Lâm Trực@
Hà Nội, 5/9/2024 - Cơ quan chức năng TP.HCM vừa ra quyết định tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương, chủ Mái ấm Hoa Hồng, cùng một số bảo mẫu liên quan đến vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở này. Quyết định này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc xử lý các tổ chức từ thiện sai phạm, và là lời cảnh báo nghiêm khắc về trách nhiệm đạo đức và pháp lý đối với những người đứng đầu các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Bà Giáp Thị Song Hương - chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng, L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12. Ảnh: Vietnamnet
Bà Giáp Thị Sông Hương, đại diện pháp lý của Mái ấm Hoa Hồng, từ lâu đã gây chú ý với các hoạt động từ thiện kêu gọi lòng hảo tâm từ cộng đồng. Tuy nhiên, đằng sau vỏ bọc từ thiện này là một chuỗi hành vi bạo hành trẻ nhỏ, lợi dụng lòng tin của mọi người để trục lợi và vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em. Hành động của bà Hương và các bảo mẫu tại đây, bao gồm đánh đập, ngược đãi các trẻ em yếu thế, vi phạm đạo đức và vi phạm pháp nghiêm trọng.
Việc tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương là bước đầu trong quá trình điều tra và xử lý những sai phạm xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng. Động thái này cho thấy sự quyết tâm của cơ quan chức năng trong việc làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu cơ sở, cũng như truy xét toàn diện những hành vi lạm dụng, bạo hành trẻ em đã được báo chí phản ánh trong thời gian qua.
Ngoài ra, việc tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương cũng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở từ thiện. Tại sao một mái ấm, được cấp phép chỉ nuôi dưỡng tối đa 39 trẻ, lại có thể tồn tại đến 85 trẻ? Điều này cho thấy sự lỏng lẻo trong quản lý và giám sát, dẫn đến việc trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng.
Vụ việc này là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội về việc cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các cơ sở từ thiện, đặc biệt là những nơi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ. Việc tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương không chỉ là bước khởi đầu của công lý mà còn là cảnh báo nghiêm khắc rằng bất kỳ hành vi lạm dụng, bạo hành nào cũng sẽ bị trừng phạt theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm không chỉ thuộc về bà Hương và những người trực tiếp tham gia hành vi bạo hành, mà còn thuộc về cộng đồng và các cơ quan chức năng. Chúng ta cần cảnh giác và không thể bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào của bạo lực đối với trẻ em, đặc biệt là trong các cơ sở từ thiện.
Tại cơ quan chức năng, bà Giáp Thị Song Hương cho rằng, hành động các bảo mẫu trong video báo chí phản ánh là hành động bộc phát, mất kiểm soát trong lúc chăm sóc nuôi dạy các cháu. Bà Hương không biết chuyện bảo mẫu ngược đãi các cháu bé và mái ấm Hoa Hồng cũng không có chủ trương với hành vi này.
Trả lờiXóaMột số bảo mẫu khi làm việc với cơ quan chức năng đã thừa nhận hành vi bạo hành trẻ em như báo chí phản ánh.
Lãnh đạo UBND phường Trung Mỹ Tây cho biết, sau khi nắm thông tin vụ việc, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, tạm thời thu hồi giấy phép và tạm ngưng hoạt động cơ sở này.
Trả lờiXóa" Các cơ quan chức năng cũng đang làm việc với những người liên quan, vi phạm đến đâu, chúng tôi sẽ xử lý đến đó. Nếu đến mức hình sự sẽ xử lý hình sự, còn chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự, chúng tôi sẽ xử lý hành chính”,
với vị trí là người đứng đầu, chắc chắn người phụ nữ phải biết được những gì xảy ra tại nơi mình quản lý, vậy mà đây vẫn còn mặt dày lên sóng truyền hình, trước mặt dư luận với cái mác là nhà tài trợ, nhà hảo tâm, đúng là con người không có lương tâm
Trả lờiXóađó là hành vi lợi dụng lòng tốt của những nhà hảo tâm, nhà tài trợ và cả tiền bạc họ từ thiện, lại còn dám xuất hiện trên cuộc thi Miss Grand với tư cách là nhà tài trợ, trơ trẽn quá, một người phụ nữ, chắc chắn họ phải hiểu được sự khó khăn vất vả để sinh và nuôi dưỡng một đứa trẻ, vậy mà còn làm như vậy
Trả lờiXóaChúng nó nghĩ không phải con của chúng nó, thì chúng nó quăng quật, đánh đập thoải mái. Chúng nó chỉ nghĩ là làm sao lấy hết tiền mà bọn trẻ kiếm được, bọn trẻ còn chưa biết nói, muốn hành hạ chúng nó cũng chẳng ai biết. Nếu các bé không còn được hỗ trợ thì có khi chúng nó còn làm những điều kinh khủng hơn với các bé
XóaBà T. (ở gần mái ấm) chia sẻ trên báo Thanh niên, người dân ở đây cũng rất bức xúc về việc các bảo mẫu "đối xử tệ" với các cháu nhỏ. Người dân cũng thường nghe tiếng các cháu khóc, lớn tiếng của bảo mẫu bên trong mái ấm nhưng khi sang tìm hiểu thì đều bị ngăn không cho vào. "Nhà hảo tâm ở đâu tới thăm thì họ cho vào, chứ riêng người dân có nhà gần đó vào thì không cho"
XóaTội nghiệp. Sinh ra đã bị cha mẹ ruột bỏ rơi rồi tưởng vào mái ấm sẽ được yêu thương mà sao nỡ hành hạ mấy đứa bé còn đỏ hỏn vậy? Tất cả mọi việc xấu sẽ bị trừng trị và thanh lọc, cái kim có giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Làm việc ác sẽ phải nhận trừng trị thích đáng.
Trả lờiXóaÁc quá ác. Không còn từ gì để nói, cầu mong các bé thoát khỏi mấy mụ ác quỷ này. Đã mồ côi mà còn gặp loại người không có nhân tính này. Thật quá tội nghiệp cho các bé, cần phải theo dõi thật chặt chẽ những trường hợp như thế này
Trả lờiXóaVụ việc này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc giám sát chặt chẽ các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Chúng ta cần có những quy định rõ ràng và cơ chế kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn những hành vi bạo hành xảy ra. Không thể tin nổi! Làm sao một người lớn lại có thể ra tay bạo hành những đứa trẻ vô tội như vậy? Cần phải xử lý nghiêm minh để làm gương
Trả lờiXóaNgoài việc xử lý nghiêm khắc đối với những kẻ gây tội, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em. Đồng thời, cần tăng cường sự hỗ trợ về tâm lý cho các bé đề tránh những tổn hại về tâm lý sau này
Trả lờiXóaNgoài việc xử lý nghiêm khắc đối với những kẻ gây tội, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em. Đồng thời, cần tăng cường sự hỗ trợ về tâm lý cho các nạn nhân.
Trả lờiXóa