Lâm Trực@
Hà Nội, 16/10/2024 - Thời gian gần đây, những chỉ trích về chính sách đối ngoại của Việt Nam từ các tổ chức phản động như Việt Tân, hãy Hội anh em dân chủ... không ngừng xuất hiện. Những luận điệu như "ngoại giao đu dây" hay "nịnh bợ cường quốc" đã được tung ra nhằm tạo ra cái nhìn sai lệch về chiến lược ngoại giao của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách tiếp cận của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt trong mối quan hệ với các cường quốc như Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Chính sách ngoại giao của Việt Nam không chỉ mềm dẻo mà còn kiên định trên những nguyên tắc chiến lược, luôn bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia.
Một trong những minh chứng rõ ràng cho chiến lược ngoại giao thông minh của Việt Nam là cách xử lý mối quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam giữa bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Trước đó, vụ tấn công tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía Việt Nam. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng chuyến thăm sẽ diễn ra trong không khí căng thẳng, tuy nhiên, kết quả lại hoàn toàn ngược lại.
Trong cuộc gặp này, Việt Nam không chỉ thể hiện lập trường kiên quyết về chủ quyền lãnh thổ mà còn khéo léo mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Việc hai nước thỏa thuận triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR là một bước tiến lớn trong quan hệ song phương, giúp tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại và du lịch. Điều này cho thấy khả năng tách biệt các vấn đề căng thẳng và tìm kiếm cơ hội hợp tác, một minh chứng cho chính sách ngoại giao linh hoạt của Việt Nam.
Trong các cuộc đối thoại với Trung Quốc, Việt Nam không né tránh những vấn đề nhạy cảm mà thay vào đó, thẳng thắn nêu rõ quan điểm về chủ quyền Biển Đông. Điều này cho thấy Việt Nam không hề "nịnh bợ" như những luận điệu sai trái đã đưa ra, mà ngược lại, luôn giữ vững lập trường và bảo vệ lợi ích quốc gia một cách rõ ràng. Sự cứng rắn về lập trường chủ quyền được kết hợp với thiện chí trong việc duy trì đối thoại và hợp tác, chính là yếu tố then chốt giúp Việt Nam duy trì được sự ổn định trong quan hệ với các cường quốc.
Giọng điệu của tổ chức khủng bố Việt Tân. Ảnh: Tre Làng
Cách xử lý này của Việt Nam đã được các nhà quan sát quốc tế ca ngợi như một bài học về ngoại giao. Thay vì đối đầu hay nhượng bộ, Việt Nam luôn tìm cách đối thoại, vừa giữ được hòa bình, vừa bảo đảm lợi ích quốc gia. Đây là chiến lược mà Việt Nam đã áp dụng thành công không chỉ trong quan hệ với Trung Quốc mà còn với nhiều cường quốc khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
Cách xử lý này của Việt Nam đã được các nhà quan sát quốc tế ca ngợi như một bài học về ngoại giao. Thay vì đối đầu hay nhượng bộ, Việt Nam luôn tìm cách đối thoại, vừa giữ được hòa bình, vừa bảo đảm lợi ích quốc gia. Đây là chiến lược mà Việt Nam đã áp dụng thành công không chỉ trong quan hệ với Trung Quốc mà còn với nhiều cường quốc khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
Chính sách ngoại giao của Việt Nam từ lâu đã mang tính nguyên tắc, vừa linh hoạt vừa kiên định, với mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì hòa bình trong khu vực. Truyền thông quốc tế đã nhiều lần ghi nhận cách tiếp cận này của Việt Nam như một hình mẫu về xử lý quan hệ quốc tế. Việc Việt Nam ký kết 10 văn kiện hợp tác quan trọng với Trung Quốc trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường cho thấy khả năng ngoại giao xuất sắc của Việt Nam trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với láng giềng mà không hề nhân nhượng về các vấn đề nguyên tắc.
Không chỉ dừng lại ở Trung Quốc, Việt Nam còn thành công trong việc duy trì và mở rộng quan hệ với các cường quốc khác. Trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng toàn cầu giữa các nước lớn, Việt Nam đã khéo léo giữ được vị thế trung lập và độc lập, đồng thời không ngừng phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia. Mối quan hệ hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ hay Nhật Bản là những minh chứng rõ ràng cho điều này, khi Việt Nam luôn biết cách khai thác những cơ hội để phát triển đất nước trong khi vẫn bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Chiến lược ngoại giao của Việt Nam là một minh chứng cho sự linh hoạt nhưng kiên định trong bảo vệ lợi ích quốc gia. Trái với những luận điệu chỉ trích, Việt Nam đã chứng tỏ rằng việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc không đồng nghĩa với sự nhân nhượng hay mất đi chủ quyền. Thay vào đó, thông qua đối thoại và hợp tác, Việt Nam đã tạo ra những bước tiến lớn trong quan hệ quốc tế, góp phần giữ vững hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, công tác đối ngoại đã đạt được nhiều kết quả toàn diện trên tất cả các kênh đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Kết quả bao trùm là củng cố vững chắc hơn môi trường ổn định, hòa bình để đất nước phát triển bền vững cũng như phát huy sức mạnh mềm quốc gia, ngày càng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaNghệ thuật đối ngoại của Việt Nam đã tạo được những dấu ấn lịch sử trong quan hệ với các nước, đặc biệt là tạo ra môi trường chiến lược mới và vị thế chiến lược mới thuận lợi cho Việt Nam cả về an ninh và phát triển.
Trả lờiXóaMặc kệ bọn phản động có khua môi múa mép như thế nào, tất cả chỉ là nhận định mang tính chủ quan, phiến diện với khuynh hướng dè bỉu, xuyên tạc các hoạt động của Đảng ta. Người tỉnh táo cần nhìn vào kết quả, sau chuyến công du của TBT Tô Lâm chúng ta đã đạt được những gì, sớm thôi mọi người sẽ thấy!
Trả lờiXóaChưa có một chuyến công du nào của lãnh đạo trung ương mà không đưa về lợi ích cho dân tộc, các bác lên đường là đều có sự tính toán cho lợi ích quốc gia dân tộc chứ không phải trò đu càng mà đám phản động vẫn hay làm, đám này chuyên đánh đồng người khác với chúng
XóaNghệ thuật ngoại giao của Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý thuyết và thực tiễn. Đây là một tài sản quý báu, góp phần quan trọng vào thành công của đất nước. Trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, đồng thời chủ động thích ứng với những biến động của tình hình quốc tế để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững.
Trả lờiXóacó được những thành tựu này là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; đoàn kết thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là minh chứng sinh động khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn, phù hợp của Đảng, trong đó có đóng góp quan trọng của công tác đối ngoại mà Bộ Ngoại giao làm nòng cốt.
Trả lờiXóaNgoại giao đã phát huy vai trò tiên phong trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đối ngoại là phần kéo dài của chính sách đối nội, chủ động góp phần thúc đẩy và không ngừng củng cố "thế và lực", mở ra cục diện phát triển mới cho đất nước.
Trả lờiXóaViệt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ngoại giao sẽ tiếp tục tăng cường đóng góp tích cực trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh hiện nay mỗi cán bộ ngoại giao cần nắm vững đặc điểm và xu thế của thời đại, những mâu thuẫn cơ bản, chiều hướng diễn biến của thời cuộc để dự báo chính xác thời cơ cách mạng; tạo ra, nắm bắt và tận dụng thời cơ; giảm thiểu tác động tiêu cực; đưa đất nước "đi tắt đón đầu" và không ngừng gia tăng, củng cố tiềm lực.
Trả lờiXóaCông tác ngoại giao của đất nước cần lan tỏa mạnh mẽ phiên bản Việt Nam độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển, phồn vinh, hạnh phúc và tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng phát triển phồn vinh, hạnh phúc trên toàn thế giới
Trả lờiXóaChúng ta mở rộng cánh tay với toàn thể quốc gia trên thế giới miễn là họ tôn trọng độc lập chủ quyền và các quyền liên quan, không phương hại đến mình, chẳng có khái niệm phe phái, tự lực cánh sinh, lấy thành quả tự cống để làm hương thơm thu hút các quốc gia phát triển tìm đến hợp tác
XóaMục tiêu cao nhất của ngoại giao thời đại mới là "bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; vì Đảng vững mạnh; vì nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, có vị trí, vai trò quan trọng trong nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại; vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân".
Trả lờiXóaTrong quá khứ thi Thái Lan được biết là một quốc gia ngoại giao khéo léo bậc nhất thế giới, nhưng chỉ mới khéo thôi chứ chưa khôn, VN chúng ta mới là đỉnh cao ngoại giao khôn khéo, làm gì có quốc gia nào đạt được vị thế ngoại giao như chúng ta hiện tại, nước lớn nào cũng tìm đến nhà gõ cửa.
Trả lờiXóa