Chia sẻ

Tre Làng

Người đi trong cơn mê của đám đông

Lâm Trực@

Gió tháng Sáu nóng như than ủ, mặt đường hun lên thứ hơi hầm nồng nặc khói xe, mồ hôi và những ảo ảnh nhầy nhụa của lòng người. Trên nền xám mỏi mệt của phố xá và niềm tin cạn kiệt, một người đàn ông đi bộ. Không dép. Không túi xách. Không danh phận. Chỉ có một chiếc áo vá 7 màu nhàu nhĩ và một lõi nồi cơm điện trong tay.

Và lạ thay, cả một đám đông đứng bên vệ đường đã khóc.

Họ rưng rưng như thể lần đầu được chạm vào thiêng liêng. Họ dâng cơm, dâng nước, cúi đầu như thể đang đón một vị thánh sống. Họ quay clip, chia sẻ hình ảnh, xưng tụng, tung hô… rồi chắp tay, rồi quỳ xuống, rồi gọi ông là “Minh Tuệ”.

Tôi bỗng rùng mình. Trong một khoảnh khắc, tôi tưởng mình đang sống trong một vở kịch lớn, nơi sự giả trá được phủ lớp bụi linh thiêng, nơi người ta không cần kiểm chứng điều gì, chỉ cần cảm động là đủ để tôn thờ.

Người đàn ông ấy là Lê Anh Tú, người chưa từng thọ giới. Không thuộc Tăng đoàn. Không ai trong Giáo hội Phật giáo xác nhận ông là tu sĩ. Ông đi một mình, nhưng có cả một đoàn “tình nguyện viên” theo sau lo cơm nước, lo quay phim, lo xua đuổi những ai đặt câu hỏi trái chiều.

Trong bức tranh tu hành giản dị ấy, chỉ có một chi tiết nhức nhối: chiếc lõi nồi cơm điện. Vật ấy, vốn là thứ phế phẩm, vô dụng, thô tháp thì nay được ông ôm vào lòng như một “bình bát”. Như thể đang cố tình nói với thế gian: “Tôi không cần vật thánh, chỉ cần lòng thành.”

Nhưng thành tâm là gì, nếu nó đi kèm sự kiêu hãnh? Giác ngộ là gì, nếu nó cần có camera và đội ngũ truyền thông?

Có lần, ông nói về bạo lực của những người ủng hộ mình. Khi được hỏi vì sao không can ngăn việc đánh người, ông thản nhiên: “Giống như đàn chó, nó đánh nhau là chuyện bình thường.

Vài ngày sau, một YouTuber bị chém gãy tay, nhập viện. Ông trả lời như kẻ xa lạ với sự sống chết: “Chém giết mà thấy vui vẻ, hạnh phúc thì cũng tốt đẹp.” Rồi ông ví chuyện máu đổ với cuộc chiến vệ quốc, nói rằng sau khi chém giết, người ta vẫn có thể vui vẻ. Giọng ông bình thản như thể cái chết là một khái niệm mơ hồ. Không có thương xót. Không có ăn năn. Không một dấu hiệu của từ bi.

Tôi nghĩ đến một dòng trong Kinh Pháp Cú: “Tất cả chúng sinh đều sợ gậy gộc. Hãy lấy mình mà suy người. Chớ giết. Chớ khiến người giết.

Người ta gọi ông là hiện thân Phật. Nhưng Phật có bao giờ cười nhẹ khi máu người rơi? Phật có bao giờ ví con người như đàn chó? Có bao giờ dùng triết lý để bào chữa cho sự lạnh lùng?

Không. Phật khóc. Phật thương. Phật lấy lòng từ để hóa giải sân si. Phật không làm đạo cụ cho một vở tuồng truyền thông.

Tôi đã thấy những giọt nước mắt thật rơi vì giả dối. Những nỗi tin tưởng ngây thơ bị xỏ mũi bởi hình ảnh. Những trái tim vỡ vụn vì người họ tôn kính chỉ là một cái bóng khoác áo tu.

Phật giáo vốn là con đường của Giới, Định, Tuệ thì nay bị rút gọn thành một cuộc dạo chơi lang thang, nơi tu hành là biểu diễn, khất thực là quay phim, và giác ngộ là thứ có thể truyền hình trực tiếp qua YouTube.

Tôi không ghét ông. Nhưng tôi buồn cho xã hội này, nơi người ta tin vào thứ dễ thấy nhất: một đôi chân trần, một cái nồi cơm điện, một gương mặt gầy, một đôi mắt láo liên. Và họ không còn đủ tỉnh táo để hỏi:

Ông ấy có thật sự tu? Hay chỉ là một kẻ cô đơn biết cách làm cho đám đông khóc?

Trên thế gian, có những người chọn im lặng để giữ niềm tin cho người khác. Nhưng im lặng cũng là tội ác, nếu nó tiếp tay cho một trò đánh tráo linh hồn. Tôi không muốn gọi ông là kẻ mạo danh, nhưng xin ông đừng mượn chiếc áo phấn tảo để làm sân khấu cho một vai diễn.

Hãy để Phật giáo được yên. Hãy để những người tu hành chân chính không phải cúi đầu vì những tiếng vỗ tay dành cho cái giả. Và nếu có thể, hãy đi một mình, không ống kính, không kèn trống như một người đang thực sự tìm lối ra cho chính mình.

8 nhận xét:

  1. Xã hội bây giờ nhiều cái thật là không thể tin vào được, nhìn vậy mà không phải là vậy. Quá nhiều cá nhân bị dựng nên để trở thành công cụ cho các thế lực sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. là mỗi người dân chúng ta nên tỉnh táo, không nên chạy theo các hiệu ứng truyền thông để rồi có các nhận thức sai lệch, vi phạm các quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tác phẩm như một khúc thiền ca giữa lòng thành phố rộn ràng khói xe và nhựa đường bỏng rát. Những bước chân trần đi qua phố xá không phải để tìm kiếm, mà là để nhắc nhớ: chúng ta đang đi đâu giữa cuộc đời? Tác giả đã rất tinh tế khi miêu tả sự tương phản giữa đám đông quay cuồng và sự yên tĩnh tuyệt đối của người hành hương. Trong cái nắng tháng Sáu, mồ hôi và mùi đời trở thành phông nền cho một thông điệp giản dị mà sâu sắc: hạnh phúc không nằm ở vật chất, mà ở sự buông bỏ. Hình ảnh “bảy màu như cầu vồng” của áo nhà sư không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn tượng trưng cho niềm tin và sự giải thoát. Một bài viết vừa chân thực, vừa mang hơi hướng chiêm nghiệm sâu xa. Đây là lời nhắc để mỗi người tự nhìn lại mình.

      Xóa
  2. Bài viết mang đến một hình ảnh đầy ẩn dụ và ám ảnh về con người giữa dòng đời tất bật, xô bồ. Những nhà sư với y phục sặc sỡ trở thành điểm sáng tĩnh lặng giữa cái nóng hầm hập, khói bụi và mùi mồ hôi nồng nặc của phố thị. Hình ảnh “không dép, không túi xách, không danh phận” gợi lên một sự đối lập sâu sắc giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa ồn ào và tĩnh lặng. Dường như tác giả đang muốn truyền tải thông điệp về sự buông bỏ và hành trình đi tìm bản thể trong một xã hội quay cuồng vì danh lợi. Nhịp văn nhẹ nhàng nhưng sâu cay, khiến người đọc phải dừng lại để suy ngẫm. Đây không chỉ là một tản văn, mà là một tiếng gọi thức tỉnh nội tâm. Dù ngắn gọn nhưng bài viết để lại dư âm sâu lắng

    Trả lờiXóa
  3. Từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú đã bắt đầu tự tu, thực hành khất thực và đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam. Năm 2024 là lần thứ 4 ông đi bộ. Tuy nhiên, trên hành trình lần này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường.

    Trả lờiXóa
  4. Ví những người ủng hộ mình đánh nhau như đàn chó cắn nhau thì chính Tú cũng là giống đó trong đàn ấy rồi, can gì mà phải hỏi.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh13:09 27/6/25

    Dân mình dễ bị lôi kéo , mê hoặc thật . Thằng cha ắc ơ , chả có công ăn việc làm , chán đời , khoác cái " bao tải tả tơi " đi chân đất . Ôm nồi cơm điện hỏng , xin ăn . Có vậy mà tự tập hàng trăm người theo sau khấn vái , sùng bái , tôn thờ như vị thánh . Nói dân trí thấp , lại tự ái đùng đùng . Thật dỗi hơi !

    Trả lờiXóa
  6. Thay vì bình thản học theo tinh thần tu hành, nhiều người lại chạy theo đám đông một cách mê tín, biến hành trình tu tập thành hiện tượng xã hội phản cảm. Chính quyền và truyền thông cũng cần cẩn trọng hơn, tránh vô tình cổ vũ cho lối sống tách biệt cực đoan không phù hợp với bối cảnh xã hội hiện đại. Tôn giáo nên dẫn dắt con người đến chánh kiến, không phải chạy theo hình thức và cảm tính mù quáng.

    Trả lờiXóa
  7. Quan trọng là mình tu, còn ông Lê Anh Tú có tu hay không, tu theo pháp môn nào đó là quyền của ông ấy. Đừng đồng nhất ông và Đức Phật nếu không hiểu thế nào là Phật; việc đồng nhất đang trưởng dưỡng bản ngã ngu si của đa số đám đông và xem thường Phật. Còn ông Tu sai, ông tự chịu nghiệp lực của mình, còn mình nói xấu ông ấy thì mình cũng phải chịu khẩu nghiệp. Chung quy là không nên cổ vũ và tham gia bất cứ hoạt động nào của ông này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog