VietTimes – Ngày 3/9, Nga đã sử dụng hai tên lửa "Iskander-M" tấn công thành phố miền trung Poltava của Ukraine. Những tin tức mới được tiết lộ cho thấy quân đội một số nước NATO đã gánh chịu tổn thất nặng nề trong vụ này.
Học viện Thông tin Liên lạc Poltava bị thiệt hại nặng sau vụ tấn công bằng tên lửa của Nga hôm 3/9 (Ảnh: NetEasy)
6 máy bay được thuê để chở thi thể chuyên gia, giảng viên về nước
Ban đầu, ngay sau khi xảy ra vụ tấn công, truyền thông Ukraine đưa tin “một cơ sở giáo dục và một bệnh viện trong thành phố Poltava đã bị tên lửa Nga tấn công, khoảng 50 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương”.
Tuy nhiên, truyền thông Nga dẫn nguồn tin quân sự cho biết, đây thực chất là một căn cứ huấn luyện quân sự bí mật của Ukraine, tại đây có một số lượng lớn chuyên gia quân sự và giảng viên của NATO.
Vậy đây là cơ sở dân sự hay cơ sở quân sự? Đến tối 3/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong một đoạn video rằng quân đội Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng 2 tên lửa đạn đạo, phá hủy tòa nhà của Học viện Thông tin liên lạc quân sự. Ông ra lệnh điều tra toàn diện vụ việc và tuyên bố rằng Nga "chắc chắn sẽ phải gánh chịu trách nhiệm về vụ tấn công này".
Với một loạt tin tức được đưa ra tiếp theo, về cơ bản có thể khẳng định thông tin của phía Nga là chính xác và ảnh hưởng của hai quả tên lửa này lớn hơn nhiều so với những gì truyền thông đưa tin.
Được biết, ngoài Ukraine, quốc gia bị tổn thất nặng nhất trong vụ tấn công này là Thụy Điển. Tại trung tâm huấn luyện quân sự này, Thụy Điển đã đưa cả một đội ngũ tới huấn luyện quân đội Ukraine sử dụng loại máy bay cảnh báo sớm Saab-340B AEW mà họ cung cấp, nhưng tất cả đều tử nạn.
Minh chứng cho giả thuyết này, có hai bằng chứng thuyết phục nhất là việc Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom, 40 tuổi, hôm 4/9 bất ngờ xin từ chức ngay sau vụ việc. Đồng thời, một số lượng lớn quan chức điều hành cấp cao của công ty vũ khí Thụy Điển Saab AB chịu trách nhiệm sản xuất hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không cũng bất ngờ tuyên bố từ chức.
Tiếp sau đó, các cơ quan truyền thông châu Âu đều tập trung đưa nhiều tin tức khác nhau liên quan đến Ukraine.
Kết quả, một số cơ quan truyền thông phát hiện ra rằng ngay sau cuộc tấn công của Nga, sáu chuyến bay thuê bao tới từ Mỹ, Đức, Ba Lan và Romania đã khẩn cấp cất cánh ở thành phố Poltava của Ukraine bay đến Berlin, Đức và các quốc gia NATO khác.
Thông tin về 6 chuyến bay thuê bao cất cánh từ Poltava tới một số quốc gia NATO sau vụ Nga tấn công tên lửa (Ảnh: NetEasy).
Theo họ tiết lộ, những thứ được vận chuyển trong những chiếc máy bay này không phải là người bị thương mà là một số lượng lớn bao tải chứa "thi thể và mảnh thi thể". 6 chiếc máy bay đã được thuê để vận chuyển những thứ này.
Cùng lúc đó, một bác sĩ quân y ở thành phố Poltava của Ukraine đã đăng bài trên mạng xã hội, tiết lộ: Số người thực sự đã thiệt mạng trong cuộc tấn công tên lửa của Nga hôm 3/9 không phải “khoảng 50” như công bố chính thức mà là “hơn 200”, và số người bị thương còn lớn hơn. Còn theo các phóng viên quân sự Ukraine, cuộc tấn công đã khiến “190 người thiệt mạng và hơn 600 người bị thương”.
Nếu những tin tức này được xác nhận, có thể nói hai tên lửa này của Nga đã trực tiếp tiêu diệt hết nhóm cố vấn quân sự NATO cử tới Ukraine. Một kết quả như vậy có lẽ là điều mà cả Nga và NATO đều không mong đợi.
Điều khiến Ukraine tổn thương hơn nữa là trong số 190 người này có rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thông tin liên lạc và máy bay không người lái, trong đó nhiều người là giảng viên kỹ thuật được NATO cử đến hỗ trợ họ.
Nguyên nhân của sự kiện bi thảm
Về nguyên nhân khiến cuộc tấn công này gây thương vong nặng nề như vậy, Bộ Quốc phòng Ukraine đã phân tích như sau: Đầu tiên, ngày hôm đó trung tâm huấn luyện quân sự này đang tổ chức lễ tốt nghiệp cho các học viên và hầu như tất cả các giảng viên NATO đều có mặt.
Thứ hai, tốc độ của tên lửa Nga rất nhanh. Tên lửa đã rơi xuống gần như cùng lúc với tiếng còi phòng không vang lên. Hơn nữa, có một khoảng cách giữa các lần phóng hai tên lửa: Khi mọi người còn sống vừa ra khỏi boong-ke trú ẩn vì tưởng cuộc tập kích đã kết thúc, họ lại bị tấn công bằng một tên lửa nữa.
Tên lửa đạn đạo Iskander-M, loại vũ khí Nga sử dụng để tấn công trung tâm huấn luyện quân sự Ukraine ở Poltava (Ảnh: Sohu).
Quân đội Nga lần này sử dụng hệ thống tên lửa có tên Iskander-M. Đây là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn tiên tiến nổi tiếng với độ chính xác cao, khả năng phản ứng nhanh và phương thức tấn công đa dạng.
Theo thông tin công khai, Iskander-M có tầm bắn tối đa khoảng 500 km, có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân và tấn công nhiều loại mục tiêu. Nó cũng có tính cơ động cao và có thể được triển khai và phóng trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng di chuyển vị trí, tránh bị đối phương phản công.
Về việc khóa mục tiêu, tên lửa Iskander sử dụng phương pháp dẫn đường tổng hợp như dẫn đường quán tính, hiệu chỉnh định vị vệ tinh và dẫn đường khớp với hình ảnh thực ở giai đoạn cuối để đảm bảo phạm vi sai số được cho là cực kỳ thấp, chỉ trong vòng vài mét, và có thể tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu kiên cố và chiến thuật.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Nga đã nhiều lần sử dụng tên lửa Iskander tấn công các trung tâm chỉ huy, trung tâm liên lạc và căn cứ quân sự quan trọng của Ukraine nhằm làm suy yếu khả năng chỉ huy và kiểm soát của Ukraine.
Điều này khiến tên lửa không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của quân đội và tâm lý của người dân Ukraine. Nó còn được coi là lời cảnh báo của Nga trước sự mở rộng của NATO và là phương tiện cảnh báo, răn đe để ngăn chặn các nước phương Tây can dự sâu vào cuộc xung đột.
Tuy nhiên, tính năng mạnh mẽ của tên lửa Iskander không phải là toàn bộ nguyên nhân dẫn đến thành công của hành động quân sự này của Nga. Một nguyên nhân quan trọng khác là do chính giới chức Ukraine "để rò rỉ tin tức".
Trước đó ít hôm, các quan chức địa phương ở Ukraine đã công bố thông tin chi tiết về lễ tốt nghiệp của Học viện Thông tin liên lạc trên mạng xã hội, đồng thời nhấn mạnh rằng những người này sẽ được đưa ra chiến trường với tư cách là những nhân tài chuyên nghiệp.
Mặc dù đây có thể không phải là kênh duy nhất để quân đội Nga thu thập được thông tin tình báo về hoạt động này nhưng sự khoa trương của các quan chức đã góp phần gây ra tổn thất nặng nề cho quân đội Ukraine và đồng minh NATO.
Theo NetEasy, QQnews
Theo Bloomberg, các nguồn tin giấu tên từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cho biết phương Tây không hiểu rõ mục tiêu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi phát động chiến dịch tại Kursk. Họ lo ngại quân đội Ukraine có thể bị đẩy ra khỏi tỉnh này trong vòng 2 tháng tới.
Trả lờiXóaQuân đội Ukraine ban đầu kỳ vọng Nga sẽ điều quân từ các khu vực khác về Kursk, nhưng điều này đã không xảy ra. Ngược lại, Nga đang đẩy mạnh tấn công ở tỉnh Donetsk và hướng Kupyansk thuộc tỉnh Kharkov.
Mặc dù tổn thất ở Kursk trung bình 450 người chết và bị thương mỗi ngày nhưng Ukraine vẫn tiếp tục điều quân dự bị tới khu vực này.
Trước đó, Tổng thống Zelensky thuyết phục được các đồng minh rằng ông có thể sử dụng tình hình ở Kursk như một con bài mặc cả trong đàm phán. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy Moscow sẵn sàng thay đổi lập trường.
Bloomberg nhận định, một tháng sau khi phát động chiến dịch tại Kursk, Tổng thống Zelensky và Tổng tư lệnh quân đội Aleksander Syrsky vẫn chưa đạt được mục tiêu nào. Nếu mất Kursk, Ukraine có thể đối mặt nguy cơ Nga tiến công sang tỉnh Sumy lân cận.
Cá chui vào rọ thoát thế nào được?.
Trả lờiXóaCông nhận là Nga rất giỏi trong việc chờ đọi một mẻ cá lớn để rồi hốt một phát làm cả thể giới chấn động, và rồi binh nghiệp của các quan chức châu Âu dường như cũng đang nằm trong tay Nga khi mà gần đây nhất là Ngoại trưởng thụy điểm từ chức, rồi còn quan chức cấp cao nào tiếp theo
XóaVẫn khâm phục khả năng của tình báo quân đội Nga, mỗi lần phóng tên lửa đều trúng vào mục tiêu trọng điểm, không chỉ trong cuộc chiến này mà trong quá khứ Nga cũng từng phóng một loạt tên lửa đến trung đông mà cho hiệu quả hơn cả Mẽo ra quân cả năm trời.
Trả lờiXóaUkraine: Hàng nghìn binh sĩ đào ngũ, bất tuân>
Trả lờiXóaVới tư cách là một tiểu đoàn trưởng, Dima (chỉ huy Ukraine) từng chỉ huy 800 binh sĩ và tham gia vào một số trận đánh khốc liệt nhất ở vùng Donetsk, trong đó có khu vực gần Pokrovsk – thành phố chiến lược ở vùng Donetsk, nơi quân đội Nga giành được nhiều bước tiến trong vài tuần gần đây.
Nhưng khi hầu hết binh sĩ dưới quyền thiệt mạng hoặc bị thương nặng, Dima quyết định từ bỏ vị trí chỉ huy. Ông xin nghỉ và chọn một công việc văn phòng (trực thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine) ở Kiev.
Trả lời phỏng vấn của CNN, Dima cho biết ông không thể chứng kiến thêm cảnh binh sĩ dưới quyền chết đi.
Hơn 2 năm kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự, nhiều đơn vị của Ukraine đã thiệt hại nặng và một số binh sĩ mất tinh thần chiến đấu, CNN hôm 8/9 đưa tin.
CNN đã phỏng vấn 6 chỉ huy và sĩ quan người Ukraine về tình hình chiến đấu. Sáu người, bao gồm cả Dima, đều nói rằng tình trạng lính đào ngũ và bất tuân mệnh lệnh đang trở nên phổ biến, đặc biệt là ở nhóm lính mới.
“Không phải tất cả lính mới được huy động đều tự ý rời khỏi vị trí, nhưng đa phần là vậy. Khi mới đến đây, họ biết được mọi thứ khó khăn đến mức nào. Họ nhìn thấy nhiều UAV, pháo và súng cối của đối phương”, một chỉ huy người Ukraine (giấu tên), đang chiến đấu ở Pokrovsk, nói với CNN.
“Họ tới các vị trí ở tuyến đầu một lần, và nếu còn sống sót, họ không bao giờ muốn quay trở lại. Họ, hoặc là tự ý rời khỏi vị trí chiến đấu, không tuân lệnh cấp trên, hoặc cố gắng tìm cách xuất ngũ”, vị chỉ huy nói.
Theo CNN, nhiều tân binh Ukraine không có lựa chọn nào khác trước khi ra tiền tuyến. Họ nhận lệnh triệu tập bắt buộc theo luật động viên mới của Ukraine và không được rời khỏi quân đội cho đến khi chính phủ có lệnh cho giải ngũ.
Khi tình hình trên tiền tuyến xấu đi, đặc biệt là ở vùng Donetsk, ngày càng có nhiều binh sĩ Ukraine đầu hàng Nga, theo CNN.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, cơ quan công tố Ukraine đã tiến hành thủ tục tố tụng hình sự với gần 19.000 binh sĩ tự ý rời bỏ vị trí hoặc đào ngũ, Quốc hội Ukraine cho biết.
Đây là con số đáng kinh ngạc, nhưng rất có thể là không đầy đủ, theo CNN.
Một số chỉ huy Ukraine nói với CNN rằng, nhiều sĩ quan sẽ không báo cáo tình trạng lính đào ngũ và vắng mặt trái phép lên cấp trên. Thay vào đó, họ cố gắng liên lạc và thuyết phục binh sĩ quay lại đơn vị để tránh bị phạt.
Hồi tháng 6, Cục Điều tra Nhà nước Ukraine (SBI) được cho là đã đề xuất đưa quân nhân đào ngũ trở lại các đơn vị chiến đấu để ứng phó với tình trạng thiếu nhân sự.
Andryi Horetskyi, sĩ quan quân đội Ukraine đang chiến đấu ở Chasiv Yar (vùng Donetsk), cho rằng, cách tiếp cận này là phù hợp.
“Những lời đe dọa chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Một người chỉ huy thông minh sẽ không đe dọa binh sĩ”, ông Horetskyi nói.
Vương Nam – CNN
Vụ tấn công vào Poltava một lần nữa cho thấy tình hình ở Ukraine đang trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Việc có các chuyên gia quân sự nước ngoài bị thương vong có thể làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia và đẩy cuộc chiến đến một giai đoạn mới.
Trả lờiXóaViệc các chuyên gia được cử đến Uk để hỗ trợ chiến đấu đang làm dấy lên nguy cơ xung đột vũ trang giữa Nga và EU, nên việc công kích sớm là điều dễ hiểu, tuy nhiên việc để lộ thông tin quốc phòng cho tình báo Nga của UK lại là việc làm không thể chấp nhận được, sẽ khó có đoàn nào được cử đến Uk để tiếp tục
Xóa