Chia sẻ

Tre Làng

Não bộ Thích Minh Tuệ và ảo tưởng

Lâm Trực@

Tôi vẫn thường nói với bạn bè của mình: “Đừng để cho cái miệng của ai đó biến bạn thành con rối trong vở diễn của họ, nhất là khi vở đó lại viết bằng mực mê tín và đạo cụ là lòng cả tin của chính bạn.” Nhưng hình như lời ấy, trong thời đại mạng xã hội và bệnh lý tâm linh bùng phát, đã trôi tuột như nước đổ lá môn.

Chuyện của “Thích Minh Tuệ”, tức Lê Anh Tú – một người đàn ông không giấy tờ tu hành, không giáo chỉ, không thuộc bất kỳ tổ chức Phật giáo hợp pháp nào – vậy mà lại được ca tụng như một thánh nhân, một hiện thân của từ bi và trí tuệ. Bài viết của Hoàng Mập là một minh chứng hùng hồn cho cái gọi là "văn chương mê tín", thứ văn chương không cần logic, không cần kiểm chứng, chỉ cần… một niềm tin bị bóp méo.

Người viết – xin lỗi tôi nói thẳng – không khác gì một người ngồi giữa chợ Đông Ba bán nước lã nhưng lại hét giá như sâm Ngọc Linh. Ông ta đưa ra các thuật ngữ nghe rất “có vẻ” khoa học như “sóng gamma”, “trí tuệ giác ngộ”, “não điều phối” – nhưng xin hỏi: ông lấy số liệu từ đâu? Ai đo điện não đồ của Lê Anh Tú? Bác sĩ nào xác nhận “não bộ đã tái cấu trúc”? Không ai cả. Không ai cả! Vậy mà vẫn viết, vẫn tung hê, vẫn rơi nước mắt ướt cả câu chữ chỉ vì một đôi chân sưng tấy mà tác giả gọi là "biểu hiện siêu việt sinh lý người thường".

Người bình thường sẽ thấy một đôi chân phù nề, một người lảo đảo, ngủ đứng, là dấu hiệu báo động y tế. Nhưng trong mắt Hoàng Mập, đó là “đạo cụ của đạo lực”, là “bài học sống động về sự giải thoát khỏi mọi điều kiện”. Xin thưa, nếu thế thì hàng ngàn bệnh nhân suy tĩnh mạch, viêm khớp, hay người vô gia cư co quắp dưới gầm cầu cũng là “thánh sống” hết cả rồi!

Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn đẩy sự hoang tưởng lên đỉnh điểm khi dẫn lời “Chân hư thì bỏ, chết thì vất xác…” như một câu nói giải thoát. Thưa ông, đây không phải là tinh thần Phật pháp, đây là tâm lý lệch chuẩn. Ở góc độ y học, đó là biểu hiện của rối loạn trầm cảm hoặc xung năng tự sát – nếu nói nhẹ thì là bệnh, nếu nói nặng là lời độc hại gieo rắc vào cộng đồng.

Không thể có một nền giáo dục nào cho phép người ta tin rằng, thân thể con người – thứ quý giá, là phương tiện để tu tập – lại có thể bị vứt bỏ như bao cát. Phật từng dạy phải yêu quý thân này như thuyền qua sông, như bè cứu người. Ở đâu ra cái lối tu hành báng bổ sinh mệnh như vậy? Và càng không thể có một nhà nước pháp quyền nào im lặng để những lời nói như thế lan truyền công khai mà không lên tiếng cảnh báo.

Tôi nói thẳng: cái mà bài viết của Hoàng Mập đang tô vẽ không phải là giác ngộ, mà là một sản phẩm được thổi phồng bằng công nghệ truyền thông và sự yếu kém trong phản biện xã hội. Người viết không phân biệt được giữa trí tuệ Phật giáo và tâm lý hoang tưởng. Ông ta gán cho Lê Anh Tú những phẩm chất siêu hình mà chính những bậc thiền sư chân chính cũng chưa từng tự xưng.

Và càng đáng sợ hơn, chính những lời khen ấy đang bị sử dụng để lật đổ trật tự lý trí. Khi một người như Lê Anh Tú được nâng lên thành "hiện tượng chưa từng có trong lịch sử loài người", thì đó không còn là lòng tôn kính nữa. Đó là chủ nghĩa cá nhân cực đoan mang màu áo Phật giáo. Đó là sự phỉnh nịnh của truyền thông tự phong, nấp bóng tôn giáo để gieo rắc một loại virus nguy hiểm – virus chống lại tư duy biện chứng.

Không ai cấm bạn tin vào tôn giáo. Không ai ngăn bạn tìm đường tu tập. Nhưng xin đừng lôi đức Phật xuống thấp đến mức dùng một người không pháp danh, không thọ giới, không được Giáo hội công nhận – rồi tôn lên ngang hàng với Đạt Lai Lạt Ma chỉ vì... “ánh mắt trầm tĩnh” hay “đôi chân sưng mủ mà vẫn mỉm cười”. Đó là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến cả lịch sử Phật giáo lẫn khoa học thần kinh.

Tôi biết, những người như Hoàng Mập sẽ vẫn viết, vẫn tung hô, vẫn dụ người khác rơi lệ trước một câu chuyện họ tự dựng nên. Nhưng tôi mong, những người còn trí tuệ, còn lòng tự trọng, hãy đủ tỉnh táo để đặt câu hỏi: “Liệu có thật là một người có thể ngủ đứng cả tháng, vận hành cơ thể bằng tâm thức, điều khiển tế bào bằng trí tuệ giác ngộ… chỉ vì đi bộ và ăn đồ cúng mỗi ngày?

Chúng ta không thể tiếp tục sống trong một xã hội nơi người biết ít nhất lại nói to nhất. Chúng ta không thể để cho một kẻ như Lê Anh Tú – người mà ngay cả tổ chức Phật giáo cũng không thừa nhận – trở thành biểu tượng tinh thần chỉ nhờ một bài viết sướt mướt.

Nếu “não bộ khác 90% người bình thường” là điều khiến ông trở thành thánh, thì xin lỗi – tôi sợ cái 10% còn lại trong xã hội này sẽ không đủ sức chống đỡ cái 90% mê tín còn lại đang lây lan như dịch bệnh.

12 nhận xét:

  1. Suy cho cùng thì mấy con người này cũng chỉ là công cụ cho các thế lực thù địch lợi dụng mà thôi. Không biết là họ được trả cho bao nhiều tiền nhưng mà đánh mất bản thân mình thì thật không xứng đáng, đáng nhẽ họ có thể làm được nhiều việc có ích cho đất nước, cho xã hội chứ không phải là đi tiếp tay chống phá.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết “Não bộ Thích Minh Tuệ và ảo tưởng” là một cái nhìn sắc sảo, đầy lý trí giữa bối cảnh xã hội đang dần xuất hiện những biểu tượng “tự phong” mang màu sắc thần bí, đánh vào sự nhẹ dạ và cảm tính của đám đông. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc phê phán cá nhân Lê Anh Tuấn (tự xưng Thích Minh Tuệ), mà còn khéo léo đặt vấn đề lớn hơn: làm sao để một xã hội hiện đại có thể đề kháng với sự mê tín trá hình được bọc trong vỏ đạo đức, tôn giáo và hình ảnh “người tu hành”?

    Sự việc Thích Minh Tuệ đi bộ khất thực, không giấy tờ, không cơ sở tu học hợp pháp, nhưng lại thu hút sự sùng bái từ một bộ phận công chúng là minh chứng rõ ràng cho hiện tượng “ngộ nhận tín ngưỡng”. Trong khi hàng triệu người lao động, cán bộ, giáo viên – những người sống đời tử tế, góp phần xây dựng xã hội – không nhận được sự quan tâm tương xứng, thì một người với vài hành vi “lạ thường” lại được tung hô như biểu tượng sống tỉnh thức. Đó là một sự lệch chuẩn đáng lo ngại.

