Chia sẻ

Tre Làng

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nói từng bị tâm thần

Tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu”, sau phần HĐXX và đại diện Viện Kiểm sát xét hỏi, sáng ngày 14/7, Luật sư đã xét hỏi bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế.

Kiên là người bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng trong số 21 bị cáo bị truy tố tội “Nhận hối lộ” theo khoản 4, Điều 354 Bộ Luật Hình sự.

Luật sư có viện dẫn bút lục ghi nhận Kiên đã từng đi điều trị bệnh lý liên quan đến tâm thần trong giai đoạn năm 2022.

Theo khai nhận của Phạm Trung Kiên, vào đầu năm 2022, bị cáo này từng bị mắc Covid-19 với thể trạng nặng cộng với lo sợ về việc hành vi bại lộ nên xuất hiện bệnh lý về tâm thần.

“Tôi bị nhiễm Covid-19 thể rất nặng phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và phải nằm viện thời gian dài. Hơn nửa trong thời gian mắc bệnh, vụ án đang được điều tra, khởi tố nên bị cáo rất lo lắng, nhất là khi tìm hiểu quy định của pháp luật thì biết tội nhận hối lộ với số tiền như tôi thì có mức hình phạt rất cao từ 20 năm, tù chung thân đến tử hình.

Tôi rất hoang mang lo lắng, nhiều khi chỉ muốn chết để nhẹ đầu. Do đó phải đi điều trị rối loạn tâm thần ở bệnh viện”, Kiên nói.

Liên quan đến việc nhận tiền của nhiều doanh nghiệp, về phần mình, Phạm Trung Kiên tiếp tục bác bỏ việc ép buộc các doanh nghiệp phải đưa tiền phải đưa tiền cho mình nhất là việc quy định về số tiền cụ thể phải đưa.

"Các doanh nghiệp chủ động tìm đến, tự đưa ra mức chi. Cũng có những doanh nghiệp hỏi thì bị cáo có nói: Chi cho các Bộ khác như thế nào thì mình nhận như thế. Bị cáo hoàn toàn không chủ động ép buộc doanh nghiệp nào", Kiên giải thích về việc nhận hơn 42,6 tỷ đồng.

Trái ngược, nhiều doanh nghiệp đều khẳng định có việc Kiên chủ động liên hệ yêu cầu đưa tiền và đưa ra mức chi cụ thể.

Điển hình như bị cáo Đào Minh Dương - Chủ tịch Công ty Vijasun, khai nhận ngay trước đó Phạm Trung Kiên đã chủ động ép buộc bị cáo và nhiều doanh nghiệp khác đưa tiền. Theo đó, Đào Minh Dương gặp Phạm Trung Kiên lần đầu vào tháng 9/2021 khi được Samsung và LG nhờ đến Bộ Y tế xin tiêm vắc xin cho công nhân làm việc.

"Tôi nhớ từng chi tiết, bị cáo Kiên quát bị cáo Lê Hồng Sơn ngay tại một phòng họp của Bộ Y tế, và dù không phải là quát thì cũng là nói to gấp rưỡi, yêu cầu phải chi mấy triệu một khách. Sơn nói như vậy cao, xin giảm còn 100 triệu đồng/chuyến. Nhưng Kiên vẫn kiên quyết đòi 150 triệu đồng/chuyến, đưa cho Kiên hay Vũ Anh Tuấn ở Cục Xuất nhập cảnh cũng được", Dương khai.

Sau đó để được cấp phép 17 chuyến bay, Dương đã bị Phạm Trung Kiên ép chuyển 150 triệu đồng/chuyến, phải chuyển tiền trước khi cấp phép.

"Tôi bị ép, công ty của tôi phải đưa tiền chứ tôi không muốn đưa. Cứ 8h sáng, khi tôi đến thang máy tòa nhà Lotte là Kiên gọi điện liên tục để đòi tiền. Khi đó đang dịch Covid -19, cấm nghe điện thoại trong thang máy nhưng Kiên gọi liên tục, tôi không nghe. Sau đó tôi yêu cầu nhân viên gọi lại cho Kiên để xem cần gì. Nhân viên báo lại anh Kiên muốn gặp anh và Kiên lại đòi tiền. Anh ta gửi ảnh văn bản chấp thuận cấp phép chuyến bay có chữ ký của Thứ trưởng Bộ Y tế và nói: Chuyển tiền thì có dấu", bị cáo Dương khai.

Nguồn Lê Mạnh Quốc
Người Đưa tin

14 nhận xét:

  1. Quan Nguyen20:59 14/7/23

    Nghe xong những lời khai của các bị cáo bị ép đưa tiền mới hiểu cái vụ chuyến bay giải cứu này tại sao được gọi là đại án rồi, toàn quan của Bộ mà gọi điện đòi tiền hối lộ trắng trợn, đã thế còn biến con dấu của bộ thành cái thìa xúc cơm cho phe của hắn ta, tên thư ký này chắc chắn được sự đồng thuận của cấp trên mới dám làm như vậy

    Trả lờiXóa
  2. đã thế bị cáo Kiên còn có hành vi gian lận khi nói đã chuyển hết số tiền cho các doanh nghiệp và được ghi là "trả nợ". Rồi còn có ý định muốn chết để thoát khỏi áp lực, nếu mà bị cáo không gây ra những tội phạm đó, để rồi phải chịu hình phạt trước pháp luật thì liệu bị cáo có thấy tội lỗi không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan Nguyen12:08 15/7/23

      Ông thư ký này gần như là trung chuyển của các gói tiền trong vụ chuyến bay giải cứu này nhỉ, từ khâu môi giới cho đến làm giá, nhận tiền hối lộ các kiểu, giờ vỡ ra tên này biết không thoát án nặng nên tìm đủ lý do để trốn tránh

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Tại tòa đã diễn ra đối chất giữa các bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội; Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên, cựu Trưởng Phòng 5 Cục An ninh điều tra - Bộ Công an và Nguyễn Thị Thanh Hằng, cựu Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Du lịch Bầu trời xanh (Công ty Blue Sky).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo cáo buộc, lo sợ bị xử lý hình sự, Nguyễn Thị Thanh Hằng đã nhờ và được Nguyễn Anh Tuấn giới thiệu gặp Hưng. Sau đó, Nguyễn Anh Tuấn nhận của Hằng 2,56 triệu USD rồi chuyển Hưng hơn 2,2 triệu USD để "chạy án" giúp Hằng cùng Lê Hồng Sơn, cựu Giám đốc Công ty Blue Sky. Tuy nhiên, việc này không thành.

      Xóa
    2. thấy hắn bảo là hắn đã từng có ý muốn chết, vì lí do sức khỏe sau đại dịch covid 19, thế thử hỏi xem nếu như hắn không có gây ra những vụ việc đó thì liệu tâm lý của hắn có bị ảnh hưởng đến nỗi phải nghĩ tới cái chết như này

      Xóa
  5. Giống như những lời khai trước, Hoàng Văn Hưng giữ nguyên thái độ kiên quyết kêu oan và khẳng định không nhận tiền như cáo trạng quy kết và bị "buộc tội mà không có chứng cứ nào". Cựu trưởng Phòng 5 cho biết những lần gặp gỡ Hằng đều do Tuấn "thiết kế" tại nhà ông này. Hưng khẳng định khi được Tuấn nhờ giúp đỡ chuyện của Hằng thì đều nói nên khuyên Hằng ra đầu thú. "Nhận thấy vận động được bà Hằng ra đầu thú sẽ giúp ích nhiều cho Cơ quan An ninh nên mới tiếp xúc. Bị cáo làm tất cả chỉ vì công việc chung" - bị cáo này khẳng định.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", cựu trưởng Phòng 5 cho rằng kết luận điều tra và cáo trạng truy tố đều buộc tội oan cho mình. "Buộc tội mà không có bất kỳ chứng cứ nào, chỉ dựa vào lời khai một chiều, duy nhất. Lời khai này có rất nhiều điểm mâu thuẫn, thậm chí là không đúng sự thật mà cơ quan tố tụng không kiểm chứng" - bị cáo Hưng trình bày.

      Xóa
  6. Nói tới những cuộc điện thoại trao đổi với Nguyễn Anh Tuấn, Hưng cho rằng chỉ có hơn 100 cuộc chứ không phải hơn 430 như cáo trạng thể hiện. Qua đó, bị cáo đề nghị viện dẫn chính xác "chứ không được hướng hiểu sai cho bị cáo".Đáng chú ý, cựu điều tra viên cũng khẳng định không chỉ buộc tội oan mà kết luận điều tra và cáo trạng còn "bỏ lọt hành vi phạm tội của nhiều người". Hưng nói đến phần tranh luận sẽ trình bày điều này rõ hơn, đồng thời đề nghị hội đồng xét xử làm rõ mối liên hệ giữa việc buộc tội mình và các hành vi bỏ lọt tội phạm khác.

    Trả lờiXóa
  7. Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, khai sau ngày 24-1-2022 thì mắc COVID-19, diễn biến rất nặng, phải vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu, nằm viện một thời gian. Sau khi ra viện, cộng thêm thông tin cơ quan điều tra khởi tố vụ án, tâm lý của bị cáo chịu sức ép rất nặng.Phạm Trung Kiên cho biết qua tìm hiểu các quy định về pháp luật liên quan đến tội "Nhận hối lộ" thì thấy khung hình phạt rất nặng từ 20 năm, chung thân tới tử hình. "Bị cáo đã bị ám ảnh mức án tử hình. Bị cáo rất sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết. Với áp lực đó, bị cáo có một thời gian phải điều trị tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai" - bị cáo Kiên khóc, nói.

    Trả lờiXóa
  8. Trong 1 thời gian ngắn mà nhận hối lộ của doanh nghiệp 253 lần càng đọc càng đau xót . Hậu quả đại dịch Covid ghê gớm thật, nhiều người đã không may chết vì độc lực của vi rút và cũng có người chết không do độc lực mà do mãnh lực đồng tiền trong vụ dịch lịch sử này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều gia đình điêu đứng vi covid, đi nhiều nơi nghe kể nhiều câu chuyện mà ứa nước mắt, thế mà vẫn có những kẻ hiểu tình hình nhưng vẫn nhắm mắt trục lợi tiền từ đại dịch để thỏa lòng tham, nếu số tiền đó mà được đi vào nhân dân vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng thì có phải hậu quả đã được hạn chế nhiều đi không

      Xóa
  9. Tại sao ko nghĩ cho hàng ngàn hàng vạn đồng bào xa xứ lúc khó khăn cùng cực, để giờ đây cơ nghiệp lụi tàn, ảnh hưởng gia đình. Hy vọng vụ án sẽ được xử mức kịch khung để làm gương cho nhiều người khác. Sống để làm người tốt đúng chưa bao giờ dễ dàng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog