Lâm Trực@
Trong lịch sử mỗi quốc gia, có những thời khắc thay đổi âm thầm nhưng quyết định. Không phải bằng trống giong cờ mở, không bằng khẩu hiệu đỏ rực, mà bằng những chuyển động nhỏ nhưng thực chất trong cách một chính quyền phục vụ dân.
Hà Nội, “trái tim của cả nước” đang đi những bước đầu tiên trên hành trình cải tổ hành chính với một mô hình không mới trên thế giới, nhưng là mới với Việt Nam: chính quyền địa phương hai cấp. Việc bỏ cấp huyện để chỉ còn cấp thành phố và cấp xã không đơn thuần là bài toán kỹ thuật, mà là một cuộc khảo nghiệm văn hóa quản trị, văn hóa quyền lực và sâu xa hơn là văn hóa phục vụ.
Từ ngày 20/6, nhiều xã thuộc các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai bắt đầu vận hành thử nghiệm mô hình này. Không ồn ào, không quá nhiều lễ lạt. Cán bộ bước vào vị trí mới. Trung tâm hành chính công được nâng cấp, máy tính sáng đèn. Những người dân mang theo hồ sơ bước vào, được hướng dẫn, được giải quyết mà không còn bị dội lại bởi cái bóng vô hình của “thẩm quyền không rõ ràng” hay “cấp huyện chưa chuyển xuống”.
Chính trị, trong bản chất sâu xa của nó, không phải là quyền lực mà là nghệ thuật tổ chức đời sống xã hội sao cho bền vững, hiệu quả và nhân văn. Một chính quyền tử tế không được đo bằng số lượng nghị quyết, mà bằng từng quyết định nhỏ có làm cho người dân sống nhẹ nhõm hơn không.
Tại xã Ứng Thiên, ông Phạm Hồng Điệp – một cán bộ lâu năm – không nói về “đổi mới”, không tuyên bố những điều lớn lao. Ông chỉ nói về việc sáu cán bộ đang trực tiếp tiếp dân, xử lý từng giao dịch, học cách làm chủ hệ thống mới. Đó không phải là lời tuyên truyền. Đó là một thái độ – thái độ sẵn sàng thay đổi để phù hợp với một thời đại đang dịch chuyển không ngừng.
Tại Tam Hưng, không ai đòi hỏi sự hoàn hảo. Nhưng người ta nhìn thấy những cuộc họp để rà soát quy trình, những hành động cụ thể để điều chỉnh vướng mắc. Trụ sở cũ vẫn tiếp nhận hồ sơ, trụ sở mới vận hành song song. Giống như một cơ thể đang ghép tủy chưa hoàn toàn thích nghi, nhưng đầy hy vọng.
Người dân vẫn đến, không vì tin tuyệt đối vào hệ thống, mà vì sự tò mò thầm lặng: Liệu lần này có gì khác? Và chính họ, những người im lặng nhất, đang là nhân chứng trung thực nhất cho cuộc chuyển mình của nền hành chính. Nếu họ không bị phiền hà, nếu họ không phải quay lại vì một con dấu, thì điều đó đã có giá trị hơn cả hàng vạn tấm áp phích dán ngoài cổng UBND.
Câu chuyện ở Thanh Oai cũng không kém phần ý nghĩa. Một phiên họp Thường vụ đầu tiên không chỉ để “họp cho có”, mà để góp ý, xây dựng quy chế làm việc. Đây không phải là sự chỉnh đốn về hình thức, mà là một biểu hiện của tinh thần trách nhiệm trước một mô hình còn đang thở phập phồng trong lồng ngực thể chế.
Giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới, nghe như một câu khẩu hiệu trừu tượng, nhưng trong thực tế lại mang dáng dấp của một nền hành chính văn minh: không rào cản, không xé rào, không lắt léo. Khi một người dân có thể làm giấy khai sinh cho con ở bất kỳ xã nào, đó là lúc hệ thống bắt đầu từ bỏ tư duy địa phương hóa quyền lực.
Nhưng cũng cần nói thẳng: cải cách sẽ thất bại nếu cán bộ không thay đổi cách nghĩ. Văn bản không cải cách được một tâm thế hành chính trì trệ. Máy tính không xử lý được sự vô cảm. Chỉ khi mỗi cán bộ coi việc phục vụ nhân dân là bổn phận chứ không phải là “công việc”, thì lúc ấy, nền hành chính mới thực sự bắt đầu một kỷ nguyên mới.
Hà Nội – nơi từng mang trong mình nếp nghĩ “trên kính dưới nhường”, giờ đây đang tập thay đổi từ chính trong hệ thần kinh tổ chức. Sự chuyển động này đáng được cổ vũ, không phải vì nó hoàn hảo, mà vì nó chân thành. Người ta vẫn thường sợ những cái mới vì lười thay đổi. Nhưng sợ cái mới là biểu hiện của nền hành chính tự làm nghèo mình.
Chúng ta không thể tiếp tục để người dân phải mang một tờ giấy đi lòng vòng qua ba cấp chính quyền. Mỗi lần đi lại ấy là một lần mất niềm tin. Hà Nội hôm nay, với mô hình hai cấp, đang mở ra một lối đi mới, nơi chính quyền không còn là một cỗ máy hành chính nặng nề, mà là một cấu trúc vận động linh hoạt, biết phục vụ đúng lúc, đúng nơi, đúng người.
Văn hóa quản trị không nằm trong sơ đồ tổ chức, mà nằm trong cách một cán bộ nhìn người dân: như một công dân cần được phục vụ, chứ không phải một đối tượng bị quản lý.
Và vì vậy, điều đáng mừng nhất chính là: Hà Nội không đang nói về cải cách. Hà Nội đang làm cải cách.
Cải cách là thiết yếu để hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển toàn diện từ chính trị, kinh tế, đời sống xã hội, tất cả đều dựa trên hoàn thiện cải cách cơ cấu tổ chức nhà nước, cải cách hành chính toàn diện để phục vụ người dân một cách nhanh chóng, chính xác, công bằng, và trong sạch hơn. Hi vọng với những quá trình mở cửa, số hoá, công khai như hiện nay, sẽ không còn cơ chế xin - cho, tiêu cựu, và tham nhũng vặt ảnh hưởng đến người dân nữa
Trả lờiXóaTriển khai đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ; tổ chức rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong các bộ, cơ quan, gắn với tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm
XóaUBND Thành phố đã lập 11 tổ công tác đặc biệt do các Phó chủ tịch UBND Thành phố và Giám đốc sở làm Tổ trưởng, trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác sắp xếp tại 30 quận, huyện, thị xã, thể hiện sự quyết liệt, có trọng tâm, bảo đảm tính đồng bộ trên toàn địa bàn
XóaMột trong những mục tiêu trọng tâm là bảo đảm kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Hà Nội với Cổng dịch vụ công quốc gia trở thành “một cửa số” duy nhất cho người dân tra cứu, nộp hồ sơ và nhận kết quả. Thành phố đặt thời hạn hoàn thành tích hợp hệ thống trước ngày 25/6
XóaTất nhiên, trong thời kỳ mới áp dụng các cải cách mới, sẽ còn những khúc mắc, khó khăn, những lúc giải quyết còn chậm trễ do bộ máy mới chưa hoàn toàn trơn tru, hợp lý. Cần có sự chỉnh sửa chính sách hợp lý từ nhà nước, sai đến đâu sửa đến đó, song hành với đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc, tiếp dân. Đồng thời, người dân cũng nên có sự đồng cảm, sẻ chia với nhà nước, tham gia đóng góp ý kiến những cải cách cần chỉnh lý, bổ sung, công chức, nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đóng góp vào phát triển chung
Trả lờiXóaTiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; triển khai thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
XóaThảo luận tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong CCHC, đề ra giải pháp khắc phục, khơi thông những điểm nghẽn trong tổ chức triển khai thực hiện
XóaBài báo đưa ra một góc nhìn rõ ràng về cải cách hành chính ở Hà Nội, nhấn mạnh tính âm thầm nhưng quyết liệt của các thay đổi. Tác giả khéo léo chỉ ra những rào cản như sự chồng chéo quyền hạn giữa cấp huyện và cấp xã khiến việc giải quyết thủ tục còn lúng túng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự quyết liệt trong cải cách thể hiện qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ, minh bạch hóa quy trình. Những nỗ lực như số hóa thủ tục, cập nhật cơ sở dữ liệu, và chuyển đổi số cho thấy định hướng cải cách không chỉ mang tính hình thức. Cải cách hành chính sẽ chỉ hiệu quả nếu người dân cảm nhận được sự thay đổi trong từng lần tiếp xúc với bộ máy nhà nước. Vì thế, việc tiếp tục giám sát, đánh giá và mở rộng mô hình là cần thiết để tránh tình trạng “trên nhiệt dưới lạnh”. Hà Nội đang đi đúng hướng nếu giữ được tinh thần cải cách bền bỉ.
XóaChuyển đổi số không còn là xu hướng mà là yêu cầu bắt buộc trong tổ chức bộ máy chính quyền hiện đại. Trong bối cảnh đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để vừa tinh gọn tổ chức, vừa nâng cao hiệu quả quản trị và phục vụ nhân dân
XóaPhải nhìn nhận những việc làm rất tích cực của Hà Nội trong cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, không chỉ là chính quyền hai cấp mà còn vấn đề chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị các công việc. Đây là tấm gương sáng cho tất cả các địa phương noi theo.
Trả lờiXóaTính đến nay, Hà Nội đã công bố 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền trên hệ thống và cung cấp 1.457 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 442 dịch vụ công toàn trình. Đây là mức độ 4 - cao nhất trong phân loại dịch vụ công, cho phép người dân làm thủ tục hoàn toàn qua mạng mà không cần đến cơ quan công quyền
XóaHà Nội duy trì cơ chế “thông báo hằng tuần” danh sách các thủ tục chỉ tiếp nhận trực tuyến, không nhận hồ sơ trực tiếp. Để người dân không bị động, Thành phố bố trí các đại lý dịch vụ công tại 476 điểm trên toàn địa bàn, miễn phí hỗ trợ thực hiện. Kết quả thủ tục hành chính được trả về tận nhà hoàn toàn miễn phí nếu thực hiện qua mạng
XóaBa trụ cột dữ liệu đang được Hà Nội xây dựng gồm: số hóa hồ sơ, chuẩn hóa danh mục dùng chung và làm sạch dữ liệu nền tảng. Trong đó, làm sạch dữ liệu dân cư, hộ tịch, đất đai, doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu để chuẩn bị cho giai đoạn kết nối và chia sẻ thông tin liên thông giữa các cơ quan, đơn vị
XóaBài viết cho thấy Hà Nội đang có bước chuyển mình tích cực trong công tác cải cách hành chính, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà tập trung vào những hành động cụ thể. Việc triển khai mô hình hành chính mới tại các xã, huyện như Ứng Hòa, Thanh Trì… phản ánh nỗ lực thực chất trong thay đổi cách thức phục vụ dân. Những cải cách như nâng cấp trung tâm hành chính công, số hóa hồ sơ, rút gọn quy trình giải quyết thủ tục thể hiện sự quyết tâm cải tổ từ nền tảng. Dù còn nhiều vướng mắc trong việc phân quyền giữa các cấp, đặc biệt là vai trò của cấp huyện, nhưng đây là tín hiệu đáng mừng. Cải cách từ gốc không chỉ đòi hỏi cơ sở vật chất mà còn là thay đổi tư duy quản trị. Nếu được thực hiện đồng bộ, Hà Nội có thể trở thành hình mẫu cho các địa phương khác học hỏi.
Trả lờiXóaTheo tôi đây là tín hiệu rất đáng mừng khi các chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước đã được nhanh chóng đưa vào đời sống người dân. Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để giúp người dân giải quyết được nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề của họ, từ đó tăng cường lòng tin của nhân dân
Trả lờiXóaCải cách hành chính ở Hà Nội là một nỗ lực đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Để đạt được hiệu quả tối đa, cần đẩy mạnh hơn nữa việc công khai, minh bạch các quy trình và trách nhiệm của cán bộ. Người dân mong chờ một nền hành chính thực sự thân thiện và chuyên nghiệp hơn nữa.
Trả lờiXóaCải cách là một phần tất yếu của kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó Hà Nội đang đi đầu trong cải cách. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là làm sao để các chính sách đi vào thực tiễn một cách đồng bộ và triệt để. Cần tăng cường giám sát, đánh giá định kỳ để đảm bảo không có tình trạng 'trên nóng dưới lạnh' và lợi ích của người dân luôn được đặt lên hàng đầu.
Trả lờiXóaCải cách là điều tất yếu để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của dân tộc, đất nước trong một kỷ nguyên mới. tuy nhiên việc này cần phải được làm một cách triệt để từ cái gốc và theo một thể thống nhất, đồng loạt, không được máy móc, dập khuôn. Tất cả vì lơi ích của đất nước, của nhân dân.
XóaViệc sáp nhập đơn vị hành chính và tinh gọn bộ máy có thể ảnh hưởng đến công việc và tâm lý của một bộ phận cán bộ. Đảm bảo sự ổn định và sắp xếp hợp lý là rất quan trọng. Khi được trao nhiều thẩm quyền hơn, năng lực chuyên môn và khả năng giải quyết vấn đề của đội ngũ cán bộ cấp xã/phường cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu.
Trả lờiXóaViệc Hà Nội tiên phong áp dụng chính quyền địa phương hai cấp là một bước đi mạnh dạn và có tầm nhìn trong công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đồng bộ và quyết tâm của lãnh đạo thành phố, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, mô hình này được kỳ vọng sẽ mang lại một bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả và gần dân hơn, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô
Trả lờiXóa