Chia sẻ

Tre Làng

Vụ nuôi hơn 80 con chó gây ồn ào, ô nhiễm ở quận 4 TPHCM

Khoai@

Sau khi báo Pháp Luật TP.HCM đã đăng tải bài viết “Khốn khổ vì nhà hàng xóm nuôi hơn 80 con chó” vào hôm 21/3/2023, UBND quận 4 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà T là chủ nuôi hơn 80 con chó với hành vi xả nước thải vượt chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên với số tiền 64 triệu đồng vào hôm 4. Đồng thời, buộc bà T phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. 

Tuy nhiên, thay vì chấp hành, bà T đã có đơn khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên. 

Trên thực tế, mặc dù UBND quận 4 đã bác bỏ đơn khiếu nại này, bà T vẫn không chấp hành, tiếp tục duy trì đàn chó lớn, gây ô nhiễm với mùi hôi nồng nặc bởi chất thải và tiếng sủa inh ỏi. Đặc biệt, việc thả rông đàn chó đang đe dọa tới sự an toàn của người dân và dường như làm cho các quy định của pháp luật bị vô hiệu.

Lý do không thể giải quyết dứt điểm vì theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, "Hiện nay chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm liên quan đến mùi hôi, chất thải và chưa có quy định về mật độ nuôi và xử lý vi phạm về tiếng ồn do nuôi chó, mèo với số lượng lớn".

Theo ý kiến của Luật sư Trịnh Công MInh thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, dù chưa có quy định cụ thể như chia sẻ của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM thì vẫn có thể áp dụng các quy định sẵn có như khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017), phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi không rọ mõm chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng...

Ngoài ra, nếu có đủ cơ sở, căn cứ thì có thể áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đối với chủ hộ này vì không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt; hoặc không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Địa phương cũng có thể đồng thời, áp dụng các biện pháp cưỡng chế như khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá...

16 nhận xét:

  1. Do chưa có luật định cụ thể để xử lý vụ việc nên hiện quận 4 tiếp tục chỉ đạo phường và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, vận động hộ bà T. giảm đàn chó. Đồng thời chờ sự phản hồi kiến nghị của các bộ, ngành có thẩm quyền hỗ trợ cách xử lý phù hợp, nhanh chóng bổ sung các yêu cầu, quy định để quận 4 có hướng giải quyết căn cơ.

    Trả lờiXóa
  2. về luật định về nuôi thú cảnh ở hộ gia đình tại các khu dân cư, đặc biệt là trong nội thành, cùng các quy định liên quan vẫn còn chung chung. vì vậy mong các cơ quan ban ngành nhanh chóng hoàn thiện hơn nữa các quy định để quản lý vấn đề này được tốt hơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mùa Xuân23:20 28/7/23

      Đây cũng là trường hợp hi hữu mà nuôi động vật với số lượng lớn mà không quản lý được gây hậu quả xấu cho cộng đồng, nên khi động vào chế tài còn thiếu là phải, người như bà này chắc cũng sống với cún chứ hàng xóm chắc chẳng chơi cùng được

      Xóa
  3. Chi cục Thú y TP.HCM đã có công văn gửi lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo về vụ việc này. Đồng thời, chi cục cũng tham mưu dự thảo về thông tư điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan về số lượng chăn nuôi thú cưng ở đô thị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà này cũng hay, nuôi một số lượng lớn chó như vậy nhưng lại không có biện pháp đảm bảo vệ sinh cho công đồng, để bốc mùi hôi thối của động vật, đã thế còn gây ồn ào trong khu dân cư, chính quyền can thiệp còn khiếu nại lại, có ơn với động vật nhưng đừng bất chấp quá như vậy

      Xóa
  4. Ngoài việc kiểm tra nước thải xả ra cống của hộ dân trên thì cơ quan thẩm quyền có thể tổ chức đo tiếng ồn (do đàn chó sủa mỗi ngày) để xem điều này ảnh hưởng như thế nào đối với người dân sống xung quanh. Còn vấn đề về mùi hôi thì hiện tại cũng chưa có quy chuẩn cụ thể để so sánh.

    Trả lờiXóa
  5. Theo tôi, trong khi chờ đợi các bộ ngành có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung các quy định cụ thể để xử lý tình trạng này theo các quy định của pháp luật một các đúng đắn, thì địa phương có thể tiếp tục vận động hộ dân trên giảm hoặc di dời đàn chó.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cho rằng, nếu có bằng chứng hộ dân đó thả rông chó ra ngoài để phóng uế bừa bãi, có hành vi chống đối... thì địa phương có thể xử lý kiên quyết hơn, đề nghị công an vào cuộc, cần có các biện pháp xử lý mạnh mẽ, cần thiết có thể cưỡng chễ để ngăn chặn các sự việc này

    Trả lờiXóa
  7. hiện nay chưa thể xử lý triệt để vấn đề trên do chưa có quy định chi tiết hướng dẫn về việc nuôi thú cưng (chó) trong khu dân cư. Một số luật liên quan như Luật Chăn nuôi 2018, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 đã ban hành được một thời gian và chưa dự liệu được những vấn đề phát sinh hiện nay.

    Trả lờiXóa
  8. Thị trường chăm sóc và buôn bán thú nuôi phát triển không ngừng, nhưng các quy định pháp luật chưa theo kịp. Do đó đã dẫn đến việc khi gặp vấn đề bất cập thì cơ quan thẩm quyền còn lúng túng trong cách giải quyết, vì vậy cần phải nhanh chóng có những quy định cụ thể cho vấn đề này

    Trả lờiXóa
  9. những năm gần đây, các vấn đề tương tự xuất hiện ở nhiều nơi do kinh tế phát triển, nhu cầu tinh thần (nhu cầu nuôi thú cưng) ngày càng tăng, địa phương không thể lấy lý do là chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể của cấp thẩm quyền mà để chuyện này tiếp tục xảy ra, gây ảnh hưởng tới người dân.

    Trả lờiXóa
  10. địa phương hoàn toàn có thể vận dụng các quy định pháp luật có liên quan. Phường có thể vận động hộ dân này chuyển đi và yêu cầu hộ dân này nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh. Nếu hộ này làm không được thì phường nên gửi văn bản lên cấp thẩm quyền để phối hợp xử lý.

    Trả lờiXóa
  11. Cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét các quy định Luật Chăn nuôi 2018 để "xác định" trường hợp này là chăn nuôi hay nuôi thú cưng (do nuôi 79 con chó chứ không phải 1-2 con). Một khi hoàn thiện về các quy định sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan thẩm quyền xử lý những trường hợp vi phạm hiệu quả hơn.

    Trả lờiXóa
  12. Đồng thời, xem xét các vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh, ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh thú y, thực hiện tiêm phòng bắt buộc... để xử phạt, cưỡng chế, tạo những sự răn đe đúng mức để đảm bảo kỷ cương, trật tự xã hội

    Trả lờiXóa
  13. Đồng thời nên quy định thế nào là nuôi thú cưng, số lượng bao nhiêu thì không xem là nuôi thú cưng. Cần phải sửa đổi bổ sung thêm các hành vi vi phạm, mức xử phạt hành chính, các hình thức phạt bổ sung sao cho đủ sức răn đe đối với những trường hợp này

    Trả lờiXóa
  14. cần phải nghiên cứu các quy định về việc nuôi nhốt thú cưng như thế nào, có đảm bảo vệ sinh môi trường hay không cũng cần được bổ sung. Chúng ta phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của người nuôi, ví dụ như phải dọn vệ sinh chất thải, dắt chó đi dạo phải rọ mõm...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog