng Shane Ware thông báo tổng cộng 3 nạn nhân bị bắn. Một nạn nhân đã tử vong trong khi hai người còn lại bị thương và đang được điều trị ở bệnh viện.

Ông Ware từ chối cung cấp thông tin về danh tính nghi phạm cũng như chi tiết những gì đã xảy ra tại nhà thờ trong thời điểm vụ xả súng diễn ra và mức độ thương tích của các nạn nhân. 

Cảnh sát và nhân viên cấp cứu ứng phó vụ xả súng tại nhà thờ St.Stephen's Episcopal.

Vụ xả súng trên xảy ra không lâu sau khi tờ USA Today ngày 10/6 đưa tin ít nhất 3 người thiệt mạng và 3 người bị thương trong vụ xả súng tại một cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị dùng trong ngành sản xuất bê tông ở thị trấn Smithsburg, hạt Washington, bang Maryland (Mỹ).

Trước đó đã xảy ra 3 vụ xả súng đẫm máu tại Mỹ từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6. Vụ đầu tiên là tại một siêu thị ở thành phố Buffalo (bang New York) ngày 14/5 làm 10 người thiệt mạng, tiếp đến là tại trường tiểu học ở Uvalde (bang Texas) ngày 24/5 lấy đi 21 mạng người và sau đó là vụ tại bệnh viện ở Tulsa (bang Oklahoma) ngày 1/6 làm 4 người thiệt mạng.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã cảnh báo nguy cơ bạo lực súng đạn hiện đang ở mức cao và có liên quan tới các sự kiện chính trị-xã hội lớn của nước Mỹ.

Theo cảnh báo này, những nơi tụ tập công cộng, các nhà thờ hay giáo đường, nơi có nhiều nhóm dân cư thiểu số thường là mục tiêu mà các hung thủ xả súng hay nhắm tới.

Sau những vụ xả súng như trên, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi quốc hội cấm vũ khí tấn công, tăng cường kiểm tra lý lịch và thực hiện thêm các biện pháp kiểm soát súng đạn khác nhằm ngăn chặn các vụ xả súng đang làm nước Mỹ rúng động.

25 nhận xét:

  1. Ngày 11/6 vừa qua, hàng nghìn người Mỹ đã xuống đường nhằm kêu gọi Chính phủ Mỹ cần có những biện pháp thiết thực để giải quyết vấn nạn bạo lực súng đạn tại nước này. Cuộc biểu tình do tổ chức March for Our Lives (MFOL) được thành lập bởi những học sinh sống sót sau vụ thảm sát năm 2018 tại một trường trung học ở Parkland, Florida phát động để yêu cầu các nhà lập pháp thông qua đạo luật hạn chế súng đạn

    Trả lờiXóa
  2. Các vụ xả súng đã thúc đẩy các cuộc tranh luận về bạo lực súng đạn tại Mỹ. Người dân Mỹ có kêu gào như dân chủ, nhân quyền của mình như thế nào rồi sẽ chẳng ai được giải quyết. Tuy nhiên, hy vọng về một đạo luật kiểm soát súng cấp liên bang vẫn rất mong manh, do sự phản đối của đảng Cộng hòa đối với bất kỳ hạn chế vũ khí nào.

    Trả lờiXóa
  3. Nhân quyền là vì sao? Để có những thứ nhân quyền khác thì quyền cơ bản đầu tiên của mỗi con người là được sống và phải sống đã thì mới hưởng thụ được các quyền con người khác. Nhưng rất nhiều em học sinh Mỹ đến trường không nghĩ đây sẽ là buổi học cuối cùng của cuộc đời mình, nhiều bà nội trợ không nghĩ rằng đây là buổi đi siêu thị cuối cùng của cuộc đời mình, nhiều cặp đôi không nghĩ rằng đây là buổi đi chơi, đi xem phim cuối cùng của cuộc đời mình.

    Trả lờiXóa
  4. Những nạn nhân chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã nằm xuống một cách rất đau lòng rồi. Công dân Mỹ có thể tự hào Chính phủ bảo hộ họ rất tốt khi ở nước ngoài, không ai dám động vào công dân Mỹ nhưng ở trong nước, tính mạng của họ mỏng như 1 tờ giấy, sẵn sàng bị 1 viên đạn lạc nào đó xuyên qua.

    Trả lờiXóa
  5. Bởi thứ chính quyền đó, bởi thứ quan chức đó đang bị điều khiển, chi phối bởi các tập đoàn vũ khí của Mỹ. Họ nhân danh nhân quyền, nhân danh văn hóa súng đạn của Mỹ để trì hoãn những biện pháp hữu hiệu trong quản lý súng đạn hơn.

    Trả lờiXóa
  6. Trong nhiệm kỳ tổng thống, người có bàn tay ấm áp, người đạt giải Nobel hòa bình như Obama đã phải khóc đến 3 lần trước truyền thông khi nghe tin về một vụ xả súng nào đó, khi bất lực khi các biện pháp quản lý chặt chẽ súng đạn do Tổng thống Mỹ đưa ra bị bác bỏ. Nguyện vọng của người dân, quyền lực của Tổng thống Mỹ, tính mạng của hàng trăm ngàn nạn nhân không bao giờ bằng những đồng đô la xanh mát rượi được.

    Trả lờiXóa
  7. Phong trào phản đối bạo lực súng đạn đang lên cao trên khắp nước Mỹ. Thế nhưng, nhiều người cho rằng phong trào này vẫn thiếu hiệu quả và cuối cùng cũng sẽ chỉ đem lại một cảm giác như đã từng xảy ra trước đây: Mệt mỏi!

    Trả lờiXóa
  8. Phản ứng của người dân Mỹ là hoàn toàn có thể hiểu được khi chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần đã xảy ra 5 vụ xả súng, khiến 37 người thiệt mạng. Vụ xả súng tại trường tiểu học Robb ở Uvalde, Texas khiến người ta ghê rợn khi phần lớn nạn nhân là trẻ em, gợi nhớ thảm kịch cách đây đúng 10 năm (2012) cũng xảy ra tại một trường tiểu học ở bang Connecticut (Sandy Hook)

    Trả lờiXóa
  9. Trước thực tế leo thang bạo lực súng đạn trong thời gian vừa qua, các đảng viên đảng Dân chủ, bao gồm cả Tổng thống Joe Biden, kêu gọi các nhà lập pháp thông qua luật về mua bán súng đạn theo hướng siết chặt hơn nữa. Những đề xuất điều chỉnh mới đã được đưa ra (trong đó có việc hạn chế bán các hộp tiếp đạn số lượng lớn), nhưng với một Thượng viện chia rẽ như hiện nay, không ai dám chắc về số phận của những đề xuất mới này.

    Trả lờiXóa
  10. Cần tăng cường an ninh tại tất cả các trường học, đảm bảo cho các trường học cũng được bảo vệ như tòa thị chính, với sự hiện diện của cảnh sát, hàng rào kiểm tra an ninh và duy trì “một điểm ra vào duy nhất” đối với mỗi trường. Đây cũng là quan điểm cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ. Theo ông, phải tạo lập một “hàng rào bên ngoài thật mạnh

    Trả lờiXóa
  11. súng đạn hiện đang được tuồn qua lại giữa các tiểu bang. Theo Kris Brown, Chủ tịch tổ chức vận động ủng hộ kiểm soát súng đạn Brady, hầu hết súng đạn tìm thấy ở hiện trường các vụ án ở Chicago đều có xuất xứ từ những tiểu bang có luật kiểm soát súng lỏng lẻo.

    Trả lờiXóa
  12. Trong động thái mới nhất liên quan đến nỗ lực kiểm soát súng đạn tại Mỹ, Thống đốc bang New York vừa ký 10 dự luật nhằm thắt chặt kiểm soát súng đạn, trong đó nâng độ tuổi tối thiểu được phép mua súng trường bán tự động từ 18 lên 21 tuổi.

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Vậy điều gì khiến người dân Mỹ luôn phải ám ảnh với nạn bao lực súng đạn và tại sao chính phủ Mỹ vẫn chưa thể tìm ra được giải pháp hữu hiệu nhất hạn chế tối đa những vụ việc đau lòng này xảy ra? Rõ ràng ngoài những yếu tố và động cơ liên quan tới từng cá nhân những kẻ sát nhân thì việc luật pháp Mỹ cho phép người dân được quyền sở hữu súng đạn một cách tự do cũng là một nguyên nhân chính khiến cho những vụ xả súng hàng loạt dễ dàng xảy ra hơn.

    Trả lờiXóa
  15. Mặc dù nhiều người cho rằng việc sở hữu súng đạn là quyền Hiến định và đó là việc cần thiết để tự bảo vệ mình, song với số lượng súng đạn “khủng” như vậy trôi nổi trong xã hội thì hậu quả có thể xảy ra là không thể lường hết được, đặc biệt là nếu những khẩu súng đó được sở hữu bởi những kẻ tâm thần hay có động cơ man rợ thì những vụ thảm sát là điều khó tránh khỏi.

    Trả lờiXóa
  16. Chính phủ và giới chính trị thượng tầng Mỹ vẫn luôn nhận thức rõ về những hệ lụy khi không thể kiểm soát được việc sở hữu súng đạn tự do trong dân chúng, thậm chí trong nhiệm kỳ của mình, cựu Tổng thống Barack Obama đã từng nhiều lần đề cập đến vấn đề này, đồng thời kêu gọi Quốc hội ban hành luật kiểm soát súng đạn khi những vụ thảm sát liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên, mỗi khi vấn đề này được đưa ra thì luôn vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phe nhóm chính trị hùng mạnh ủng hộ việc sở hữu vũ khí, đặc biệt là trong Đảng Cộng hòa, được chống lưng bởi Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA).

    Trả lờiXóa
  17. Cần phải nhớ rằng ngành công nghiệp súng đạn có ảnh hưởng vô cùng to lớn trong nền chính trị nước Mỹ và NRA là một trong những tổ chức vận động hành lang giàu thế lực nhất nước Mỹ. Mỗi khi chính phủ có ý định đưa ra thảo luận vấn đề kiểm soát súng đạn là ngay lập tức NRA và các nhóm đồng minh lại mở chiến dịch vận động dữ dội để cản trở việc Quốc hội và các bang ở Mỹ thông qua luật hạn chế súng đạn. Thậm chí họ còn lập luận rằng để ngăn chặn một kẻ xấu có súng thì mỗi người tốt cần phải trang bị cho mình một khẩu súng.

    Trả lờiXóa
  18. Mặc dù sở hữu súng đạn đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của nước Mỹ và rất nhiều người Mỹ tự hào với việc mình sở hữu súng đạn, song trước những vụ xả súng liên tục xảy ra trong thời gian gần đây, đặc biệt là vụ việc đẫm máu ở Las Vegas thì nhiều người cũng phải thừa nhận bạo lực súng đạn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng bậc nhất của nước này.

    Trả lờiXóa
  19. Chừng nào nước Mỹ chưa thể thay đổi được chính sách kiểm soát súng đạn thì các vụ xả súng tràn lan vẫn là nguy cơ hiện hữu mà bất cứ ai sinh sống trên lãnh thổ Mỹ cũng phải đối mặt.

    Trả lờiXóa
  20. Súng đạn đang thực sự là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội Mỹ, bởi những vụ xả súng đã vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách. Nạn nhân thiệt mạng hoặc bị thương là những người vô tội lên tới hơn 100.000 người mỗi năm, trong đó có hơn 7.000 trẻ em.

    Trả lờiXóa
  21. Trung bình hàng năm, bạo lực súng đạn ở Mỹ gây tổn thất trên 229 tỷ USD, trong đó 8,6 tỷ USD chi phí liên quan tới việc cầm tù dài hạn những người có khả năng tấn công và sát thương bằng súng, 221 tỷ USD để chữa trị, ổn định cuộc sống của các nạn nhân bị thương và mai táng những người thiệt mạng.

    Trả lờiXóa
  22. Muốn thay đổi thực trạng, cần phải siết lại khâu sở hữu súng, theo hướng ràng buộc và khó khăn hơn. Nông dân cần súng để kiểm soát, bảo vệ vật nuôi. Người săn bắn có thể sử dụng súng cho mục đích thể thao, giải trí. Nhưng mỗi khẩu súng phải được cấp phép và đăng ký.

    Trả lờiXóa
  23. Ở Mỹ, quy định kiểm soát ngặt nghèo súng đạn theo hướng trên là điều gần như không thể. Tu chính án số hai trao quyền cho dân Mỹ được sở hữu vũ khí. “Vì một lực lượng dân quân quy củ là cần thiết cho an ninh của một đất nước tự do, quyền của người dân được nắm giữ và mang vũ khí sẽ không thể bị xâm phạm” - Tu chính án này nêu rõ.

    Trả lờiXóa
  24. Hiệp hội súng trường Mỹ (NRA) là một tổ chức có sức nặng chính trị lớn, luôn đi đầu trong việc dẫn giải Tu chính án thứ hai. Các chính trị gia bày tỏ ý định hạn chế, kiểm soát súng sẽ phải đối mặt với phản ứng từ cử tri ủng hộ NRA. NRA tiến hành chấm điểm các chính khách này dựa trên mức độ ủng hộ của họ đối với việc sở hữu và sử dụng súng đạn. Trong các cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, rất ít ứng cử viên dám ra mặt phản đối NRA.

    Trả lờiXóa
  25. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ là quốc gia có thu nhập cao chết chóc nhất thế giới. Họ có luật súng lỏng lẻo nhất. Súng ‘chảy’ ở đất nước này như nước. Đó là lý do tại sao hết vụ xả súng giết người hàng loạt này đến vụ xả súng giết người hàng loạt khác

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog