Khoai@
Trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, có nhiều nội dung, trong đó Bộ Y tế đề xuất Cấm bán thuốc qua mạng xã hội, livestream.
Cá nhân tôi ủng hộ đề xuất này. Việc bán thuốc qua mạng xã hội, livestream tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, bao gồm:
1. Nguy cơ về nguồn gốc, chất lượng thuốc:
Khó kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, dễ mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Khó kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, dễ mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Nguy cơ thuốc không rõ nguồn gốc, không được kiểm nghiệm chất lượng, có thể chứa thành phần độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2. Nguy cơ về thông tin sản phẩm:
Thông tin quảng cáo thường nói quá, nói liều, thiếu chính xác, người tiêu dùng dễ bị lừa đảo.
Thông tin quảng cáo thường nói quá, nói liều, thiếu chính xác, người tiêu dùng dễ bị lừa đảo.
Trong khi đó, người bệnh khó tiếp cận thông tin đầy đủ về chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, dẫn đến sử dụng thuốc không đúng cách. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi có biến chứng.
3. Nguy cơ về tư vấn, hướng dẫn sử dụng:
Mua bán thuốc online chắc chắn sẽ không có sự tư vấn của chuyên gia y tế, dẫn đến sử dụng thuốc sai cách, quá liều, hoặc không hiệu quả.
Mua bán thuốc online chắc chắn sẽ không có sự tư vấn của chuyên gia y tế, dẫn đến sử dụng thuốc sai cách, quá liều, hoặc không hiệu quả.
Ngoài ra, nguy cơ người bệnh tự ý mua thuốc theo kiểu "truyền miệng", "mẹo dân gian" mà không có kiến thức y khoa, dẫn đến hậu quả khó lường.
4. Nguy cơ về lừa đảo:
Nguy cơ lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những người nhẹ dạ cả tin.
Trên thực tế, có rất nhiều vụ người bệnh vì tin vào quảng cáo và những cam kết mồm của người bán qua mạng xã hội mà gửi tiền vào tài khoản của họ, và sau đó thì... người bán hàng "bỗng nhiên mất tích". Nhiều trường hợp sau khi biết bị lừa vì thuốc giả, người mua đã tìm đến cơ sở bán và gây ra những vụ việc đau lòng.
Trên thực tế, có rất nhiều vụ người bệnh vì tin vào quảng cáo và những cam kết mồm của người bán qua mạng xã hội mà gửi tiền vào tài khoản của họ, và sau đó thì... người bán hàng "bỗng nhiên mất tích". Nhiều trường hợp sau khi biết bị lừa vì thuốc giả, người mua đã tìm đến cơ sở bán và gây ra những vụ việc đau lòng.
5. Ngoài ra, việc bán thuốc qua mạng xã hội, livestream còn gây khó khăn cho việc quản lý sức khỏe cộng động, khó khăn cho quản lý thị trường dược phẩm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà thuốc uy tín.
Vì những lý do nêu trên, việc cấm bán thuốc qua mạng xã hội, livestream là cần thiết để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo quản lý thị trường dược phẩm hiệu quả.
Theo thiển ý cá nhân, khi đã cấm bán thuốc qua mạng xã hội, livestream thì cần phải làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc mua bán thuốc qua mạng xã hội, livestream; cơ quan quản lý nên phát triển hệ thống Nhà thuốc online uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc và cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn cho người tiêu dùng; bên cạnh đó, cơ quan quản lý chuyên ngành cũng phải chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh thuốc qua mạng xã hội, livestream. Chú ý rằng, thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và đặc biệt coi trọng thanh tra đột xuất, thanh tra khi có đơn tố giác hoặc có phản ánh từ báo chí, mạng xã hội... chứ không nên thông báo rồi mới thanh tra, kiểm tra.
Lời khuyên cho người tiêu dùng: Bán thuốc chữa bệnh qua mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ, vì vậy cần cẩn trọng, chỉ mua thuốc tại các nhà thuốc uy tín, có giấy phép kinh doanh và được tư vấn bởi chuyên gia y tế.
Đây là một đề xuất rất cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Việc bán thuốc qua mạng xã hội, livestream tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dân, đặc biệt là những người không có kiến thức chuyên môn về y tế. Tuy nhiên để đạt được thực tiễn hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng và sự nâng cao ý thức của người dân.
Trả lờiXóađúng, tôi cũng đồng ý với phương án này của Bộ, thuốc thang là thứ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, nếu mà cứ mua qua mạng mà không được kiểm tra trực tiếp thì rất khó để biết được nguồn gốc thật sự của thuốc đó là ở đâu, nếu hàng chuẩn thì không sao, chỉ sợ hàng fake
Trả lờiXóaNền tảng online thường không minh bạch về nguồn gốc thuốc, điều này có thể tạo ra những rủi ro lớn cho sức khỏe cộng đồng. Nhiều người vì nghe lời ngon tiếng ngọt, sự đảm bảo chắc như đinh đóng cột qua livestreams mà nhẹ dạ cả tin mua thuốc không rõ nguồn gốc, tiền mất tật mang
Trả lờiXóatập trung vào đối tượng là những người già, không có điều kiện để di chuyển đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện lớn để khám, chữa bệnh, nên chỉ ở nhà rồi đặt thuốc qua mạng, livestream mà chưa biết được nguồn gốc thật sự của những lô thuốc đó, vì vậy cần phải có cách thức quán triệt ngay
XóaGiờ trên mạng nhan nhản các loại thuốc không rõ nguồn gốc, và được quảng cáo rất nhiều. Thậm chí tôi thấy có những loại thuốc dù chưa rõ về chất lượng nhưng còn được quảng cáo bởi một vài người nổi tiếng nữa. Nói chung là ủng hộ phương án này. Gì chứ sức khỏe con người là cái quan trọng nhất
Trả lờiXóaĐây là đề xuất rất hợp lý và cần thiết trong bối cảnh ngày nay giúp giảm thiểu phần nào các "bác sỹ online", "dược sỹ online". Để quy định này đi vào thực thi hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội và người dân
Trả lờiXóaCho đến khi nhà nước đã có sự nghiên cứu, kế hoạch chặt chẽ về việc quản lý bán thuốc qua mạng, livestream thì tôi đồng ủng hộ cấm bán thuốc qua các nền tảng này, vì đại đa số bây giờ các loại thuốc được quảng cáo đều không rõ nguồn gốc, là hàng lậu, hàng trôi nổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Trả lờiXóaCác anh chị được thuê livestream bán thuốc toàn quảng cáo thuốc thần, thuốc thánh, mà đọc bảng thành phần thì toàn thành phần rẻ tiền, không giá trị, treo đầu dê bán thịt chó, nguồn gốc xuất xứ không rõ, tư vấn thì chung chung, nhiều người đã từng mua về chưa hết bệnh này lại bệnh kia, cấm là đúng rồi.
Trả lờiXóaY dược là một trong những ngành học tốn thời gian nhất của hệ đại học, chỉ chừng đó cũng đủ hiểu ngành này cần được đào tạo chuyên sâu kỹ lưỡng để đưa ra được những quyết định khi hành nghề như nào, bản chất là thuốc phải được kê đơn từ bác sỹ thông qua thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh, giờ ông bán bừa trên mạng là vi phạm quy định rồi
Trả lờiXóaThuốc chỉ nên được kê theo đơn của bác sĩ, sau khi khám chữa bệnh, chứ cho mua bán thuốc tràn lan trên mạng thì ai chịu trách nhiệm về độ an toàn cho người sử dụng, tiếp tay cho mấy tên gian thương bán thuốc trên mạng chẳng khác gì đi đầu độc dân minh cả, cấm là đúng
Trả lờiXóaĐợt vừa rồi Công an mới bắt gọn một đường dây giả làm bác sĩ để bán thuốc thông qua gọi điện cho các bị hại để tư vấn, điều này làm dấy lên lo ngại rằng tệ lừa đảo trong lĩnh vực y tế sẽ gia tăng, vậy nên việc cấm buôn bán thuốc qua mạng là điều nên làm thật sớm để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân
Trả lờiXóa