Chia sẻ

Tre Làng

Nước Mỹ và cơn ác mộng dân chủ: Trump bị bắn trong cuộc vận động tranh cử

Lâm Trực@

Ngày 13 tháng 7 vừa qua, sự kiện cựu Tổng thống Donald Trump bị bắn tại cuộc vận động tranh cử ở TP Butler, bang Pennsylvania, đã làm chấn động dư luận toàn cầu. Đây không chỉ là một vụ ám sát bất thành mà còn là một dấu hiệu rõ ràng về sự hỗn loạn và phân cực chính trị tại nước Mỹ - quốc gia mà nhiều người vẫn tự hào gọi là "cái nôi của dân chủ".

Thử tưởng tượng nếu sự việc này xảy ra ở Việt Nam, chắc chắn những kẻ vẫn thích xuyên tạc tình hình đất nước sẽ ngay lập tức "hú như vượn", "ẳng như chó hoang" về an ninh kém cỏi và đấu đá nội bộ. Nhưng khi sự việc tương tự xảy ra ở Mỹ, họ lại bỗng nhiên im thin thít hoặc tìm cách bào chữa một cách lố bịch. Thật nực cười!

Ông Donald Trump bị bắn. Ảnh CNN

Bắn nhau giữa cuộc vận động: Dân chủ Mỹ phiên bản "Bắn tỉa"

Theo đài CNN, nghi phạm đã bắn ông Trump từ một mái nhà gần địa điểm tổ chức sự kiện. Vụ bắn này đã làm ông bị thương ở tai. Cảnh sát cho biết nghi phạm, được mô tả là một tay bắn tỉa, đã bị lực lượng Mật vụ Mỹ bắn chết ngay tại chỗ. Một cuộc điều tra chính thức về âm mưu ám sát đã được khởi động.

Chưởng lý hạt Butler, ông Richard Goldinger, xác nhận nghi phạm đã sử dụng một khẩu súng trường từ khoảng cách vài trăm mét. Đây là một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không phải là hành động tức thời. Và người Mỹ gọi đây là "tự do dân chủ"? Thật sự là một trò hề!

Bạo lực chính trị: Hình ảnh Mỹ trong mắt thế giới

Trong bối cảnh bầu không khí chính trị Mỹ đang phân cực sâu sắc, chỉ còn bốn tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống. Vụ nổ súng này càng làm tình hình thêm căng thẳng. Sự kiện này cũng khiến nhiều người nhớ lại các vụ ám sát trong lịch sử Mỹ như vụ bắn Tổng thống Ronald Reagan năm 1981 hay vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968.

Các vị tự xưng là “dân chủ”, hãy nhìn vào thực tế. Một quốc gia tự xưng là biểu tượng của dân chủ lại để xảy ra những vụ bạo lực chính trị đẫm máu như vậy. Nhưng khi ở Việt Nam có bất kỳ sự cố nào, dù là nhỏ, họ lại nhảy lên phê phán, bịa đặt và xuyên tạc.

Hậu quả và tác động

Sự kiện này đã khiến cuộc tranh cử của ông Trump tạm dừng và đội ngũ của ông phải thay đổi kế hoạch. Đương kim Tổng thống Joe Biden cũng đã được thông báo về vụ việc và tạm dừng mọi thông điệp gửi đến người ủng hộ. Con trai cả của ông Trump, Donald Trump Jr., thậm chí còn đăng một bức ảnh chụp cựu Tổng thống với khuôn mặt đẫm máu và nắm đấm giơ cao, kèm theo dòng chữ "Ông ấy sẽ không bao giờ ngừng chiến đấu để cứu nước Mỹ".

Thật trớ trêu, trong khi họ luôn rao giảng về tự do và dân chủ, thì chính họ lại phải đối mặt với những mối đe dọa từ bên trong. Một sự mâu thuẫn đến khó tin!

Lời kết

Cuối cùng thì ai cũng có thể thấy tận mắt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đã bị phủ bóng bởi bạo lực và hỗn loạn. Từ vụ ám sát hụt này, chúng ta càng thấy rõ một thực tế rằng, không nơi nào là hoàn hảo và "dân chủ" không phải là một tấm khiên chống lại bạo lực và bất ổn.

Hãy nhớ rằng, mỗi quốc gia có những vấn đề và thách thức riêng. Sự phê phán và xuyên tạc chỉ mang lại sự chia rẽ và mâu thuẫn. Hãy nhìn vào thực tế, học hỏi từ những sai lầm của người khác để phát triển và hoàn thiện bản thân mình. Và nhất là, đừng bao giờ để những lời nói phiến diện và đầy thù hận làm mờ đi sự thật.

Đối với những kẻ vẫn đang ngày đêm xuyên tạc về Việt Nam, sự kiện này chính là một bài học đắt giá. Thay vì chỉ trích, hãy nhìn lại và tự hỏi: Chúng ta có thể làm gì để đất nước mình tốt hơn?

13 nhận xét:

  1. Trong một tuyên bố ngày 14/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh bày tỏ quan ngại trước vụ nổ súng tấn công cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử. Thông cáo nêu rõ: "Chủ tịch Tập Cận Bình gửi lời chia buồn tới cựu Tổng thống Trump về vụ việc này".

    Cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz mô tả vụ nổ súng là hành động đáng lên án, đồng thời cảnh báo hành động bạo lực này là mối đe dọa đối với nền dân chủ.

    Trên mạng xã hội X, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ: "Tôi kinh hoàng khi biết tin về vụ bắn cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc vận động tranh cử của ông ở Pennsylvania. Bạo lực như vậy không có lý do chính đáng và không có chỗ đứng ở bất cứ đâu trên thế giới. Không bao giờ để bạo lực ngự trị".

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bị "sốc" trước vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử của ông Trump.

    Tổng thống Yoon Suk Yeol Hàn Quốc tố cáo vụ tấn công là "bạo lực chính trị khủng khiếp" và cầu chúc ông Trump nhanh chóng bình phục.

    Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi lên án vụ nổ súng, đồng thời kêu gọi nối lại các cuộc bầu cử ở Mỹ trong bầu không khí "yên bình và lành mạnh".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với cảm xúc vừa cảm kích, vừa đầy thách thức, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông “lẽ ra phải chết” khi bị tay súng nhắm bắn tại một cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania hôm 13-7.

      Xóa
  2. Trời, vậy mật vụ mỹ cũng thường thôi, đúng là chỉ hào nhoáng qua phim ảnh của Holywood. Trong tình huống này, rõ mất vài chục giây phi lên sân khấu hộ vệ.lại không có khiên chắn đạn bảo vệ xòe ra khi cần kíp nhằm che hướng nhìn và che chắn nếu sát thủ tiếp tục nhắm bắn tiếp.

    Trả lờiXóa
  3. công tác an ninh có vấn đề. Trump không chỉ là ứng viên TT mà còn là cựu TT lẽ ra AN phải thật chặt chẽ vậy mà lại bị đạn đi thủng tai, sượt đầu May mắn khi phát biểu đầu ông ấy luôn cử động nếu không điều tồi tệ đã xảy ra, tuy nhiên điều này cũng đặt dấu chấm hỏi cho tình hình an ninh của nước Mỹ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trump không chết nhưng có một người khác đã chết vì trúng đạn, còn một người khác thì bị trọng thương giờ vẫn còn đang cấp cứu trong nguy kịch. Vậy thì may mắn ở đâu? Ông ta không chết vì tên tội phạm bắn sượt, nhưng đã có người khác đã c.hết

      Xóa
    2. Điều này chỉ đang thể hiện ra bộ mặt thật của một nước mỹ cố tỏ ra vẻ ngoài hào nhoáng, xa xỉ và giàu có mà thôi. Thực chất bên trong thì hóa ra lại toàn là lục đục nội bộ, đấu đá chính trị bằng cả vũ lực, vũ khí như thế này. Đúng là nực cười mà

      Xóa
    3. cũng coi như may mắn cho Trump, ông may mắn không chết và giờ lượng phiếu bầu cho ông đang tăng dần. Tưởng tượng cảnh nếu viên đạn không xượt qua tai ông mà chính xác vào đầu thì Mỹ đã phải đối mặt với một vụ khủng bố/ám sát nghiêm trọng rồi

      Xóa
  4. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác định Thomas Matthew Crooks (20 tuổi, ở Bethel Park, bang Pennsylvania) là nghi phạm trong âm mưu ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/7. Nghi phạm đã bị lực lượng Mật vụ Mỹ bắn chết chỉ ít giây sau khi đối tượng này xả súng về phía sân khấu ông Trump đang đứng phát biểu.

    Trả lờiXóa
  5. Theo báo Pittsburgh Tribune-Review, Thomas Crooks tốt nghiệp Trường trung học Bethel Park vào năm 2022 và đã từng được nhận "giải thưởng ngôi sao" trị giá 500 USD từ Sáng kiến ​​Khoa học và Toán học quốc gia. Bố của Crooks, ông Matthew Crooks (53 tuổi) nói với CNN rằng, ông đang cố tìm hiểu những việc đã xảy ra và chờ cho đến khi ông được trao đổi với lực lượng thực thi pháp luật trước khi nói về con trai.

    Trả lờiXóa
  6. Nước Mỹ là một xứ sở thiên đường của tự do nhưng mà tự do của nước Mỹ cũng có cái giá của nó. Đất nước mà nhà nhà, người người có súng thì chuyện này chỉ là chuyện một sớm một chiều. Tay súng đã bị vô hiệu hóa theo đúng quy trình

    Trả lờiXóa
  7. Ông Donald Trump cũng khen ngợi đám đông ước tính khoảng 55.000 người có mặt tại sự kiện. “Rất nhiều nơi, đặc biệt là các trận bóng đá, chỉ nghe thấy một tiếng súng, mọi người đều bỏ chạy. Ở đây có rất nhiều phát súng và họ vẫn ở lại. Tôi yêu họ. Họ là những người thật tuyệt vời!”, ông nói.

    Trả lờiXóa
  8. Nhưng thực sự cần phải xem xét lại công tác bảo đảm an ninh trong vụ việc này. Bao nhiêu vệ sĩ, mật vụ cảnh giới đến vậy mà vẫn để lọt được một tay bắn tỉa. Tuy nhiên, nhờ vụ việc này mà số lượt phiếu bầu cho ông Trump đang tăng dần, chắc hẳn phải có khúc mắc gì ở đây

    Trả lờiXóa
  9. Mỹ tự hào là quốc gia hàng đầu thế giới với lực lượng mật vụ được huấn luyện gắt gao kỹ càng được ra trường với kỹ năng thượng thừa nhưng cũng chẳng bảo vệ được vị cựu tổng thống khi mối đe dọa chỉ là một tòa nhà ở gần đó, tính ra thua xa Việt Nam minh

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog