Ong Bắp Cày
Khi Lê Anh Tú, hay còn gọi là Thích Minh Tuệ, bắt đầu con đường hành tu khất thực kéo dài nhiều năm, những người có tâm hướng Phật đã kỳ vọng đây sẽ là một hành trình lan tỏa tinh thần từ bi, thanh tịnh, đồng thời góp phần nâng cao giá trị đạo đức trong xã hội. Tuy nhiên, những diễn biến sau đó cho thấy hành trình này ngày càng xa rời tinh thần tu tập nghiêm cẩn, khi yếu tố thị phi và những biểu hiện sai lệch trong cách hành trì xuất hiện ngày một rõ rệt.
Niềm tin và kỳ vọng của cộng đồng đã khiến nhiều người muốn tham gia trợ duyên, góp phần hỗ trợ cho hành trình này với mong muốn Phật pháp được xiển dương. Nhưng trên thực tế, đoàn hành tu không đơn thuần chỉ là một nhóm người thực hành Đầu Đà mà đã trở thành một tập hợp lỏng lẻo, pha trộn nhiều động cơ và mục đích khác nhau. Bản thân Lê Anh Tú dù tuyên bố rằng "có cũng tốt đẹp, không có cũng tốt đẹp, hoan hỷ cả," nhưng thực tế lại cho thấy một sự tác động qua lại khá mạnh giữa ông và những người đi theo, đặc biệt là việc tổ chức quy củ hơn giống như một tổ chức thay vì một đoàn hành tu đơn thuần.
Việc xuất hiện một "tăng đoàn" với sự hỗ trợ có tổ chức và sau đó là kế hoạch hành hương đến Ấn Độ cho thấy yếu tố đời xen lẫn vào đạo. Hình ảnh của một nhóm hành giả kham khổ, tu tập nghiêm cẩn dần bị thay thế bởi những hoạt động mang tính tổ chức quy mô. Điều này làm dấy lên nhiều tranh cãi về tính chất thật sự của hành trình này: đó là một cuộc hành tu hay chỉ đơn giản là một đoàn người thực hiện chuyến đi kéo dài với nhiều mục đích cá nhân?
Một trong những vấn đề lớn nhất của đoàn hành tu này chính là sự thiếu hụt về nền tảng Phật pháp cũng như sự am hiểu về Luật pháp của nhiều thành viên. Truyền thông tự do đã góp phần tạo ra một hình ảnh mang đậm màu sắc thiền môn, nhưng bản chất bên trong lại không có sự đồng nhất. Theo nhà báo Hồng Lam, nhiều khái niệm Phật giáo bị hiểu sai hoặc cố tình diễn giải sai lệch. Chữ "kham nhẫn" bị hiểu như là sự chịu đựng với người khác hơn là sự kiên trì giữ giới của chính bản thân. "Tùy duyên" bị biến tướng thành sự tùy tiện, thiếu nguyên tắc. Những khái niệm như "nghiệp", "quả báo", "phước" bị sử dụng tràn lan mà không có sự hiểu biết thấu đáo. Quan trọng hơn cả, chữ "tự do" bị lợi dụng để phủ nhận căn bản kỷ luật và nguyên tắc trong việc tu tập. Khi việc tu tập trở thành một sự trình diễn, sự tinh tấn không còn mang ý nghĩa đúng đắn.
Bên cạnh đó, dù luôn nhấn mạnh về việc giữ 5 giới hay 250 giới, nhưng lại không hề có quy tắc hay phương tiện giám sát nào để đảm bảo sự tuân thủ. Thậm chí, trong nội bộ đoàn còn xuất hiện những bất đồng và tranh cãi, dẫn đến việc một số cá nhân bị loại khỏi nhóm một cách lặng lẽ. Những lỗ hổng này càng làm cho chuyến đi trở nên xa rời với mục tiêu tu tập chân chính.
Một tuần sau Tết, thay vì cập nhật thông tin về việc hành tu, truyền thông lại tràn ngập những tranh cãi phàm tục về các vấn đề nhân sự, tách nhập đoàn, gièm pha nhau, tuyển chọn và loại bỏ thành viên. Tần suất các cuộc họp nội bộ, họp báo, phát ngôn chính thức, trả lời phỏng vấn hay chụp ảnh bên lề ngày càng dày đặc. Thậm chí, đoàn còn tổ chức họp báo với BBC, RFA, Vietuc và hàng loạt Youtuber, Tiktoker, Facebooker… Điều này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của một đoàn hành giả Đầu Đà, vốn chủ trương rời xa đời sống xã hội ồn ào, tránh xa truyền thông và các hoạt động phô trương. Đó là chưa kể, trong nội bộ đoàn vẫn có những "sư" sử dụng điện thoại, tiếp nhận và cung cấp thông tin ra bên ngoài, điều này không chỉ làm mất đi tính thanh tịnh mà còn tạo ra những nghi ngờ về động cơ thực sự của họ.
Ngay cả Lê Anh Tú, người khởi xướng hành trình, cũng bắt đầu nói nhiều hơn, giải thích nhiều hơn nhưng không mấy thuyết phục. Sự nhập nhằng giữa mục tiêu "tìm chân lý" và "đi để đến một nơi nào đó" đặt ra câu hỏi: đây là một hành trình giác ngộ hay chỉ đơn giản là một chuyến đi dài ngày được khoác lên lớp áo của Phật giáo?
Những nụ cười trên mặt các thành viên dường như ngày càng gượng gạo, không còn là nụ cười hoan hỷ, an nhiên của những người đang đi trên con đường giác ngộ. Con đường đến đất Phật trở nên xa vời hơn bao giờ hết, không chỉ vì những khó khăn về mặt hành trình mà còn vì những rào cản do chính những người trong đoàn tạo ra. Nếu đây thực sự là một hành trình tu tập, có lẽ nó sẽ không mang lại nhiều giá trị. Những sự kính trọng và quan tâm ban đầu đang dần phai nhạt, nhường chỗ cho sự hoài nghi và thất vọng.
thay vì cố gắng nói cho mọi người biết sự thật về Thích Minh Tuệ cùng với "đoàn tu" của mình thì hãy để bản thân Tuệ cùng "đồng bọn" tự bộc lộ mình. Những cái xấu xí, giả dối cũng đang dần dần lộ ra rồi. Tuệ cũng đã bắt đầu nói nhiều hơn, và mọi người sớm thôi sẽ thấy vị "bồ tát sống" này có thật sự thông thái như nhiều kẻ thổi phồng, hay ra sao thì mỗi người rồi sẽ tự rõ!
Trả lờiXóaÔng ấy ngày càng cố chấp.
XóaNgày càng thích tụ tập, thích được đám đông vây quanh, quỳ xuống, dân lễ.
Ngày càng thích xuất hiện trước truyền thông và MXH.
Biểu hiện muốn làm lãnh tụ, hay còn gọi là người đứng đầu ngày càng rõ nét.
Hạn chế nữa là ở hiểu biết....
Dân vn mình dễ bị khích động , dễ bị " dẫn dắt " dư luận . Nói dân trí thấp lại lên cơn nổi khùng
Trả lờiXóaThời buổi này còn nghe lảm nhảm " cô đồng bắt nước " . Bỏ công bỏ của lạy lục , theo sau ông " thần " trời ơi đất hỡi , nghe ổng phán những câu , những người có hiểu biết , khoa học : " sởn tóc gáy " luôn ! Bó tay !
Trả lờiXóaNhà báo Chu Minh Khôi:
Trả lờiXóaTưởng sự kiện về Ngài Minh Tuệ đã đi vào im lặng từ gần nửa năm nay, và từ bấy tôi cũng không theo dõi về Ngài nữa. Thế nhưng bỗng từ Tết đến giờ, cứ mở Youtube ra là thấy các video về Ngài đập vào mắt. Thế là đành xem. Nhưng khác với cảm nhận của tôi về Ngài từ nửa năm trước, thì nay cảm giác như không phải xem video khách quan về một nhà tu hành bộ hành khất thực, mà giờ đây như là xem bộ phim diễn cảnh người bộ hành. Lẽ ra, tôi sẽ chỉ xem các video và không nên nhận định gì nữa về Ngài và về “phái đoàn bộ hành xuyên Đông Nam Á”. Thế nhưng, có mấy thắc mắc, nên đành lại mạo muội nêu câu hỏi:
1. Thấy các video của Ngài Báu những hôm trước, và các Youtube hiện nay liên tục nói rằng: Ngài Báu xin visa cho Ngài Minh Tuệ và phái đoàn bộ hành đi qua Thái Lan với visa “Du lịch”, chứ không phải visa tu hành khất thực. Điều mình thắc mắc rằng, mình cũng từng đi một số nước trong Đông Nam Á (trong đó có Thái Lan) và chưa bao giờ phải xin visa. Theo như mình được biết, thì các nước trong khu vực Đông Nam Á đã có thoả thuận với nhau, là công dân các nước trong cùng khu vực, khi đi đến các nước khác cùng khu vực Đông Nam Á thì không cần visa, mà chỉ cần hộ chiếu. Như vậy, người có hộ chiếu Việt Nam khi sang Thái Lan và cả Myanmar sẽ không cần phải xin visa, càng không cần phải khai là đi du lịch. Chỉ khi phái đoàn của ông Minh Tuệ đi sang Bangladesh và Ấn Độ thì mới cần phải xin visa của các quốc gia này. Vậy sao các Youtube cứ nói rằng Đoàn ông Minh Tuệ đi qua Thái Lan là theo visa du lịch nhỉ? Có ai giải thích giùm tôi được không?
2.Nếu như nửa năm về trước, xem các video, tôi cảm mến Ngài Minh Tuệ, bởi sự “vô ngã” của Ngài. Trong cảm nhận và ý nghĩ của tôi vào thời điểm đó, thì việc tu hành là việc của Ngài, việc các youtube đi theo quay video thì đó là việc của youtube. Ngài không cần các youtube quay phim Ngài, và Ngài cũng không cần phải truyền thông, không cần phải giải thích gì cho dư luận về các hành vi của Ngài. Những ngày trước, khi xem các video của ông Báu và của ông Giáp, tôi chỉ nghĩ việc “họp báo”, việc truyền thông là việc riêng của ông Báu và ông Giáp – hai người “không tu” và chỉ đi theo trợ giúp. Nhưng nay, khi ông Báu và ông Giáp không còn ở đó nữa, hôm qua khi xem các video, thấy rằng: Ngài Minh Tuệ bố trí thời gian buổi trưa để trả lời các câu hỏi của Youtube, mà theo lời các Youtube khi đặt câu hỏi rằng: chuyển câu hỏi của người xem, của dư luận đến Ngài… Như vậy cho thấy, Ngài Minh Tuệ giờ đây cũng thích họp báo. Ngài Minh Tuệ đã coi các youtuber là thành phần đồng hành “không thể thiếu được” trong hành trình của Ngài. Và trong thâm tâm, Ngài Minh Tuệ đã coi việc “truyền bá”, “quảng bá” hình ảnh của Ngài là vô cùng quan trọng đối với Ngài. Như vậy, trong mắt tôi, Ngài đã không còn hoàn toàn “Vô ngã” nữa… mà Ngài vẫn còn nguyên bản ngã như tôi và chúng ta.
Nhà báo Chu Minh Khôi (tiếp):
Trả lờiXóa3. Ngay từ hồi đoàn bộ hành của Ngài Minh Tuệ còn nổi đình đám trên đất Miền Trung nước ta, tôi đã từng viết tus cho rằng, Ngài Minh Tuệ nên bộ hành sang Ấn Độ. Khi đó, tôi từng mường tượng ra rằng, khi Ngài đi qua Thái Lan, thì các Youtube người Việt và người Việt không thể đi theo để dâng thực phẩm. Mà khi đó, Người Thái Lan, người Ấn Độ - tức là người dân các nơi Ngài đi qua sẽ đứng bên đường để dâng thực phẩm cho Ngài. Các youtube của Người Thái Lan, người Ấn Độ sẽ đăng tải các video về Ngài. Và khi đó, báo chí Việt Nam sẽ đưa tin về việc người Ấn Độ, người Thái Lan quỳ lạy Ngài, và sẽ viết rằng: Một người Việt Nam được báo chí Thái Lan, báo chí Ấn Độ ca tụng. Hay nói cách khác, tôi muốn những hình ảnh của Ngài ở Quảng Trị, ở Huế sẽ tiếp diễn ở Thái Lan, với cảnh đoàn người đi theo dài cả km không phải là người Việt, mà là người Thái Lan và người Ấn Độ. Nếu điều này xảy ra, thì tôi sẽ càng tin rằng Ngài Minh Tuệ là Bộ Tát tái sinh, Bồ Tát thị hiện.
Thế nhưng giờ đây, Ngài Minh Tuệ đang ở trên đất Thái Lan, nhưng điều đáng tiếc là: những người dâng thực phẩm không phải người Thái Lan mà toàn người Việt. Các youtube về Ngài vẫn xuất hiện dày đặc trên mạng, nhưng toàn youtuber tiếng Việt, do người Việt Nam quay. Chẳng thấy các video do người Thái Lan đưa lên. Và cũng không thấy nói báo chí Thái Lan viết về Ngài. Tại sao hành trình của Ngài được đông đảo người Việt Nam tung hô, ngưỡng vọng, mà người Thái Lan – vốn rất yêu đạo Phật lại thờ ơ? Người Thái Lan có mắt mà như “mù”, không nhìn thấy một bậc đạo sư vĩ đại chăng?
4.Ngài Minh Tuệ khất thực, chỉ lấy thực phẩm, không lấy tiền. Từ khi ta biết về Ngài, ta ngưỡng vọng Ngài vì điều đó.
Nhưng giờ đây, ta thử suy xét sâu hơn về bữa ăn của Ngài Minh Tuệ. Phật giáo Nam Tông ở Việt Nam trước đây, và Phật giáo ở Lào, Thái Lan hiện nay vẫn có truyền thống khất thực. Nhưng mỗi suất (bữa ăn) mà các nhà sư nhận được từ người sùng đạo, tôi nghĩ chỉ tương đương với vài chục nghìn, cao lắm thì trăm nghìn. Nhưng giờ đây, mỗi suất ăn đó không phải do người dân địa phương dâng, mà phần lớn đều do người Việt Nam đi sang đó dâng cho Ngài. Như vậy, suất ăn đó, không chỉ đơn thuần là một suất ăn, một chai nước lọc, mà kéo theo đó là cả một vé máy bay, chi phí đi lại, ăn nghỉ cho một người đi dâng cúng (dĩ nhiên do người dâng cúng tự bỏ ra chi trả). Cho thấy mỗi suất ăn mà Ngài Minh Tuệ và các đồng đạo đang thọ thực, không chỉ là một suất ăn “đạm bạc” cho người tu hành nữa, mà tính ra chi phí có khi lên đến cả triêụ đồng/suất (tính theo kiểu: của một đồng, công một nén). Không biết Ngài Minh Tuệ có tính đến điều này, một trong những tiêu chí của người tu hành là tránh lãng phí xa hoa. Nếu Ngài Minh Tuệ quả thực là người học đạo sâu, có lẽ Ngài sẽ quan tâm đến điều này, sẽ từ chối các suất ăn mà người Việt đi theo cúng dường, thay vào đó, sẽ đi vào từng nhà dân ở chính nơi Ngài đi qua để khất thực.
Từ hôm sang nước Thái Lan
Hương người đắc đạo vơi, tan ít nhiều