    Bài viết đã chỉ ra thẳng thắn: tín ngưỡng không đồng nghĩa với ảo tưởng, và càng không thể là vỏ bọc để che giấu sự thiếu minh bạch về thân phận, mục đích hoạt động và lý lịch cá nhân. Việc ca tụng Thích Minh Tuệ không phải là thể hiện sự giác ngộ, mà là biểu hiện của một sự mất phương hướng trong đức tin.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh05:12 30/6/25

    Có người nói rằng ông Anh Tú chán kiếp người VN , chán gặp người VN dù là cha mẹ ông nhưng không biết làm sao nên tìm cách tu Hạnh Đầu Đà là cớ duy nhất để ông có thể thực hiện điều này.Khi tu HĐĐ , từ sáng đến tối ông đi lang thang khất thực rồi tối tìm chỗ hoang vắng ngủ một mình để cả ngày không phải gặp ai nói chuyện với ai và khi ông tu như vậy sống như vậy cơ thể sẽ suy kiệt từ từ , ông tuy sẽ chết sớm nhưng vẫn đở hơn tự tử đó là điều ông muốn tránh dù chán đời ! Thật ra giả sử ông đang ở nước ngoài và tu như vặy thì chả ai thèm để ý bởi đấy là " chuyện ruồi bu " nhưng ông tu tại VN nơi mà dân không hiểu vì sao hay có tánh hiếu kỳ môt cách lạ lùng hay thích để ý, làm rần rần lên ba cái chuyện tào lao, cà giựt cà xộp như thể cũng là 1 kiểu chán đời để thành chuyện như ngày hôm nay !

    Trả lờiXóa
  4. Đây là biểu hiện đáng lo ngại của sự thiếu tỉnh táo trong tiếp nhận thông tin. Họ bị cuốn hút bởi vẻ ngoài khổ hạnh, “từ bỏ đời sống vật chất”, nhưng lại không nhìn thấy sự mập mờ trong thân thế, hành tung và mục đích thật sự của những cá nhân này. Hình ảnh mà họ dựng lên – như những "người tu ngoài hệ thống", "bậc giác ngộ" – thực chất dễ tạo ra ảo tưởng, kích động đám đông và thậm chí có thể bị lợi dụng cho mục đích cá nhân hoặc chính trị. Sự sùng bái không có chọn lọc này có thể dẫn đến việc cổ súy cho hành vi trái pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội.

    Trả lờiXóa
  5. Điều này cho thấy sự dễ dãi trong niềm tin và thiếu tỉnh táo khi tiếp nhận hình ảnh “tu hành ngoài khuôn khổ”. Họ bị thu hút bởi vẻ ngoài khổ hạnh và lời nói đạo lý, nhưng lại bỏ qua sự mập mờ về thân thế, hành trình và động cơ thật sự. Hình ảnh được tạo dựng có phần kịch tính, dễ dẫn đến thần tượng hóa cá nhân thay vì hiểu đúng về tu hành và đạo đức.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình ảnh Thích Minh Tuệ trong bài được dùng như một biểu tượng để bàn sâu hơn về sự mê tín và những ranh giới mong manh giữa tín ngưỡng và hành vi lợi dụng đức tin. Qua các hình ảnh và lời nhận xét, bài viết cho thấy sự phân hóa trong dư luận: người ngưỡng mộ, kẻ nghi ngờ, và cả những người đứng ngoài quan sát. Điều đó phản ánh thực trạng xã hội đang bị chi phối bởi những hiện tượng truyền thông “một chiều” hoặc cảm tính. Tác giả muốn nhấn mạnh: không phải cứ khoác áo tu hành là mang đến sự giác ngộ hay chân lý. Mỗi người cần tỉnh táo trước các hiện tượng xã hội, không vội tin vào vẻ bề ngoài. Bài viết góp phần tạo nên cuộc thảo luận xã hội cần thiết về giá trị thật và giả trong đời sống tinh thần. Đây là lời cảnh tỉnh sâu sắc về niềm tin, truyền thông, và ý thức cá nhân.

      Xóa
  6. Bài viết phản ánh góc nhìn phê phán về hiện tượng Thích Minh Tuệ với ngôn từ sắc bén và nhiều dẫn chứng thể hiện sự nghi ngờ về tính xác thực của hành trình “khất thực”. Tác giả nhấn mạnh việc người dân dễ dàng bị cuốn vào những điều chưa được kiểm chứng, từ đó hình thành niềm tin mù quáng. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi thông tin lan truyền nhanh chóng, việc kiểm chứng sự thật là điều cực kỳ quan trọng. Bài viết như lời cảnh báo về sự nguy hiểm của những “ảo tưởng” do tâm lý bầy đàn và niềm tin cá nhân tạo nên. Ngoài ra, bài viết còn thể hiện quan điểm cá nhân rất rõ ràng, không trung lập, mang tính đấu tranh tư tưởng. Tuy vậy, để khách quan hơn, cũng cần có thêm các phân tích đa chiều, dẫn nguồn cụ thể. Người đọc cần tiếp cận bài viết này với tư duy phản biện và tỉnh táo trước các thông tin.

    Trả lờiXóa
  7. tôi nghiêng về câu chuyện có kẻ đứng sau dựng lên ông này để nhằm mục đích chống Đảng và Nhà nước Việt Nam chứ chả có gì tốt đẹp. Mọi thứ rất bài bản, từ bộ hành trong nước đến bộ hành nước ngoài. Chả có đi đâu mà trượt được cả cả. Lúc nào hành trang cũng chỉ là theo Phật, hạnh đầu đà nhưng hỏi pháp thì không rõ, không biết, có mỗi một câu niệm Phật

    Trả lờiXóa
  8. Với nhóm người này, trước hết chúng ta loại bỏ bọn họ do 1 thế lực nào đó lợi dụng thì đều là 1 lũ xuẩn mà thôi. Mọi người xem lại các truyện ngụ ngôn đông tây thì thấy rõ : Khi người ta tâng bốc quá đà thì cái thối cũng thành mít thơm!, ví như chú bé nịnh ông chủ ăn bún nhưng không may bị hắt hơi, sợi bún thò ra khỏi mũi , đáng lẽ phải buồn cười thì chú bé lại nói 'Cụ lớn ăn mà có rồng đến chiêm ngưỡng thò cả râu ra kia kìa, thật là quí tướng' vv... Thế nên Tú sa chân (phù nề) nhưng Mập nó lại nói 'đạo cụ của đạo lực' ý là nó khen chân phù của Tú ngang chân voi (đạo lực ) đó mà !, ngang với râu rồng (sợi bún bị sặc ở mũi) của ông Chủ chú bé!

    Trả lờiXóa
  9. Mình thấy bài viết này rất đúng. Việc một số người lợi dụng hình ảnh "anh hùng" để thu hút sự chú ý và tài trợ là hành động không thể chấp nhận. Chúng ta cần phải tỉnh táo và không để bị lừa bởi những chiêu trò như vậy. Mong rằng cộng đồng sẽ ngày càng sáng suốt hơn trong việc nhận thức và đánh giá đúng đắn.

    Trả lờiXóa
  10. Chính quyền địa phương cần thông tin, tuyên truyền để quần chúng nhân dân, tăng ni, phật tử và nhân dân hiểu về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, về cách thức hành trì của Phật giáo; không cản trở, làm ảnh hưởng việc tu học đúng chính pháp.

    Trả lờiXóa
  11. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN khẳng định người đàn ông này không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của GHPGVN. Điều này cũng đã được chính người đàn ông này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog