Chia sẻ

Tre Làng

Nguyên Thứ trưởng Nội vụ: Sáp nhập còn 38 tỉnh, thành như trước là phù hợp

Bài của PV Thu Hằng

Ủng hộ chủ trương sáp nhập tỉnh mà Bộ Chính trị vừa mới kết luận, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng có thể sáp nhập một số tỉnh để cả nước trở về con số 35 - 38 tỉnh, thành như trước là phù hợp.

Trao đổi với VietNamNet về chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện vừa được Bộ Chính trị kết luận, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, vừa qua Trung ương đã gương mẫu làm trước theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” thì địa phương cũng “hăng hái làm theo”. Đó là quan điểm mà Tổng Bí thư đã nêu rõ.

Theo ông Dĩnh, việc sáp nhập một số tỉnh là tất yếu vì chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và đã làm là phải làm cả hệ thống đồng bộ, đảm bảo “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”.

Nếu không làm sẽ bỏ lỡ thời cơ

Nói đến sáp nhập tỉnh thành, bộ ngành trước đây đã có một số lần đề cập nhưng dường như mỗi lần đưa ra thì có rất nhiều lực cản không làm được. Nhưng lần này, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Trung ương rồi cả ở địa phương vừa qua, chúng ta không chỉ làm được mà còn làm rất nhanh. Vậy theo ông, đây có phải là tiền đề để việc sáp nhập tỉnh tới đây không thể bàn lùi?

Nghị quyết 18 năm 2017 của Trung ương khóa 12 đã đề ra nhiều nhiệm vụ rất toàn diện, đầy đủ. Đảng thế nào, Quốc hội thế nào, Chính phủ thế nào, MTTQ thế nào. Vấn đề nằm ở triển khai ra sao.

Thời gian qua, chúng ta đã thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy và đạt được một số kết quả nhưng thực ra chưa đạt mục tiêu. Tinh gọn bộ máy nhiều khi chỉ giảm được số lượng biên chế nhưng chưa chất lượng. Đôi khi cách làm còn nể nang.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Dĩnh. Ảnh: Ngọc Thắng

Trước đây, chúng ta hay đặt ra lộ trình vì có nhiều cái khó.

Nhưng lần này Đảng, Nhà nước mà đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định đây là cuộc cách mạng, phải làm triệt để, quyết tâm, tốc chiến, tốc thắng, bứt phá để vươn mình. Cho nên bây giờ không còn lộ trình nữa mà là tiến độ công việc.

Chính vì vậy đợt sắp xếp bộ máy lần này khác với trước đây, thái độ khác, hành động khác. Nên bây giờ làm không phải bộc phát mà trên cơ sở đã có nghiên cứu, kế thừa thành quả từ trước và làm quyết liệt như một cuộc cách mạng chứ không phải đổi mới. Đây là thời cơ vận hội, nếu không làm thì sẽ bỏ lỡ.

Đại hội 13 của Đảng đã đặt ra mục tiêu năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Mục tiêu rất rõ, nếu không tăng tốc, bứt phá thì không thể đạt được tốc độ phát triển như mục tiêu đề ra.

Vừa rồi, chúng ta làm 3 đột phá về hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực nhưng lần này là làm cả tinh gọn bộ máy và đột phá về khoa học công nghệ.

Vừa rồi Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57 và Quốc hội mới thông qua Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đặc biệt là cơ chế khoán và chấp nhận “nghiên cứu có rủi ro”.

Tất cả đều làm đồng bộ và tinh thần của chúng ta rất quyết tâm, chớp lấy thời cơ “ngàn năm có một”.

Một tỉnh mà có hơn 300.000 dân như Bắc Kạn thì quá bé

Khi triển khai chủ trương sáp nhập tỉnh thì nên tính toán những yếu tố nào? Có ý kiến cho rằng nên sáp nhập các tỉnh để tạo thành các vùng phát triển, ý kiến của ông thế nào?

Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử,…

Nhưng đầu tiên là phải dựa vào quy mô dân số và diện tích tự nhiên và xem xét đến 5 yếu tố khác theo Nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Trước nay chúng ta vẫn quan tâm đến vùng tăng trưởng, vùng động lực để phát triển như: Vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng Đồng bằng Sông Hồng… Nhưng vùng thì tương đối lớn chứ không chỉ một hai tỉnh nhập lại.

Muốn sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải xét nhiều yếu tố, từ vị trí địa lý đến con người, dân số, phong tục tập quán… Ví dụ như một tỉnh mà có hơn 300.000 dân như Bắc Kạn thì quá bé.

Vậy theo ông, một số tỉnh trước đây tách ra có nên nhập lại và lấy tên như cũ vì đã có sẵn truyền thống, cơ sở rồi?

Cũng có thể, đấy cũng là một cơ sở mà trước đây chúng ta cũng đã nghiên cứu. Thực ra sau năm 1976 chúng ta cũng chỉ có 38 tỉnh. Lúc đó cũng có những điều kiện riêng.

Nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh thành hơn do điều kiện đi lại khó khăn, cơ sở vật chất cũng không có điều kiện như hiện nay. Có nhiều địa phương khi tách ra đã khá phát triển.

Tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách ra thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Hà Bắc khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên. Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển… Hay sâu hơn nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng...

Nhưng đến thời điểm này, các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn; nguồn lực, tài nguyên cũng dần cạn kiệt nên cần phải tính toán lại không gian phát triển.

Năm 2008, Hà Nội sáp nhập Hà Tây, ban đầu có khá nhiều ý kiến bức xúc nhưng bây giờ thực tế khẳng định sáp nhập như vậy Hà Nội mới có không gian, dư địa phát triển hơn.

Nên tiếp nối tinh thần “thần tốc”

Việc sáp nhập, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Trung ương vừa qua diễn ra phải nói là “thần tốc”, chỉ trong 2 tháng đã thực hiện xong và rất nhiều người không ngờ đến. Vậy theo ông chủ trương sáp nhập tỉnh sắp tới đây liệu có diễn biến tương tự?

Tôi tin là tinh thần “thần tốc” này tiếp tục tiếp nối. Bởi vì chúng ta đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc vào tháng 1/2026. Hiện nay đang chuẩn bị Đại hội cấp cơ sở. Vì vậy phải chuẩn bị nhân sự cho đại hội các cấp.

Cho nên tôi nghĩ phải làm quyết liệt để ổn định tổ chức bộ máy. Hiện nay đang thực hiện sắp xếp bỏ công an huyện đã có đề án trước đó. Kết luận 126 nêu rõ không chỉ bỏ công an huyện mà nghiên cứu sắp xếp cả tổ chức bộ máy tòa án, VKSND, thanh tra. Tất cả hệ thống thực hiện đồng bộ.

Tôi tin là phải làm và làm với tinh thần như vừa rồi, làm kiên quyết, triệt để. Trung ương gương mẫu làm trước, địa phương tiếp bước làm theo. Giờ tỉnh sáp nhập trước, tiến tới bỏ cấp huyện.

Là người làm công tác tổ chức lâu năm, theo ông khi thực hiện sáp nhập tỉnh nên gọn lại bao nhiêu tỉnh thì phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay?

Tôi nghĩ trở về con số như cũ 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.

31 nhận xét:

  1. sáp nhập các tỉnh, thành phố cần phải có sự chuẩn bị cũng như tính toán thật sự kĩ lưỡng trên từng phương diện cụ thể như dân số, phong tục văn hoá, rồi vùng động lực phát triển,... và rất nhiều điều kiện có liên quan khác, vì vậy cần phải đầu tư rất nhiều thời gian và sự cân nhắc kĩ càng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy ! việc sáp nhập các tỉnh, thành phố cần phải có sự chuẩn bị, cân nhắc một cách kỹ lưỡng các vấn đề có liên quan. Có thể nói, đây là một bài toán khó cho các cấp chính quyền. Tuy nhiên, nếu hoàn thành được thì sẽ đem lại nhiều chuyển biến tích cực

      Xóa
    2. Việc sáp nhập là việc lớn của cả nước, về tính hiệu quả chắc chắn lớn hơn những bất cấp mà nó gây ra, tuy nhiên để triển khai được hiệu quả thì cần sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị cũng như người dân, hiệu quả của công cuộc là kết quả của sự đoàn kết

      Xóa
  2. ở phía Bắc có vẻ như sẽ thực hiện sáp nhập hầu hết các tỉnh, thành phố xung quanh trừ Hà Nội, các tỉnh đó ngày trước được tách ra để dễ quản lý, bay giờ tiến tới sẽ sáp nhập tương đối giống với ngày trước, các tỉnh nằm trong cùng một vùng phát triển, rồi vị trí địa lí, dân số tương đương nhau sẽ được sáp nhập lại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến của bạn hợp lý, nhưng bài toán sáp nhập các tỉnh sẽ là một bài toán khó, cần đánh giá đúng thực tế về mọi mặt của các tỉnh như điều kiện kinh tế, văn hóa, con người,... để có thể đưa ra kết luận đích xác. Theo mình thì cái này phải lên kế hoạch cẩn thận đã rồi hẵng làm

      Xóa
    2. Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đồng thời, các cơ quan cũng cần nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện)

      Xóa
    3. Cán bộ ít, nâng cao mức sống và chất lượng cho cán bộ. Nhưng cũng đồng nghĩa với áp lực công việc của cán bộ sẽ rất lớn. Do đó, cần phải quan tâm hơn nữa về chế độ chính sách cho cán bộ chất lượng cao. Đồng thời, cán bộ nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ nhằm tăng nâng suất lao động như các nước phát triển

      Xóa
    4. Nên các địa phương với lực lượng Công an là tiên phong lúc nào cũng phải ưu tiên làm công tác tư tưởng cho cán bộ để ổn định tinh thần, lúc đó mới triển khai công tác giải thể sát nhập, người làm được việc họ hết lòng cố gắng, mà người có nguyện vọng cũng được đáp ứng

      Xóa
  3. 1976 với 38 tỉnh là quyết sách mới, nhưng hơi sớm vì chưa đủ mọi điều kiện, công nghệ thông tin ,kinh tế, giao thông ...hiện nay rất thuận lợi, mong đất nước mình có quốc sách nhanh hơn, đi tắt đón đầu nước thêm mạnh dân thêm giàu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chúng ta đang chuẩn bị tâm thế để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 trên 8%, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026)

      Xóa
    2. Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện

      Xóa
  4. Những năm trước 2000 khi kinh tế chưa phát triển, công nghệ chưa có thì tỉnh to là không khả thi : cán bộ đi lại họp hành, dân lên tỉnh vv... phải mất cả ngày đi đường, giải quyết việc 1 vài ngày nữa vv... thế là toi cả nửa tuần . Nay cán bộ ngồi chỗ nghe trực tiếp từ Tổng Bí thư, đến Thủ tướng truyền đạt ý kiến, dưới là đến tỉnh ... Dân thì ngồi nhà làm được các thủ tục hành chính ....vì thế sáp nhập tỉnh giai đoạn này là phù hợp. Chỉ còn 1 việc là đầu tư phát triển cho tỉnh to thì cán bộ phải khách quan, công bằng đừng để nơi được quan tâm quá mức , nơi lại lãng quên là ổn rồi. Còn các nghiệp vụ quản lý xã hội, tài chính vv... thì lập Trung tâm dịch vụ công lo hết cho địa phương (xã) và người dân thế là ok.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn

      Xóa
    2. Đảng uỷ Chính phủ sẽ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong thời gian tới

      Xóa
  5. Theo tôi thấy trước mắt hoàn thiện việc bỏ huyện và tăng cường nguồn lực về xã là điều ưu tiên làm trước đã, còn về việc sáp nhập tỉnh thì còn cần xem xét, đánh giá trên nhiều phương diện, đúng là với tinh thần "quyết tâm", "thần tốc" như hiện nay thì ai cũng sẽ muốn làm, nhưng phải tính toán cho thật kĩ

    Trả lờiXóa
  6. việc sáp nhập các tỉnh, thành phố có thể đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để có thể đạt được nhiều thành công trong việc cơ cấu lại bộ máy thì cần phải xem xét, đánh giá một cách khách quan một cách chi tiết và bao quát, cẩn thận. Vậy nên cũng không thể nói trước được điều gì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sáp nhập, tinh gọn là điều tất yếu của lịch sử, chứng minh tầm nhìn của Đảng ta là rất xa và hiệu quả. Chúng ta muốn vươn mình, cất cánh thì bản thân phải thanh thoát, nhẹ nhõm, đầy năng lượng chứ không thể nặng nề như bấy lâu nãy nữa

      Xóa
  7. Việc sáp nhập các tỉnh, nghiên cứu giải thể cấp huyện là một sự đột phá về tư duy và hành động, thể hiện quyết tâm của toàn đất nước về một bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu quả, hiệu lực, hiệu quả. Không tinh gọn sao được khi có đến gần 70% ngân sách phục vụ cho bộ máy Nhà nước!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì ngân sách được bao nhiêu thì dành ra nuôi bộ máy hết, mà một bộ máy cồng kềnh chứ có phải là phát huy hết hiệu quả đâu, nói không phải là phê bình vì quá nhiều, mà sự chia nhỏ nhiều tỉnh không còn phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước nữa

      Xóa
  8. theo tôi cần từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên làm thí điểm một vài địa phương để xem thuận lợi khó khăn chỗ nào, rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng ra, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn, còn nếu học hỏi được mô hình của nước ngoài thì có thể triển khai đồng bộ, tất nhiên làm một mạch thì bao giờ cũng tiết kiệm thời gian hơn

      Xóa
  9. AnNhiều tỉnh còn không bằng 1 quận của thành phố mà vẫn duy trì cả 1 hệ thống đủ các sở ngành thì quá lãng phí. Chúng ta đang có đà rất tốt trong việc tinh gọn hệ thống thì nên làm sớm việc sáp nhập tỉnh.Ủng hộ sáp nhập tỉnh để tính gọn dễ quản lý.

    Trả lờiXóa
  10. Ngoài việc dễ quản lý thì mỗi tỉnh sau khi sáp nhập sẽ có diện tích lớn hơn, dân số đông hơn dẫn tới nguồn lực mỗi tỉnh sẽ lớn mạnh hơn mà bộ máy lại được giảm bớt, rất có lợi cho đất nước. tôi rất ủng hộ việc sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bên cạnh đó, xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã, đồng thời định hướng thống nhất sáp nhập tỉnh thành; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025

      Xóa
    2. Việc sát nhập hợp lý là do việc chia nhỏ không còn phù hợp nữa, mỗi thời kỳ thì có một cách quản lý khác nhau, thời kỳ hiện nay nên để ít tỉnh, giao nhiệm vụ phát triển cụ thể phù hợp với đặc thù tỉnh đó để chuyên môn chuyên nghiệp hóa như bên Trung ấy, nên học hỏi.

      Xóa
  11. Ủng hộ. So với ngày trước trước bây giờ đường xá, phương tiện giao thông, liên lạc, hệ thống quản lý dân cư và nhiều công cụ quản lý phát triển vượt bậc thì cần tinh gọn, hiệu quả hơn nữa để dành nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển và vươn mình bay cao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi, xưa các vùng miền còn cách biệt nhau nhiều nên một vùng đất lớn không thể quản lý để phát huy hết tiền năng nên các cụ mới phải chia nhỏ, giờ công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ phủ sóng cả nước thì việc chia nhỏ không còn phù hợp nữa

      Xóa
  12. Thiết nghĩ sáp nhập tỉnh phải gắn với cơ sở hạ tầng chuyển đối số. Tỉnh thì to mà đường truyền tin chậm, không bảo đảm thì rất khó làm việc. Ví dụ như từ thành phố Cao Bằng đi huyện lị Bảo Lâm trong cùng một tỉnh mà gần như đi từ thành phố Cao Bằng xuống Hà Nội rồi (mất nguyên 1 ngày). Như vậy không phù hợp để báo cáo, chỉ đạo nhanh chóng. Nếu bất chấp sáp nhập có thể gây khó khăn trong quản lí, dẫn đến kết quả trái với mục đích ban đầu của tinh gọn. Nhất là khi bỏ cấp huyện thì các xã còn khó khăn để bảo đảm thống nhất quản lí trong một tỉnh hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  13. Nước mình không rộng đến mức phải chia nhỏ đến hơn 60 tỉnh thành để quản lý như vậy, một bộ máy quá cồng kềnh cho một địa phương quá nhỏ, hệ quả hứng chịu đầu tiên là dành cho ngân sách, tiền cứ đổ vào những thứ cồng kềnh thì tự khắc sẽ chẳng còn nguồn lực để phát triển đất nước

    Trả lờiXóa
  14. Giờ cứ tỉnh nào có đặc thù giống nhau, bổ trợ được cho nhau hoặc dân cư diện tích không đảm bảo thì cho về một nhà, đỡ được một đống trong bộ máy, thay vì hai ông giám đốc quản lý cùng lĩnh vực trên hai vùng đất bé tí thì nay một ông làm là được, ông khác cũng nằm trong hệ thống nhưng là người làm việc

    Trả lờiXóa
  15. Giữa thời kỳ nhạy cảm về tin tức mà thứ trưởng bộ nội vụ phát biểu như vậy là dư luận cũng định hình được vấn đề rồi, mà tôi thấy cũng hợp lý, liên quan đến hành chính thì càng rút gọn càng có lợi cho dân cho nước

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog