Chia sẻ

Tre Làng

Trưởng Ban Nội chính Trung ương: Kiểm soát quyền lực chính là để ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực

Theo ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực. Cho nên kiểm soát quyền lực chính là ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc

Sáng 5/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc trình bày chuyên đề “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Một điểm được ông Trạc nhấn mạnh tại nghị quyết này là việc yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo ông Trạc, đây là lần đầu tiên trung ương đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước theo nguyên tắc, mọi quyền lực đều được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn. Lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm, xử lý vi phạm.

“Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực. Cho nên chúng ta kiểm soát quyền lực chính là ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực”, ông Trạc nêu.

Trưởng Ban Nội Chính Trung ương đồng thời cũng nhấn mạnh việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ phối hợp và tự kiểm soát bên trong từng cơ quan cũng như giữa các cơ quan với nhau, giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới và cấp trên. Quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp và của cơ quan tư pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, lập pháp.

"Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức để "không cần" tham nhũng, tiêu cực. Đương nhiên việc này góp phần quan trọng thôi chứ không chấm dứt được bởi những người tham nhũng vừa rồi là những người giàu. Người giàu mà họ tham nhũng lớn”, ông Phan Đình Trạc nêu

Thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình công khai minh bạch trong từng cơ quan nhà nước... Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Của Đảng là cơ quan kiểm tra, Nhà nước là cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ chế kiểm soát khác của các cơ quan tố tụng cũng như của nhân dân.

Điểm đáng chú khác được ông Trạc nêu ra là nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. “Thiết chế mới là như nào thì chúng tôi nghiên cứu 2 năm chưa ra”, ông Trạc cho biết.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng nhấn mạnh đến việc thực hiện “4 không” trong phòng, chống tham nhũng. Thứ nhất “không thể”, tức là hình thành cơ chế, chính sách pháp luật chặt chẽ để “không thể” tham nhũng.

Thứ hai, phát hiện xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để “không dám” tham nhũng, tiêu cực.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức để "không cần" tham nhũng, tiêu cực. “Đương nhiên việc này góp phần quan trọng thôi chứ không chấm dứt được bởi những người tham nhũng vừa rồi là những người giàu. Người giàu mà họ tham nhũng lớn”, ông Trạc nêu.

Cuối cùng, ông Trạc nhấn mạnh cần xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để “không muốn” tham nhũng.

10 nhận xét:

  1. kiểm soát quyền lực là kiểm soát được những hành vi lạm dụng quyền hạn và chức vụ, lợi dụng chức vụ và quyền hạn, trong thời buổi ngày nay, càng nhiều những cán bộ, lãnh đạo có dấu hiệu lạm quyền, dựa vào quyền lực của mình để thỏa mãn nhu cầu vụ lợi trái phép, đó là biểu hiện xấu mà xã hội hiện đại phải gánh chịu

    Trả lờiXóa
  2. Không chỉ đấu tranh PCTN trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Cái lợi ích kinh tế nó thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sốn

    Trả lờiXóa
  3. Quyền lực luôn có xu hướng bị “tha hóa”, dẫn đến “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực nếu không được kiểm soát. Hậu quả của “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực khác đã rất nguy hại, nhưng hậu quả của “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật lại nguy hại hơn rất nhiều, bởi vì nó tác động đến kiến trúc thượng tầng, ảnh hưởng rất sâu rộng đến xã hội, không dễ gì bị phát hiện và xử lý được

    Trả lờiXóa
  4. Việc nâng cao đời sống để cán bộ "không cần" tham nhũng chỉ đóng góp một phần vì những người tham nhũng vừa qua đều là người giàu. Hoàn toàn chính xác nhưng những CB giàu từ nguồn nào? Chắc chắn không từ đồng lương chân chính. Họ giàu từ những nguồn bổng lộc, quà biếu lại quả, tù các việc phê duyệt trong thẩm quyền. Chứ không có quyền thì làm sao giàu được.

    Trả lờiXóa
  5. Rất đúng- Lòng tham không đáy và sự tha hóa đạo đức khiến họ trở thành con thiêu thân không từ mọi thủ đoạn để làm giàu bất chính. Công khai rộng rãi tài sản của cán bộ, cũng như Giải trình được nguồn gốc tài sản dù chỉ phạm tội một lần cũng là phương cách hữu hiệu để cán bộ không dám tham nhũng. Cán bộ - Công chúc - Viên chức là chủ thể pháp luật đặc biệt, có quyền lực hơn công dân, vì vậy cũng nên được luật pháp có quy định đặc biệt về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi khác với chủ thể công dân.

    Trả lờiXóa
  6. Bịt lỗ hổng để không thể tham nhũng là việc không tưởng, không muốn tham nhũng thì chỉ có rất ít người. Theo tôi yếu tố quan trọng nhất vẫn là làm sao cho họ không dám tham nhũng, muốn vậy cần đưa vào luật là những ai tham nhũng sẽ bị tịch thu toàn bộ tài sản của vợ, chồng, con, cháu và bỏ tù người tham nhũng. Chỉ cần vậy thôi là tham nhũng sẽ giảm ngay.

    Trả lờiXóa
  7. Phòng tham nhũng thì phải giám sát chéo. Ví dụ: Quân đội giám sát công an, công an giám sát thanh tra, thanh tra giám sát giao thông, giao thông giám sát xây dựng... Giáo dục giám sát quân đội. Giám sát quay vòng theo từng cấp, mỗi cấp một bộ phận chuyên trách. Phát hiện sai phạm báo thẳng về ubkt tw. Còn việc chống tham nhũng: cần có chế tài hình sự tăng nặng hình phạt gấp đôi dân thường, không có tình tiết giảm nhẹ. Đối với tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, giao thông tăng mức xử phạt gấp 3.

    Trả lờiXóa
  8. Không khó trong phòng chống tham nhũng: 1. Phạt nặng hay tù chung thân, thậm chí tử hình đối với nạn tham nhũng. 2. Nâng lương cán bộ công chức đảm bảo cuộc sống (cán bộ nghèo thì nhiều lắm, tham nhũng vặt thi nhiều, còn tham nhũng lớn thì giàu). 3. Xem lại công tác cán bộ, bỏ điều động mà thay vào đó là thi tuyển công bằng. Còn nữa, mà bấy nhiêu đó thôi là tốt quá rồi. Chúng ta cần đặt câu hỏi: Tại sao đối tác Nhật bản vào làm các dự án ODA, họ không dám nhận phong bì? Vấn đề đã rõ.

    Trả lờiXóa
  9. Trước khi tham nhũng họ đều là những người giàu cả. Có ai biết họ giàu từ đâu không? Bao nhiêu phần trăm do Cha mẹ để lại tài sản, nhà cửa, đất đai; vợ kinh doanh, đầu tư ; trúng số. Còn lại bao nhiêu phần trăm cũng chính từ tham ô, tham nhũng mà giàu có ( không bị phát hiện)? Không biết được con số phần trăm này, cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không bao giờ thành công.

    Trả lờiXóa
  10. Việc kiểm soát quyền lực trong Đảng hiện nay là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và chính nó là yêu cầu quan trọng tác động đến sự tồn vong của chế độ. Những kẻ lạm quyền, tham nhũng đều là những kẻ có trong tay chức quyền, địa vị, có trong tay những quyền sinh quyền sát...do vậy, cần thiết phải ban hành Luật, ban hành các cơ chế cũng như Ủy ban giám sát luôn là yêu cầu cần thiết

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog