Ong Bắp Cày
Hà Nội, ngày 22/4/2025 - Trong giới văn chương Việt Nam đương đại, Nguyễn Quang Lập từng được xem là cây bút sắc sảo, hài hước và có sức gợi cảm xúc. Nhưng đáng tiếc thay, với bài viết “Sài Gòn giải phóng tôi”, ông lại lộ rõ một sự trượt dài không chỉ về tư tưởng mà cả trong đạo lý, lương tri và lòng biết ơn - những giá trị tối thiểu của một công dân từng được thụ hưởng những thành quả của công cuộc thống nhất đất nước. Với bút pháp có vẻ như dí dỏm, trải nghiệm cá nhân, ông đã cố tình lồng ghép những ẩn dụ, so sánh và cảm thán lệch lạc, dẫn đến việc xuyên tạc lịch sử, bóp méo bản chất của Chiến thắng 30/4/1975 - một dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Bài viết của Nguyễn Quang Lập khiến người đọc cảm tưởng như ông là một “đứa trẻ lạc lối” được khai sáng nhờ… mì tôm, cassette và bút bi. Một Sài Gòn của thời hậu giải phóng hiện lên trong mắt ông không phải là thành phố đã được cứu thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc và bè lũ tay sai, mà là một thiên đường vật chất mà ông, một chàng trai miền Bắc kham khổ, ao ước được đặt chân đến.
Đáng tiếc thay, thay vì thể hiện niềm tự hào, biết ơn với sự kiện lịch sử trọng đại - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân Nam Bắc sum họp một nhà - ông lại biến ký ức cá nhân thành một lời ca ngợi lối sống vật chất của Sài Gòn cũ như thể đó là cứu rỗi của chính mình. Ông viết: “Tối hôm đó thằng Minh bóc gói mì tôm bỏ vào bát... một mùi thơm rất lạ bốc lên... chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau” - câu văn tưởng như hồn nhiên ấy thực chất là một cách diễn đạt đầy dụng ý nhằm gieo rắc một thông điệp sai lệch: rằng miền Nam phồn vinh, hiện đại hơn miền Bắc nghèo khó, u tối.
Nguyễn Quang Lập hoàn toàn làm ngơ với bối cảnh lịch sử của một Sài Gòn trước năm 1975 - nơi từng là thủ phủ của một chế độ bù nhìn, bị Mỹ thao túng, là nơi máu người dân vô tội đổ xuống từng ngày vì bom đạn, đàn áp, tù đày. Ông cũng không hề nhắc tới bao hy sinh của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ trên cả nước để giành lấy nền độc lập, thống nhất ấy. Thay vào đó, ông phơi bày những so sánh phiến diện và cố tình tạo cảm giác miền Nam “giải phóng” miền Bắc - một cách tráo trở ngôn ngữ và nhận thức đến mức trâng tráo.
Lối viết ấy phản ánh một sự suy đồi trong tư tưởng của một trí thức từng được Nhà nước đào tạo, trọng dụng. Không ít lần Nguyễn Quang Lập bộc lộ những phát ngôn chống đối, bị xử lý vì vi phạm pháp luật. Nay, ông dùng bút mực để tiếp tục “trở cờ” bằng cách viết sai bản chất của lịch sử, dùng chuyện mì tôm và bút bi để đánh tráo giá trị của một chiến thắng mà thế giới ca ngợi là “kỳ tích vĩ đại của thế kỷ XX.”
Không ai phủ nhận Sài Gòn của miền Nam trước năm 1975 có phần hiện đại hơn về vật chất, do bị biến thành “phòng thí nghiệm” của Mỹ. Nhưng điều đó không thể dùng để phản bác lại chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một vài gói mì tôm, một chiếc cassette, vài cây bút bi - không thể sánh được với máu xương của biết bao liệt sĩ đã nằm xuống trên dãy Trường Sơn, nơi biên giới, giữa lòng đô thị bị bom đạn cày xới. Sự lấp lánh giả tạo của tiện nghi tiêu dùng không thể thay thế cho giá trị vĩnh hằng của lòng yêu nước, của độc lập, tự do.
Người viết đã cố tình đặt Sài Gòn trong cái nhìn mộng mị, vật chất và “tây hóa,” để rồi âm thầm phủ nhận giá trị cách mạng, xuyên tạc vai trò của lực lượng quân Giải phóng và sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân miền Nam dành cho cách mạng. Đây là sự phản ánh rất đáng lên án, nhất là khi nó được ngụy trang dưới lớp vỏ “truyện ngắn ký ức.”
Bài viết không chỉ xúc phạm đến sự hy sinh của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước, mà còn thể hiện sự vô ơn đối với những người dân miền Nam từng nuôi giấu cán bộ, từng hy sinh người thân cho sự nghiệp thống nhất đất nước. “Sài Gòn giải phóng tôi” - không! Chính tư tưởng thực dụng, vọng ngoại và vô ơn đã tự biến Nguyễn Quang Lập thành kẻ bị giam cầm trong chiếc lồng vàng của chủ nghĩa tiêu thụ, quay lưng với lý tưởng mà cả dân tộc đã đổ máu để gìn giữ.
Lối kể chuyện tưởng như hồn nhiên, chân chất lại chứa đựng sự đả kích có chủ đích. Nguyễn Quang Lập không chỉ so sánh mậu dịch viên Hà Nội với tiểu thương Sài Gòn mà còn cố tình tạo ấn tượng rằng miền Bắc là biểu tượng của sự khắc nghiệt, giáo điều, còn miền Nam là thiên đường của tự do và nhân bản. Đây là một cái bẫy ngôn ngữ đầy nguy hiểm mà không ít người nhẹ dạ sẽ rơi vào nếu thiếu bản lĩnh chính trị và sự tỉnh táo.
Nguyễn Quang Lập đã biến những biểu tượng nhỏ lẻ thành thước đo để xét lại cả một thời kỳ lịch sử. Đó là kiểu xét lại lịch sử phản động - không trực diện như đạn pháo, nhưng lại âm thầm gặm nhấm nhận thức thế hệ trẻ, phá hoại nền tảng tư tưởng bằng chính trải nghiệm cá nhân được thêu dệt khéo léo.
Tác phẩm “Sài Gòn giải phóng tôi” không phải là một ký ức chân thành, mà là một lời biện hộ trá hình cho một tư tưởng xuyên tạc lịch sử, phản bội lý tưởng dân tộc. Nó không chỉ là sự lạc hướng của một cá nhân mà còn là biểu hiện nguy hiểm của một trào lưu “phi chính trị hóa lịch sử,” đang từng ngày len lỏi vào văn học, nghệ thuật, mạng xã hội.
Đất nước này không cấm tự do tư tưởng, nhưng không bao giờ chấp nhận việc lợi dụng ngôn luận để bóp méo sự thật, phủ nhận máu xương dân tộc. Làm văn, trước hết phải làm người. Làm người, tối thiểu phải có lòng biết ơn.
Tác phẩm "Sài Gòn giải phóng tôi" là một tác phẩm rất tồi của một nhà văn tồi, vô ơn với chính sách đại đoàn kết của Đảng, Nhà nước ta. Một tâm hồn của Nguyễn Quang Lập méo mó và rách nát. Không thể gọi ông là nhà văn được khi cho ra những tác phẩm độc hại thế này
Trả lờiXóaNhà văn , nhà thơ gì đâu . Đầu óc thằng này có vấn đề . Giá trị bộ não nó không bằng gói mì ăn liền . Thảm hại nhận thức một con người !
Trả lờiXóaCó gói mì ăn liền mà nó thây đổi cả cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của cả một dân tộc . Thảm hại cho nhận thức bệnh hoạn của thằng nhà văn khốn nạn
Trả lờiXóaNhà văn gì cái ông này chứ, cũng là ăn theo học đòi mấy bọn dân chủ rởm để được các tổ chức phản động tài trợ cho ít tiền mà sinh sống qua ngày thôi. Giờ nhận tiền rồi thì phải làm theo chỉ đạo của bọn chúng thôi. Thật đáng buồn thay những con người như vậy, không chịu làm việc cống hiến cho đất nước mà lại đi làm thân trâu ngựa cho bọn phản động.
Trả lờiXóa